Vậy tại sao bạn lại bị nghẹt mũi khi nằm xuống? Cách nằm để không bị nghẹt mũi là gì? Làm sao để giảm bớt tình trạng nghẹt mũi? Trong bài viết hôm nay, mời bạn hãy cùng Bowtie Việt Nam tìm hiểu nguyên nhân gây nghẹt mũi khi nằm xuống cũng như một số mẹo đơn giản để khắc phục hiệu quả tình trạng này tại nhà.
Về cơ bản, tình trạng nghẹt mũi thường ít xảy ra do tư thế nằm mà sẽ do nhiều nguyên nhân khác. Trong đó, căng thẳng, dị ứng, viêm xoang… là những nguyên nhân tiêu biểu. Tuy nhiên, tình trạng này có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn nằm xuống do ảnh hưởng của trọng lực. Theo đó, dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nghẹt mũi, thường trầm trọng hơn khi nằm xuống:
Khi bạn nằm, một lượng lớn chất nhầy mà cơ thể tạo ra có xu hướng chảy xuống phía dưới cổ họng và phía sau mũi, từ đó gây nghẹt mũi. Không những vậy, lưu lượng máu đến mũi cũng bị suy giảm do trọng lực khi nằm. Điều này khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn.
Môi trường không khí xung quanh thiếu ẩm, khô khan cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khoang mũi. Cụ thể, khi bị nghẹt mũi, nếu không khí hanh khô sẽ làm cho mũi bị nghẹt nặng hơn. Sở dĩ như vậy là do mũi cần tăng tiết chất nhầy để cải thiện độ ẩm.
Nhiều người bị nghẹt mũi khi nằm xuống do căng thẳng, stress quá mức. Đây là một lý do được nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia y tế công nhận. Căng thẳng khiến nồng độ các hormone trong cơ thể biến đổi theo chiều hướng tiêu cực và kích thích các mạch máu phình to ra. Mạch máu phình to bất thường sẽ gây áp lực lên niêm mạc mũi và dẫn đến nghẹt mũi, khó thở.
Cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh cấp tính như viêm phế quản, viêm phổi cũng có thể gây nghẹt mũi, khó thở. Tình trạng này thường trở nên tồi tệ hơn khi nằm vì chất nhầy sẽ tích tụ nhiều trong mũi.
Khi bị ngạt mũi do các bệnh lý này, chúng ta cũng có xu hướng cố xì mũi để đẩy chất nhầy ra ngoài. Tuy nhiên, xì mũi nhiều ngược lại sẽ gây đau mũi, kích ứng niêm mạc và kích thích chất nhầy tiết ra nhiều hơn.
Mũi bị kích ứng do các tác nhân bên ngoài cũng có thể khiến bạn bị nghẹt mũi khi nằm xuống. Tác nhân gây dị ứng phổ biến là phấn hoa, bụi, mạt bụi, nấm mốc… Dị ứng mũi đôi khi còn khiến mũi đau, đỏ ửng và rất khó thở.
Vách ngăn nằm ở vị trí trung tâm của mũi, giúp ngăn cách hai lỗ mũi. Việc vách ngăn mũi bị lệch do bẩm sinh hoặc do chấn thương, phẫu thuật thẩm mỹ cũng là một trong những nguyên nhân gây nghẹt mũi. Lúc này, chất nhầy có xu hướng tích tụ ở bên trong khoang mũi hẹp hơn, dẫn đến nghẹt mũi, đặc biệt khi nằm.
Polyp là một khối u lành tính có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, thậm chí là trong mũi. Nếu polyp phát triển với kích thước to sẽ gây cản trở sự lưu thông không khí trong mũi, dẫn đến tích tụ chất nhầy và khiến bạn bị nghẹt mũi, khó thở.
Viêm mũi vận mạch là tình trạng viêm màng mũi xảy ra do dây thần kinh kiểm soát mạch máu mũi phản ứng quá mức trước các tác nhân như căng thẳng, nước hoa, khói thuốc… Tình trạng này khiến màng mũi mở rộng và gây nghẹt mũi.
Vi khuẩn có thể tấn công vào các xoang và gây ra tình trạng viêm xoang. Khi bị viêm xoang, chất nhầy có xu hướng tiết ra nhiều hơn và thường tích tụ ở mũi khiến mũi bị nghẹt đặc. Triệu chứng nghẹt mũi sẽ càng trở lên nghiêm trọng hơn vào ban đêm, trong lúc bạn nằm hoặc ngủ.
Bài viết liên quan:
Mang thai là quá trình kéo dài hơn 9 tháng, thai nhi sẽ lớn dần lên trong bụng của người mẹ. Kích thước thai nhi càng lớn thì càng gây nhiều áp lực lên cơ hoành cũng như ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể, trong đó có đường hô hấp. Thêm vào đó, sức đề kháng của mẹ bầu cũng có xu hướng giảm sút trong giai đoạn mang thai nên khiến họ dễ bị cảm lạnh hoặc cúm. Hai yếu tố này sẽ góp phần làm mẹ bầu dễ bị nghẹt mũi hơn, đặc biệt khi nằm.
Trên thực tế, có nhiều cách để giảm tình trạng nghẹt mũi khi nằm xuống. Bạn có thể thử ngay một số mẹo sau đây:
Nhiều người bị nghẹt mũi khi nằm xuống tự hỏi không biết có cách nằm nào để không bị nghẹt mũi không? Trên thực tế, tư thế nằm khi bị nghẹt mũi được khuyến nghị rất đơn giản. Bạn chỉ cần kê cao đầu khi ngủ là đã có thể giảm nhẹ đáng kể triệu chứng.
Điều này là do khi kê cao đầu, dịch nhầy sẽ bớt chảy ngược vào bên trong hốc xoang, mũi và họng. Theo đó, bạn nên sử dụng gối để kê cao đầu. Tuy nhiên, với những người bị huyết áp cao hoặc có vấn đề ở đốt sống cổ thì nên lưu ý không nằm gối quá cao.
Uống đủ nước mỗi ngày là việc cần làm ngay cả khi bạn không gặp vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, nếu cơ thể bị thiếu nước thì cảm giác khó chịu do nghẹt mũi khi nằm xuống sẽ càng tồi tệ hơn. Việc uống đủ nước còn giúp làm loãng dịch nhầy và đẩy chúng ra khỏi mũi dễ dàng hơn, đồng thời cũng làm giảm áp lực trong xoang.
Do đó, bạn nên tăng cường uống nước và đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài uống nước lọc, bạn cũng có thể uống các loại trà ấm như trà hoa cúc, trà mật ong, trà bạc hà…
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng là một ý tưởng hay để làm giảm tình trạng nghẹt mũi. Theo đó, máy tạo độ ẩm sẽ giúp chuyển đổi nước thành hơi ẩm để từ đó làm tăng độ ẩm trong phòng. Việc hít thở không khí ẩm sẽ làm dịu các mô bị kích thích và các mạch máu bị sưng ở xoang và mũi, từ đó giúp triệu chứng nghẹt mũi khi nằm xuống giảm dần.
Bạn đã bao giờ bị nghẹt mũi và cảm thấy dễ chịu, dễ thở hơn rất nhiều sau khi tắm nước ấm (dưới 40℃) chưa? Tắm nước ấm là một gợi ý mang đến hiệu quả tức thì cho những trường hợp bị nghẹt mũi. Hơi nước ấm từ vòi hoa sen có thể lan tỏa lên mũi và làm loãng dịch nhầy, đồng thời làm giảm tình trạng viêm ở mũi.
Nếu gặp phải tình trạng cứ nằm xuống là bị nghẹt mũi, bạn có thể thực hiện xông tinh dầu để giúp mũi đỡ bị nghẹt và dễ thở hơn. Để thực hiện phương pháp này, bạn hãy chuẩn bị một tô nước nóng, sau đó nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu sả chanh hoặc tinh dầu bạc hà vào. Bạn đưa mặt lại gần tô nước nóng (với khoảng cách an toàn), đồng thời trùm khăn kín đầu để hơi nước bốc lên không bị thoát ra ngoài. Hơi ấm từ nước sẽ làm cho dịch nhầy trong mũi loãng ra và bạn có thể dễ dàng tống chúng ra ngoài bằng cách xì mũi.
Đắp khăn ấm lên vùng mũi có thể giúp giảm bớt triệu chứng nghẹt mũi. Theo đó, bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn mềm và ngâm trong nước ấm, sau đó vắt bớt nước rồi gấp lại cho gọn gàng và đắp lên vùng mũi. Hơi ấm từ khăn sẽ làm dịu cảm giác khó chịu do nghẹt mũi cũng như giúp giảm viêm trong mũi. Với cách làm này, bạn có thể lặp lại thường xuyên trong ngày.
Nhìn chung, tình trạng nghẹt mũi khi nằm xuống sẽ giảm dần hoặc biến mất sau khi bạn áp dụng những mẹo đơn giản tại nhà nêu trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây nghẹt mũi và điều trị hiệu quả:
Qua những thông tin trên, bạn cũng đã lý giải được phần nào nguyên nhân gây nên tình trạng nghẹt mũi khi nằm xuống cùng với đó biết được một số cách giảm nghẹt mũi ngay tại nhà. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, những trường hợp bị nghẹt mũi nặng, kéo dài cần được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.