Vậy tại sao bạn lại bị đau nhức bả vai sau khi ngủ dậy? Nếu ngủ dậy bị đau bả vai (phải hoặc trái) thì bạn nên làm gì để giảm đau? Để tìm hiểu thêm về nguyên nhân và cách giảm nhẹ tình trạng khó chịu này, mời bạn tham khảo thêm thông tin trong bài viết sau đây của Bảo hiểm Bowtie nhé.
Theo chuyên gia y tế, ngủ dậy bị đau bả vai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và ngủ không đúng tư thế chỉ là một trong số đó. Nguyên nhân gây ngủ dậy bị đau vai đôi khi đến từ việc mắc các bệnh lý như thoái hóa khớp vai, chấn thương chóp vai… Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp có thể gây nên tình trạng này:
Một số trường hợp ngủ dậy đau vai có thể do ảnh hưởng bởi tư thế ngủ. Theo một nghiên cứu nhỏ được thực hiện năm 2017 cho thấy, những người ngủ gác tay lên trán khi nằm ngửa sẽ có khả năng bị đau vai nặng nhất. Tư thế này gây căng thẳng cho cơ cổ và vai nhiều hơn những tư thế khác, đồng thời cũng gây thêm áp lực lên cột sống.
Ngoài ra, nằm nghiêng cũng là một tư thế có thể khiến bạn bị đau vai sau khi ngủ dậy. Điều này là do khi nằm nghiêng, trọng lượng của thân người sẽ đổ dồn lên một bên vai, từ đó tạo áp lực và khiến vai bị đau. Đây cũng là lý do vì sao nhiều người ngủ dậy bị đau 1 bên vai.
Chóp xoay bao gồm bốn cơ của khớp vai (cơ dưới vai, cơ trên gai, cơ dưới gai và cơ tròn bé) có vai trò ổn định và vận động khớp vai. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, chẳng hạn như sử dụng quá mức, chấn thương hoặc thoái hóa có thể gây tổn thương các nhóm cơ ở chóp xoay.
Tình trạng chấn thương chóp xoay có thể gây ra các cơn đau từ nhẹ cho đến nặng. Cơn đau có xu hướng tồi tệ hơn khi bạn thực hiện các động tác như nâng, ném hoặc đưa tay ra sau lưng. Tình trạng này cũng có thể khiến bạn bị đau vai sau khi ngủ dậy nếu cơn đau xuất hiện vào sáng sớm.
Bao hoạt dịch là những túi chứa đầy chất lỏng giúp “làm đệm” cho các mô xung quanh khớp. Viêm bao hoạt dịch ở vai xảy ra khi các bao hoạt dịch này bị kích ứng và viêm. Nguyên nhân có thể do các chấn thương ảnh hưởng đến vùng vai hoặc do những động tác lặp đi lặp lại làm cho khớp vai phải “làm việc” quá mức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch ở vai không được xác định rõ.
Tình trạng này khiến vùng vai trở nên sưng đau, tấy đỏ, viêm và cứng. Các cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi bạn chuyển động phần vai bị ảnh hưởng. Đặc biệt, khi bạn nằm xuống, khu vực bị viêm sẽ phải chịu thêm nhiều áp lực, từ đó có thể gây nên tình trạng ngủ dậy bị đau vai.
Hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai cũng là một nguyên nhân thường gặp gây đau vai. Cơn đau do nguyên nhân này thường xuất hiện ở vùng phía trên hoặc bên ngoài vai, có xu hướng trở nên tồi tệ hơn khi bạn vận động hoặc nâng cánh tay.
Ngoài ra, tình trạng đau cũng thường tồi tệ hơn vào ban đêm và ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt nếu bạn nằm đè lên phần vai bị tổn thương. Cơn đau có thể kéo dài đến sáng và khiến bạn bị đau vai sau khi thức dậy.
Thoái hóa khớp vai xảy ra khi lớp sụn ở đầu khớp vai bị mài mòn theo thời gian, từ đó khiến hai đầu xương dễ cọ sát vào nhau. Triệu chứng phổ biến của thoái hóa khớp vai là đau khớp vai, thường xảy ra sau khi ngủ dậy. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị cứng khớp và nghe thấy tiếng kêu khi di chuyển vai.
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là tình trạng các mô liên kết xung quanh dày lên và gây chèn ép khớp vai, từ đó dẫn đến hạn chế chuyển động của khớp. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể dẫn đến đau vai, cứng khớp và khó di chuyển các khớp bị ảnh hưởng. Các cơn đau vai thường xuất hiện đột ngột, xảy ra ở một bên, đi kèm với triệu chứng đau mỏi cổ và khó cử động vai.
Loạn động xương bả vai là tình trạng thay đổi, sai lệch vị trí hoạt động hoặc nghỉ ngơi bình thường của xương bả vai trong quá trình vận động của vai. Tình trạng này gây ra những cơn đau quanh xương bả vai, đặc biệt khi bạn giơ tay qua đầu hoặc nâng vật nặng. Các cơn đau do loạn động xương bả vai có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi bạn ngủ và từ đó khiến bạn gặp phải tình trạng ngủ dậy bị đau vai. Thêm vào đó, xương bả vai sẽ nhô ra ngoài giống như đôi cánh và bạn có thể bị mất sức ở cánh tay, vai.
Nếu các cơn đau vai xuất hiện trong khi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy khiến bạn khó chịu, hãy thử áp dụng một số biện pháp tại nhà để giảm đau vai, cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, trong trường hợp đau vai kéo dài, đau dữ dội không thuyên giảm dù đã áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau vai và điều trị hiệu quả nếu cần.
Dưới đây là một số cách giúp giảm đau vai tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
Một cách hiệu quả để cải thiện cơn đau vai là chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vùng bị đau. Theo đó, chườm nóng có thể làm giảm tình trạng cứng khớp và thư giãn các cơ vai bị căng. Còn sau khi chườm đá, nhiệt lạnh sẽ giúp giảm viêm và cải thiện tình trạng sưng tấy ở khớp. Vì vậy, nếu ngủ dậy bị đau bả vai, bạn có thể áp dụng thử cách này để giảm đau.
Các bài tập vai và phương pháp vật lý trị liệu có thể giúp giảm căng thẳng và giảm đau bằng cách tăng cường sức mạnh cho gân và cơ ở vai. Các bài tập vai phổ biến bao gồm các bài tập về phạm vi chuyển động, tăng cường sức mạnh cho chóp xoay và tăng cường sức mạnh của chi trên. Tuy nhiên, việc thực hiện các bài tập này cần thận trọng vì có thể gây thêm chấn thương cho vai. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi thực hiện.
Một điều quan trọng khác bạn cần xem xét khi tìm cách giảm thiểu tình trạng ngủ dậy đau vai là nên thay đổi tư thế ngủ. Theo đó, bạn nên tránh các tư thế ngủ gây áp lực trực tiếp lên vai, chẳng hạn như nằm nghiêng hoặc đưa tay lên cao qua đầu. Tư thế nằm ngửa với tay thả lỏng dọc thân người có thể mang lại lợi ích trong trường hợp này.
Việc kê đầu quá cao có thể khiến đầu và cổ bị gập quá mức, làm giãn dây chằng và cơ ở cổ, từ đó gây đau vai vào buổi sáng. Trong khi đó, ngủ kê quá ít gối hoặc sử dụng gối quá thấp cũng có thể làm tăng áp lực lên vai. Do đó, bạn nên lựa chọn một chiếc gối phù hợp, không quá thấp cũng không quá cao để hỗ trợ và nâng đỡ đầu.
Bài viết hữu ích:
Việc thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc có thể làm cơn đau vai thêm tồi tệ vào buổi sáng. Vì vậy, để giảm đau vai, bạn nên cố gắng xây dựng thói quen ngủ tốt để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Theo đó, bạn hãy:
Hầu hết các cơn đau ở vai vào ban đêm có xu hướng giảm dần trong vòng vài giờ sau khi thức dậy và xuất hiện không thường xuyên. Lúc này, bạn không cần quá lo lắng mà có thể thử áp dụng các cách giảm đau vai tại nhà như trên để cải thiện tình trạng này.
Tuy nhiên, nếu cơn đau của bạn kéo dài và không giảm bớt dù đã áp dụng các phương pháp trên, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân gây đau vai và điều trị hiệu quả. Theo đó, bạn nên đi khám khi có các biểu hiện sau:
Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân ngủ dậy đau vai cũng như nhiều mẹo đơn giản để giảm thiểu tình trạng này tại nhà. Với những trường hợp cơn đau vai kéo dài kèm các dấu hiệu bất thường, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và điều trị.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.