Chuột rút là tình trạng một hoặc nhiều cơ bắp bị siết chặt, dẫn đến các cơn đau co thắt. Tình trạng này có khả năng xảy ra vào bất cứ lúc nào, ngay cả trong khi ngủ. Nếu hay bị chuột rút khi ngủ, bạn hãy xem ngay bài viết bên dưới của Bowtie.
Trong bài viết này, Bảo hiểm Bowtie sẽ giới thiệu với bạn 10 nguyên nhân thường gặp có thể dẫn đến tình trạng ngủ hay bị chuột rút, cùng với đó là cách xử lý và ngăn ngừa tình trạng trên. Mời bạn cùng theo dõi nhé!
Tình trạng chuột rút có khả năng xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là chân. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn đằng sau hiện tượng đêm đang ngủ mà bị chuột rút. Dưới đây là 10 nguyên nhân thường gặp có thể gây ra tình trạng chuột rút khi ngủ:
Việc uống ít hơn 2 lít nước hoặc vận động nhiều sẽ dẫn đến thiếu nước, mất nước. Một số nghiên cứu cho thấy, mất nước có khả năng gây yếu cơ và làm mất sự cân bằng điện giải trong máu, từ đó khiến bạn bị chuột rút về đêm.
Khi cơ bắp mệt mỏi hoặc làm việc quá mức, chúng có thể siết chặt lại và gây ra cảm giác đau. Các vận động viên thể thao và những người tập thể dục với cường độ cao sẽ có nhiều khả năng bị chuột rút hơn so với người bình thường.
Đôi khi, hiện tượng bị chuột rút khi ngủ xảy ra là do bạn ít vận động trong ngày. Việc các cơ bắp ít được căng duỗi trong một thời gian có thể làm tăng nguy cơ chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm khi bạn ngủ. Đây cũng là lý do giải thích vì sao nhân viên văn phòng hoặc người làm các công việc cần ngồi lâu, ít đi lại thường bị chuột rút khi ngủ.
Việc đứng trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ chân bị chuột rút về đêm. Theo đó, máu và nước thường dồn xuống phần dưới cơ thể, đặc biệt là chân khi bạn đứng lâu mà không đi lại. Điều này sẽ dẫn đến mất cân bằng chất lỏng, đồng thời rút ngắn cơ và gân, từ đó có thể dẫn đến chuột rút.
Các chuyên gia sức khỏe quan sát thấy rằng, khi bạn nằm sấp, lòng bàn chân sẽ bị gập (ngón chân hướng ra xa) và có thể khiến cơ bắp ở chân co rút. Nếu duy trì tư thế ngủ này trong thời gian dài, ngay cả những chuyển động nhỏ của bàn chân cũng có thể khiến bạn bị chuột rút.
Việc thiếu một số dưỡng chất cũng có thể khiến bạn dễ bị chuột rút khi ngủ. Vậy tình trạng chuột rút khi ngủ là do thiếu chất gì? Theo đó, nhiều bằng chứng cho thấy, việc thiếu hụt canxi, magie và kali sẽ góp phần gây ra tình trạng ngủ bị chuột rút.
Sở dĩ như vậy là do chất điện giải sẽ giúp cân bằng lượng chất lỏng trong máu cũng như cơ bắp. Do đó, việc thiếu hụt các chất này có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị chuột rút khi ngủ.
Tình trạng tối ngủ bị chuột rút sẽ thường xuyên xảy ra hơn ở những người lạm dụng và uống nhiều rượu bia. Nhiều chuyên gia cho rằng, rượu bia có khả năng làm hỏng các sợi cơ và từ đó sẽ dẫn đến chuột rút về đêm. Tuy nhiên, giả thiết này vẫn cần được nghiên cứu thêm.
Bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ là một tình trạng rất phổ biến. Tình trạng này có thể xảy ra do nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng lên, do tăng cân, thay đổi hormone hoặc do tuần hoàn máu bị gián đoạn trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, theo Hiệp hội Mang thai Mỹ, mẹ bầu còn bị chuột rút khi ngủ do em bé gây chèn ép dây thần kinh và mạch máu dẫn đến chân.
Bài viết hữu ích:
Việc sử dụng một số loại thuốc sau đây cũng có khả năng dẫn đến tình trạng đêm ngủ bị chuột rút:
Nếu đang sử dụng những loại thuốc này và khi ngủ bị chuột rút thì bạn nên trao đổi lại với bác sĩ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc thay thế thuốc cho bạn nếu cần thiết.
Đôi khi, tình trạng ngủ bị chuột rút xảy ra thường xuyên là do một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể, tiêu biểu là các bệnh:
Chuột rút khi ngủ thường xuất hiện bất ngờ và không thể dự đoán trước. Tuy nhiên, chúng sẽ gây ra những cơn đau khó chịu và có thể làm bạn thức giấc vào ban đêm. Nếu đang ngủ bị chuột rút, bạn có thể xử lý ngay tình trạng này bằng các bước sau:
Chuột rút là tình trạng phổ biến, trong đó các cơn chuột rút xảy ra nhanh mà cũng biến mất nhanh. Vì vậy, bạn thường sẽ không cần phải điều trị y tế sau khi thực hiện các bước xử lý như trên.
Thông thường, tình trạng chuột rút không phải là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Tuy nhiên, việc bị chuột rút thường xuyên vào ban đêm khi ngủ có thể khiến bạn khó chịu, mất ngủ và từ đó gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe. Để hạn chế tình trạng tối ngủ hay bị chuột rút, bạn hãy thử thực hiện một số biện pháp sau:
Mất nước là nguyên nhân có thể khiến bạn bị chuột rút khi đang ngủ. Vì vậy, việc bổ sung đủ nước suốt cả ngày sẽ giúp giảm tần suất chuột rút cơ bắp. Theo đó, bạn nên đảm bảo uống đủ 2 lít nước hằng ngày. Đặc biệt, nếu phải tập luyện, làm việc gây đổ nhiều mồ hôi, bạn nên uống nhiều nước hơn.
Thực hiện một số động tác duỗi cơ hoặc yoga trước khi đi ngủ có thể giúp bạn giảm cả tần suất và mức độ của các cơn chuột rút về đêm. Nghiên cứu cho thấy, việc thực hiện các bài tập giãn cơ trước khi đi ngủ mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng chuột rút và đau chân sau khoảng sáu tuần.
Một số người cho rằng tắm muối epsom chứa magie sulfat sẽ giúp giảm tình trạng ngủ bị chuột chút. Bởi việc này có thể làm tăng mức magie trong cơ thể, từ đó giảm chuột rút ở chân và nhiều vị trí khác.
Việc xoa bóp sẽ giúp thư giãn các cơ và từ đó hạn chế được tình trạng bị chuột rút. Theo đó, trước khi đi ngủ, bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng ở các khu vực dễ bị chuột rút như bắp chân, bàn chân, tay, bụng… Nếu bạn bị hạn chế vận động, hãy cân nhắc nhờ người thân, bạn bè giúp đỡ.
Đôi khi, chuột rút khi ngủ có thể đơn giản là do tư thế ngủ. Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm, hãy thử thay đổi tư thế ngủ của bản thân. Theo đó, các chuyên gia khuyến khích những người thường bị chuột rút nên nằm ngửa thay vì nằm sấp, đồng thời hãy kê một chiếc gối nhỏ ở dưới đầu gối khi ngủ.
Các loại giày dép không phù hợp có thể tạo áp lực thêm cho dây thần kinh và cơ ở bàn chân, cẳng chân, từ đó dễ dẫn đến tình trạng chuột rút khi ngủ. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này, bạn nên lựa chọn các loại giày dép thoải mái và không quá chật.
Nhân viên văn phòng, người phải ngồi nhiều nên dành khoảng vài phút giữa các giờ làm để đi lại, vận động nhẹ nhàng nhằm giúp cơ bắp được căng duỗi. Nếu phải đứng lâu, bạn cũng nên đi lại thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ bị chuột rút.
Trong đa số trường hợp, tình trạng ngủ bị chuột rút không quá nghiêm trọng và thường không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện thăm khám nếu gặp phải các tình trạng sau:
Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến có khả năng khiến bạn bị chuột rút về đêm. Nếu không muốn buổi tối ngủ bị chuột rút, bạn có thể áp dụng thử một số phương pháp mà Bowtie đã đề cập trong bài viết. Trường hợp chuột rút bất thường, bạn cần đi thăm khám sớm để có hướng xử lý, điều trị kịp thời nếu cần.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.