Vậy nghẹt mũi, ù tai là triệu chứng của bệnh gì? Làm thế nào để chữa ngạt mũi, ù tai tại nhà? Mời bạn hãy cùng Website Bowtie khám phá thêm trong những nội dung sau đây nhé.
Về cơ bản, tai – mũi – họng là các cơ quan thông nhau và có mối liên hệ rất mật thiết. Khi một trong ba cơ quan này gặp vấn đề thì các cơ quan còn lại cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Điển hình như khi mắc một số bệnh lý, bạn có thể vừa bị nghẹt mũi, vừa bị ù tai hoặc thậm chí còn kèm theo đau họng. Ngoài ra, việc xì mũi mạnh khi bị nghẹt mũi cũng gây áp lực lên màng nhĩ, từ đó dẫn đến ù tai.
Vậy nguyên nhân nào có khả năng khiến bạn vừa bị nghẹt mũi lại ù tai? Dưới đây là một số bệnh lý có thể dẫn đến cả 2 tình trạng này:
Khi bị cúm, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau rát họng và ù tai. Ngoài ra, cúm cũng gây đau đầu, ho và sốt nhẹ.
Thông thường, bệnh cúm không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, một số đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính, người bị suy giảm miễn dịch nên thận trọng vì bệnh có nguy cơ tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng.
Viêm họng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, từ thay đổi thời tiết đột ngột, dị ứng cho đến nhiễm vi khuẩn, virus. Người bị viêm họng sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu, bao gồm đau rát cổ họng, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi…, thậm chí sốt cao và cơ thể không còn sức lực.
Trong trường hợp viêm họng do nhiễm trùng, vi khuẩn và virus có thể di chuyển từ họng đến tai, từ đó gây viêm tai, đau tai và ù tai. Thậm chí, tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan này còn gây ảnh hưởng đến dây thần kinh và gây đau đầu.
Viêm xoang có thể dẫn đến nghẹt mũi, ù tai. Nguyên nhân chính là do lớp lót bên trong xoang mũi bị viêm nhiễm và sưng nề, dẫn đến nghẹt tắc mũi. Tình trạng này sẽ tạo áp lực ở tai giữa và khiến bạn bị ù tai. Ngoài ra, bệnh nhân viêm xoang còn bị đau họng, khàn giọng, đau đầu, sốt, ớn lạnh, hơi thở có mùi, đau răng, viêm quanh mắt…
Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, vảy da thú cưng…, niêm mạc mũi của bạn có thể bị kích ứng và viêm. Tình trạng này gây ra các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, đau họng, chảy nước mắt. Thậm chí, một số bệnh nhân còn bị sốt nhẹ, đau đầu, ù tai, nghẹt mũi, thậm chí phát ban và dị ứng da.
Khi bị nghẹt mũi, ù tai kéo dài, đặc biệt nếu đi kèm các triệu chứng bất thường khác thì bạn không được chủ quan bởi đó có thể là biểu hiện của ung thư vòm họng.
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường không nhận thấy nhiều triệu chứng. Tuy nhiên, khi ung thư vòm họng càng tiến triển, triệu chứng bệnh sẽ càng xuất hiện rõ nét hơn. Trong đó, đau họng, nghẹt mũi, ù tai (thường xảy ra ở một bên tai) là những vấn đề mà bệnh nhân có thể gặp phải. Ở giai đoạn muộn, người bệnh ung thư vòm họng còn bị buồn nôn, đau đầu, nổi hạch bạch huyết ở hàm, giảm thính lực…
Theo các chuyên gia y tế, hầu hết nguyên nhân gây ngạt mũi, ù tai thường lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Với các bệnh như viêm họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng…, bạn hoàn toàn có thể chữa dứt điểm bằng cách sử dụng thuốc và áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu xảy ra trong giai đoạn mang thai thì mẹ bầu cần lưu ý theo dõi vì bất kỳ bệnh lý nào dù nhẹ cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Thêm vào đó, như đã đề cập, tình trạng nghẹt mũi, ù tai có thể là biểu hiện của ung thư vòm họng, một bệnh lý vô cùng nguy hiểm có khả năng gây tử vong. Vì vậy, nếu bị nghẹt mũi, ù tai kéo dài thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám.
Bài viết liên quan:
Tình trạng nghẹt mũi và ù tai do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, từ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Vì vậy, để điều trị tình trạng này một cách hiệu quả nhất, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
Với mỗi nguyên nhân, bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau. Điều bạn cần làm là tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đẩy lùi bệnh, giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải biến chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng thêm một số phương pháp chăm sóc tại nhà dưới đây để giảm nhẹ tình trạng nghẹt mũi, ù tai:
Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý sẽ làm mũi sạch sẽ, thông thoáng và giúp giảm viêm hiệu quả. Đồng thời, việc này cũng giúp làm giảm lượng chất nhầy dư thừa góp phần gây ù tai và “rửa sạch” vi khuẩn. Từ đó, tình trạng nghẹt mũi, ù tai cũng sẽ thuyên giảm dần.
Xông hơi vùng mặt với tinh dầu hoặc lá cây có lẽ là cách chữa tắc mũi, ù tai tại nhà được nhiều người áp dụng. Hơi ấm và độ ẩm có thể làm dịu các màng bên trong mũi, đồng thời làm loãng chất nhầy. Việc “khai thông” đường thở cũng phần nào giúp làm giảm tình trạng ù tai.
Để xông hơi vùng mặt, bạn đổ nước sôi ra một chiếc bát rồi thêm vài giọt tinh dầu vào (tinh dầu bạc hà, sả, gừng, lá húng quế…). Sau đó, bạn dùng mền hoặc khăn lớn để giùm kín phần đầu, đưa mặt lại phía trên bát nước để hơi nước xông lên mũi. Bạn có thể xông trong vòng 10 – 15 phút.
Để giảm triệu chứng nghẹt mũi, ù tai, một số người chọn cách tắm nước nóng (dưới 40°C) bởi phương pháp này cũng có tác dụng tương tự xông hơi. Khi tắm nước nóng, hơi nước sẽ làm ẩm và làm loãng dịch nhầy, từ đó giảm tình trạng tắc nghẽn ở mũi. Không chỉ vậy, nước nóng cũng giúp làm giảm áp lực lên xoang, đồng thời thư giãn các dây thần kinh và từ đó giảm ù tai.
Môi trường xung quanh thiếu ẩm, khô khan cũng là nguyên nhân khiến tình trạng nghẹt mũi, ù tai trở nên trầm trọng hơn. Theo đó, việc bổ sung độ ẩm cho không khí bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm, máy phun sương mát hoặc ấm sẽ giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng này. Tuy nhiên, với những trường hợp cảm lạnh thì tác dụng nhận được từ phương pháp này không nhiều.
Chườm một chiếc khăn ấm lên vùng mũi xoang là cách giảm nghẹt mũi, ù tai đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại mang tới hiệu quả bất ngờ. Hơi ấm từ chiếc khăn sẽ giúp giảm cảm giác đau tức do nghẹt mũi, đồng thời giúp xoang thông thoáng.
Theo đó, bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn bông mềm và ngâm khăn trong nước ấm khoảng 2 – 3 phút. Sau đó, bạn vớt khăn ra, vắt khô nước và chườm lên vùng mũi xoang.
Cuối cùng, bạn nên đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Ngoài uống nước lọc, bạn còn có thể lựa chọn nước ép trái cây, sinh tố, trà ấm… Tuy nhiên, hãy hạn chế uống rượu bia, các thức uống chứa cồn và caffeine.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết cách đối phó với tình trạng nghẹt mũi, ù tai tại nhà. Tuy nhiên, cần thận trọng nếu tình trạng nghẹt mũi, ù tai kéo dài kèm theo các biểu hiện như sốt, nôn mửa, khó thở… Lúc này, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám, xác định rõ nguyên nhân và tìm được cách điều trị bệnh phù hợp.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.