Bệnh Alzheimer là một rối loạn thần kinh tiến triển liên quan đến tình trạng não bị teo nhỏ và tế bào não chết dần. Đây là dạng thường gặp nhất của chứng sa sút trí tuệ. Theo ước tính, tỷ lệ gánh nặng bệnh tật do Alzheimer và sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại Việt Nam lên đến 52% trên tổng gánh nặng bệnh tật do bệnh thần kinh và tâm thần.
Người bệnh Alzheimer sẽ mất dần trí nhớ, khả năng nhận thức, suy nghĩ hợp lý cùng những kỹ năng xã hội khác. Dù không thể phòng ngừa hoàn toàn nhưng bạn có thể thay đổi một số yếu tố liên quan đến lối sống để giảm thiểu nguy cơ mắc Alzheimer. Trong bài viết này, mời bạn cùng Bowtie Việt Nam tìm hiểu thêm về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ cũng như cách hạn chế khả năng mắc bệnh nhé.
Cho đến hiện nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh Alzheimer vẫn chưa được xác định đầy đủ. Tuy nhiên, về cơ bản, bệnh được cho là xảy ra do hoạt động bất thường của các protein trong não, từ đó làm gián đoạn hoạt động của tế bào thần kinh, khiến chúng bị tổn thương, mất kết nối với nhau và chết dần.
Theo các chuyên gia, một số quá trình có liên quan đến khả năng phát triển bệnh Alzheimer, bao gồm:
Dù nguyên nhân bệnh Alzheimer vẫn chưa được hiểu đầy đủ nhưng các nhà khoa học đã xác định được một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu có những yếu tố này, khả năng mắc Alzheimer của bạn sẽ cao hơn nhưng không chắc chắn:
Tuổi tác được xem là yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh Alzheimer nói riêng và các chứng sa sút trí tuệ nói chung. Hầu hết bệnh nhân mắc Alzheimer đều từ 65 tuổi trở lên. Sau 65 tuổi, nguy cơ mắc bệnh thường tăng gấp đôi sau mỗi 5 năm.
Một nghiên cứu cho thấy, hằng năm, cứ 1000 người từ 65 – 74 tuổi thì có 4 người được chẩn đoán mắc mới Alzheimer. Đối với người từ 75 – 84 tuổi thì cứ 1000 người sẽ có 32 người được chẩn đoán mắc bệnh. Và đối với nhóm đối tượng trên 85 tuổi, con số này có thể lên đến 76 ca trên 1000 người.
Giữa nam giới và nữ giới dường như có rất ít sự khác biệt về nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nhìn chung, có nhiều phụ nữ mắc Alzheimer hơn vì họ thường có tuổi thọ dài hơn nam giới.
Dù cơ chế di truyền trong bệnh Alzheimer vẫn chưa được giải thích rõ và yếu tố di truyền thường khá phức tạp nhưng các nhà khoa học nhận thấy, nguy cơ phát triển Alzheimer của một người có thể cao hơn nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh.
Theo nghiên cứu, người mắc hội chứng Down thường có nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer cao hơn. Điều này là do bệnh nhân Down có dư một phần hoặc toàn bộ nhiễm sắc 21. Nhiễm sắc thể này liên quan đến việc sản xuất một số protein góp phần tạo ra beta-amyloid. So với người bình thường, triệu chứng Alzheimer có xu hướng xuất hiện sớm hơn từ 10 – 20 năm ở bệnh nhân Down.
Người bị suy giảm nhận thức mức độ nhẹ sẽ bị suy giảm trí nhớ hoặc các kỹ năng tư duy khác nhiều hơn người bình thường ở cùng độ tuổi. Tuy nhiên, sự suy giảm này không ngăn cản người đó tham gia các hoạt động xã hội hoặc công việc. Dù suy giảm nhận thức mức độ nhẹ chủ yếu ảnh hưởng đến trí nhớ nhưng theo một số nghiên cứu cho thấy, tình trạng này có khả năng tiến triển thành chứng mất trí nhớ do bệnh Alzheimer.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những người trên 50 tuổi đã từng bị chấn thương sọ não có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer tương đối cao. Nguy cơ này thậm chí còn cao hơn ở những người bị chấn thương sọ não nghiêm trọng hoặc nhiều lần. Rủi ro sẽ cao nhất trong vòng sáu tháng đến hai năm đầu tiên sau khi bệnh nhân bị chấn thương đầu.
Các nghiên cứu trên động vật đã xác định rằng, ô nhiễm không khí có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa của hệ thần kinh. Ngoài ra, nghiên cứu trên con người cũng cho thấy, việc tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm, đặc biệt là khí thải giao thông và khí đốt, sẽ làm tăng nguy cơ mắc các chứng mất trí nhớ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, chất lượng giấc ngủ kém, chẳng hạn như khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Việc giao tiếp xã hội và tham gia các hoạt động kích thích trí não có thể làm giảm khả năng mắc bệnh Alzheimer. Ngược lại, ít giao tiếp xã hội và trình độ học vấn thấp được xem là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh.
Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh Alzheimer nhưng một số yếu tố liên quan đến lối sống có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
Mặc dù một số yếu tố nguy cơ của bệnh Alzheimer không thể thay đổi được nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát các yếu tố khác để giảm thiểu khả năng mắc bệnh. Theo đó, một số cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer là:
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân bệnh Alzheimer cũng như các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Dù một số yếu tố không thể thay đổi được nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát các yếu tố còn lại. Vì vậy, bạn hãy bắt đầu thay đổi lối sống ngay từ hôm nay để hạn chế nguy cơ mắc Alzheimer nhé.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.