Trong bài viết này, công ty Bowtie sẽ chia sẻ với bạn những loại thực phẩm tốt và không tốt cho người bệnh ung thư phổi. Qua đó, bạn sẽ phần nào có câu trả lời cho các câu hỏi “Người bị ung thư phổi nên ăn gì? Người bị ung thư phổi nên kiêng ăn gì?” cũng như dễ dàng xây dựng được một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh.
Hiện nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy việc tiêu thụ một loại thực phẩm nhất định có thể giúp chữa khỏi hoặc chống lại bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân bằng cho bệnh nhân vẫn mang đến những lợi ích riêng.
Cụ thể, chế độ ăn uống lành mạnh sẽ bổ sung năng lượng và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, khỏe khoắn hơn. Điều này góp phần tăng cường sức khỏe cũng như khả năng chịu đựng để giúp người bệnh “đương đầu” với những khó khăn trong quá trình điều trị. Theo đó, những lợi ích bất ngờ mà một chế độ ăn uống bổ dưỡng có thể mang đến cho bệnh nhân ung thư phổi là:
Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, tốt cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư phổi không phải là việc đơn giản. Bởi nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người ở mỗi giai đoạn điều trị là khác nhau. Ngoài ra, khi xây dựng thực đơn, bạn cũng cần quan tâm đến nhiều yếu tố khác như phương pháp điều trị đang áp dụng, tác dụng phụ bệnh nhân đang gặp phải, chiều cao, cân nặng và các bệnh lý đồng mắc khác như đái tháo đường, tim mạch (nếu có).
Tuy nhiên, nhìn chung, chế độ dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi nên có những loại thực phẩm sau:
Việc bổ sung đầy đủ protein cho bệnh nhân ung thư phổi đóng một vai trò hết sức quan trọng bởi đây là loại ung thư có nguy cơ cao dẫn đến hội chứng suy mòn sức khỏe (cachexia). Ngoài ra, protein cũng giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ quá trình sửa chữa tế bào, mô trong cơ thể.
Theo khuyến cáo, người bệnh ung thư phổi nên cố gắng bổ sung ít nhất 80g protein mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống. Một số loại thực phẩm giàu protein mà bệnh nhân có thể lựa chọn là cá, các loại đậu, thịt nạc (thịt gia cầm bỏ da và thịt lợn), các loại hạt, các loại quả hạch….
Bông cải xanh, rau chân vịt, cải xoăn, rau diếp… là những loại rau nên có mặt trong chế độ ăn uống của người bị ung thư phổi. Bởi những loại rau này có chứa nhiều folate, một loại vitamin B rất cần thiết cho quá trình sửa chữa tế bào. Ngoài ra, người bệnh ung thư phổi cũng nên bổ sung thêm các loại rau củ có chứa nhiều carotenoid như khoai lang, bí đỏ, cà rốt, ớt chuông, đậu hà lan…
Trái cây cũng là một nhóm thực phẩm được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến nghị nên bổ sung vào thực đơn cho người bệnh ung thư phổi. Vậy người bị ung thư phổi nên ăn hoa quả gì?
Theo đó, cam, quýt, đào, đu đủ…và những loại trái cây có màu vàng cam được xem là rất tốt cho người bị ung thư phổi bởi những loại hoa quả này có chứa beta-cryptoxanthin, một caroten tự nhiên có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên bổ sung thêm các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi, nam việt quất vào chế độ ăn hằng ngày.
Liệu bạn đã biết người bị bệnh ung thư phổi nên ăn gì? Theo các chuyên gia, thực đơn của người bệnh cần có các loại thực phẩm giàu carbohydrate để duy trì năng lượng. Trong đó, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên cám, mì ống nguyên cám, yến mạch, gạo lứt… là một nguồn cung cấp carbohydrate lành mạnh mà người bệnh và gia đình có thể cân nhắc.
Axit béo omega-3 và các chất béo tốt khác có thể giúp hỗ trợ hoạt động của não và hệ thần kinh, đồng thời giảm tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Bạn có thể bổ sung vào thực đơn của người bị ung thư phổi các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như quả bơ, quả hạch, hạt óc chó, dầu ô-liu…
Đây là 2 loại gia vị nên có trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi. Gừng có thể giúp giảm tình trạng buồn nôn và nôn do hóa trị gây ra. Trong khi đó, nghệ lại chứa curcumin, một hợp chất có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và kích thích quá trình tế bào chết theo chương trình (apoptosis).
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật cho thấy, theaflavin và epigallocatechin-3-gallate (EGCG) trong trà xanh có khả năng giúp tăng cường tác dụng của thuốc hóa trị cisplatin thường được sử dụng để điều trị ung thư phổi. Ngoài ra, uống trà chanh mật ong cũng là một cách giúp giảm triệu chứng ho cho người bị ung thư phổi.
Tuy nhiên, gia đình cần lưu ý rằng, trà có chứa caffeine có thể gây mất ngủ. Vì vậy, bạn không nên cho người bệnh uống trà xanh vào buổi chiều tối, đặc biệt trước giờ ngủ.
Bài viết liên quan:
Bên cạnh việc quan tâm người bị bệnh ung thư phổi nên ăn gì, bạn cũng cần tìm hiểu xem người bị ung thư phổi nên kiêng ăn gì khi xây dựng thực đơn cho người bệnh. Nhìn chung, nếu người bệnh đang cảm thấy chán ăn hoặc cân nặng sụt giảm đáng kể, hầu hết các chuyên gia sức khỏe đều khuyên gia đình không nên để người bệnh kiêng khem quá mức. Điều quan trọng vẫn là bổ sung đầy đủ năng lượng và calo cho cơ thể.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, việc hạn chế các loại thức uống có cồn, các loại thịt, thực phẩm chế biến sẵn, các thực phẩm chứa nhiều đường có thể mang lại lợi ích cho người mắc bệnh ung thư phổi. Cụ thể, việc duy trì một chế độ ăn ít thịt đỏ, thịt chế biến sẵn và đường sẽ giúp người bệnh ổn định cân nặng và mức đường huyết – 2 yếu tố quan trọng cần được quan tâm trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh ung thư phổi.
Bạn cũng nên hạn chế cho người bị ung thư phổi dùng các thực phẩm chiên rán bởi những thực phẩm này thường chứa nhiều dầu hydro hóa, có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, người mắc bệnh ung thư phổi có khả năng miễn dịch yếu hơn so với người khỏe mạnh. Do đó, bạn nên tránh cho họ ăn những loại thực phẩm dễ gây nhiễm trùng như:
Trên đây là một số thông tin về những loại thực phẩm tốt và không tốt cho người bị ung thư phổi. Bowtie hy vọng rằng, với những chia sẻ này, bạn đã trả lời được câu hỏi “Người bị ung thư phổi nên ăn gì và không nên ăn gì?” cũng như lên được thực đơn phù hợp nhất cho bản thân hoặc người thân đang bị bệnh nhé!
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.