Kiến thức sức khỏe
Kiến thức sức khỏe

Ngủ nhiều có bị nhức đầu không? Nguyên nhân và cách tự điều chỉnh

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu ngủ quá nhiều trong một ngày, khi tỉnh dậy bạn thường sẽ bị nhức đầu. Hãy cùng Bowtie tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ nhiều nhức đầu và cách tự điều chỉnh tại nhà nhé.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-05-25
Cập nhật ngày 2023-06-01
Nội dung chính
Ngủ nhiều có bị đau nhức đầu không?Tại sao ngủ nhiều lại bị đau đầu?Mỗi ngày nên ngủ bao nhiêu là đủ?Mẹo giúp hạn chế tình trạng ngủ quá nhiềuBiện pháp giúp giảm đau đầu nhanh khi thức dậy
Ngủ nhiều có bị nhức đầu không? Nguyên nhân và cách tự điều chỉnh

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao mình lại bị nhức đầu dù đã ngủ rất nhiều hoặc tại sao ngủ nhiều lại bị đau nhức đầu không? Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, bạn hãy tham khảo ngay các thông tin trong bài viết dưới đây của Bảo hiểm trực tuyến Bowtie để hiểu rõ nguyên nhân và cách tự điều chỉnh tại nhà nhé.

Ngủ nhiều có bị đau nhức đầu không?

Chúng ta đã quá quen thuộc với việc ngủ ít sẽ bị mệt mỏi, đôi khi nhức đầu khi thức dậy. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, nếu ngủ quá nhiều thì cũng có thể gây nên những ảnh hưởng tương tự. Nhiều người cho biết, họ bị nhức đầu sau khi ngủ quá nhiều hoặc quá lâu. 

Tình trạng này không chỉ xảy ra khi ngủ vào ban đêm. Nhiều người chia sẻ rằng nếu ngủ trưa nhiều thì họ cũng bị đau nhức đầu. Không chỉ gây nhức đầu, việc ngủ quá nhiều còn dẫn đến một số hệ lụy cho sức khỏe như tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, đái tháo đường type 2, đột quỵ, trầm cảm, suy giảm nhận thức…

Tại sao ngủ nhiều lại bị đau đầu?

Ngủ nhiều chính là một trong những nguyên nhân thường gặp gây nhức đầu. Thế nhưng, rất ít người biết lý do dẫn đến hiện tượng này. Theo nhiều nghiên cứu, việc ngủ nhiều gây nhức đầu có thể là do:

Làm gián đoạn quá trình dẫn truyền serotonin

Có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng, việc ngủ nhiều sẽ tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não, nhất là serotonin. Serotonin có chức năng duy trì nhịp sinh học mỗi ngày cũng như mô hình ngủ tự nhiên của bạn. 

Theo đó, tế bào thần kinh sẽ “đưa” serotonin đến các thụ thể để sử dụng. Và trong trường hợp này, serotonin có chức năng truyền tín hiệu để bạn đi vào giấc ngủ và thức dậy. Quá trình trên gọi chung là dẫn truyền thần kinh. 

Tuy nhiên, việc ngủ quá nhiều sẽ làm gián đoạn đường dẫn truyền này. Nếu vẫn tiếp tục ngủ ngay cả khi serotonin đã phát tín hiệu đến các thụ thể để đánh thức bạn thì cơ thể không còn thực sự nghỉ ngơi nữa. Lúc này, cơ thể cho rằng bạn đã tỉnh và sẽ bắt đầu cần chất dinh dưỡng để phục hồi lưu lượng máu và hoạt động thần kinh trong não. Do đó, nếu tiếp tục ngủ sau khi cơ thể bắt đầu hoạt động, bạn có khả năng bị nhức đầu do thiếu chất dinh dưỡng và nước.

Do thiếu nước và đói

Khi ngủ lâu, bạn sẽ không bổ sung đủ nước cũng như thức ăn cho cơ thể. Việc này khiến cơ thể thiếu nước cũng như giảm lượng đường trong máu. Hai vấn đề trên có thể góp phần gây ngủ nhiều bị nhức đầu.

Rối loạn giấc ngủ

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau đầu. Một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp sẽ xảy ra khi bạn nghĩ rằng mình đã ngủ nhưng não bộ chưa đi vào giấc ngủ một cách hoàn toàn (không chuyển sang trạng thái ngủ chuyển động mắt nhanh – REM). Theo nghiên cứu vào năm 2011 cho thấy, nếu giai đoạn ngủ REM không đủ dài, cơ thể sẽ sản xuất các loại protein gây kích thích thần kinh, dẫn đến đau đầu sau khi ngủ dậy. 

Bên cạnh đó, hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng là một tình trạng rối loạn giấc ngủ phổ biến xảy ra khi cơ thể xuất hiện nhiều cơn ngưng thở kéo dài trên 10 giây trong quá trình ngủ. Tình trạng này có thể làm gián đoạn giấc ngủ REM và ngăn cản lưu lượng máu lên não, từ đó cũng khiến bạn bị nhức đầu. 

Do chứng lo âu, căng thẳng quá mức

Nhiều bằng chứng cho thấy, lo lắng và các rối loạn tâm trạng như trầm cảm là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến việc ngủ nhiều. Thêm vào đó, các vấn đề này cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến bạn bị nhức đầu.

Nguyên nhân ngủ nhiều bị nhức đầu
Căng thẳng lo âu là một trong những nguyên nhân gây ra đau đầu khi ngủ nhiều.

Mỗi ngày nên ngủ bao nhiêu là đủ?

Thực tế, không có con số cố định để trả lời cho câu hỏi “Một ngày nên ngủ bao nhiêu tiếng thì đủ?”. Bởi vì thời gian ngủ cần thiết sẽ thay đổi tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi tác, mức độ tập luyện thể dục, tình trạng sức khỏe hiện tại, trạng thái tinh thần… Ví dụ, nếu đang trong tình trạng căng thẳng hoặc ốm thì bạn sẽ cần ngủ nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, với những người trưởng thành từ 18 – 60 tuổi có sức khỏe bình thường thì một ngày nên ngủ đủ 7 – 9 tiếng. 

Dưới đây là thời gian ngủ cần thiết theo từng độ tuổi mà bạn có thể tham khảo:

Độ tuổi

Thời gian ngủ được khuyến khích mỗi ngày

0 – 3 tháng

14 – 17 giờ 

4 – 12 tháng

12 – 16 giờ (kể cả ngủ ban ngày)

1 – 2 tuổi

11 – 14 giờ (kể cả ngủ ban ngày)

3 – 5 tuổi

10 – 13 giờ (kể cả ngủ ban ngày)

6 – 12 tuổi

9 – 12 giờ
13 – 18 tuổi

8 – 10 giờ

18 – 60 tuổi

Trên 7 giờ mỗi đêm
61 – 64 tuổi

7 – 9 giờ

Trên 65 tuổi 

7 – 8 giờ

Bài viết liên quan:

Mẹo giúp hạn chế tình trạng ngủ quá nhiều

Nếu một ngày, bạn ngủ trung bình hơn 7 – 9 tiếng, thì việc đầu tiên cần làm là đi khám sức khỏe để xác định chính xác nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, ngủ nhiều. Trong một số trường hợp, bạn có thể áp dụng các mẹo dưới đây để hạn chế tình trạng ngủ quá nhiều gây nhức đầu: 

  • Tập thói quen ngủ và dậy đúng giờ: Việc đi ngủ và dậy đúng giờ được lặp lại thường xuyên liên tục mỗi ngày (kể cả cuối tuần) sẽ giúp bạn duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh. Về lâu dài, việc này sẽ giúp bạn ngủ đủ giấc, không bị thiếu ngủ hoặc ngủ nhiều. 
  • Xây dựng môi trường ngủ phù hợp: Việc đi ngủ đúng giờ và đảm bảo chất lượng giấc ngủ có thể giúp bạn thức dậy vào thời gian mong muốn. Theo đó, xây dựng môi trường ngủ phù hợp, mát mẻ, ít ánh sáng và tiếng ồn sẽ hỗ trợ bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn cũng như không bị thức giấc khi đang ngủ. 
  • Hạn chế sử dụng đồ điện tử trước khi ngủ: Sử dụng đồ điện tử trước khi ngủ không chỉ gây hại cho mắt mà còn ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ và hệ thần kinh. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng các thiết bị này trước giờ ngủ ít nhất 1 tiếng. 
  • Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn trước khi ngủ, đặc biệt là những đồ dầu mỡ, khó tiêu là lời khuyên của các bác sĩ. Vì nếu ăn quá no, quá nhiều hay quá gần thời gian ngủ thì bạn dễ gặp phải tình trạng khó ngủ, từ đó dẫn đến khó thức dậy. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh sử dụng các loại thức uống chứa caffeine trước giờ đi ngủ. 
  • Hạn chế uống rượu bia: Uống quá nhiều rượu bia có thể làm gián đoạn giấc ngủ cũng như gây ra tình trạng ngủ quá nhiều.
  • Tránh ngủ trưa quá lâu: Không chỉ ngủ đêm mà ngủ trưa nhiều cũng có thể gây nhức đầu. Ngoài ra, việc này còn khiến bạn khó ngủ và ngủ không đúng giờ vào buổi tối, từ đó làm rối loạn thời gian ngủ. 
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục đều đặn mỗi ngày không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn giúp bạn có một giấc ngủ sâu và ngon hơn để thức dậy đúng giờ hơn.
  • Sử dụng đồng hồ: Bạn có thể sử dụng thêm đồng hồ báo thức để “gọi” mình dậy đúng giờ. 

Bài viết liên quan:

Biện pháp giúp giảm đau đầu nhanh khi thức dậy

Nếu bạn tự hỏi “Nằm ngủ nhiều bị đau nhức đầu phải làm sao?” thì một số biện pháp khắc phục tại nhà sau đây sẽ giúp bạn giảm nhanh tình trạng đau đầu khi thức dậy:

  • Thực hiện một số bài tập kéo căng cơ ở đầu và cổ để giảm áp lực cho vùng đầu
  • Chườm khăn nóng hoặc lạnh lên vùng đầu để giảm căng thẳng và kích thích lưu thông máu
  • Uống nước ngay khi thức dậy
  • Uống một tách trà thảo mộc ấm như trà gừng hoặc trà hoa cúc
  • Sử dụng các loại tinh dầu như tinh dầu hoa oải hương hoặc tinh dầu khuynh diệp để giúp tạo cảm giác thư giãn, dễ chịu
  • Thử thực hiện các bài tập thở
  • Nếu có thể, hãy nằm trên giường và thư giãn nhưng đừng ngủ tiếp

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe. Nếu bạn đang gặp tình trạng ngủ quá nhiều hoặc nhức đầu sau khi ngủ dậy thì hãy thử khắc phục bằng những phương pháp bên trên. Nếu những tình trạng này vẫn tiếp diễn, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám nhé. 

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Ngủ tiêu hao bao nhiêu calo? Mẹo hay giảm cân ngay cả khi đang ngủ Ngủ tiêu hao bao nhiêu calo? Mẹo hay giảm cân ngay cả khi đang ngủ
Kiến thức sức khỏe

Ngủ tiêu hao bao nhiêu calo? Mẹo hay giảm cân ngay cả khi đang ngủ

100g dâu tây bao nhiêu calo? Bí kíp ăn dâu tây giảm cân hiệu quả 100g dâu tây bao nhiêu calo? Bí kíp ăn dâu tây giảm cân hiệu quả
Kiến thức sức khỏe

100g dâu tây bao nhiêu calo? Bí kíp ăn dâu tây giảm cân hiệu quả

Đau họng và sổ mũi cùng lúc là bệnh gì? Cách xử lý và phòng tránh Đau họng và sổ mũi cùng lúc là bệnh gì? Cách xử lý và phòng tránh
Kiến thức sức khỏe

Đau họng và sổ mũi cùng lúc là bệnh gì? Cách xử lý và phòng tránh

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK