Vậy bị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi liên tục thường là bệnh gì? Bạn có thể áp dụng những cách nào để ngăn ngừa bệnh cũng như giảm nhẹ các triệu chứng nếu không may gặp phải? Những băn khoăn này của bạn sẽ được giải đáp qua các thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây, mời bạn hãy cùng Bảo hiểm Bowtie theo dõi nhé!
Giống như hiện tượng ho, hắt xì hơi là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để “dọn dẹp” những tác nhân lạ mặt ra khỏi hệ hô hấp bằng đường mũi. Mặc dù hiện tượng hắt hơi có thể không đáng lo ngại nhưng nếu bị hắt hơi liên tục cộng thêm nghẹt mũi, thì lúc này bạn cần quan tâm nhiều hơn đến nguyên nhân gây bệnh để hạn chế những ảnh hưởng không đáng có. Tình trạng nghẹt mũi và hắt xì hơi liên tục xảy ra chủ yếu là do 2 nguyên nhân:
Môi trường xung quanh là nơi tiềm ẩn nhiều tác nhân có khả năng gây kích thích mạnh mẽ lên niêm mạc mũi, dẫn đến tình trạng viêm (viêm mũi không dị ứng). Đặc biệt, khi cơ địa mẫn cảm, viêm mũi còn là kết quả sau khi tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng (viêm mũi dị ứng).
Nhìn chung, cả hai dạng viêm mũi đều có thể khiến bạn hắt hơi liên tục, chảy nước mũi và nghẹt mũi. Nhưng khi quan sát, có thể dễ dàng nhận thấy đôi chút khác biệt về đặc điểm của mỗi tình trạng. Cụ thể như sau:
Dị ứng là phản ứng quá mẫn của hệ thống miễn dịch khi bạn nuốt hoặc hít phải một thứ gì đó từ bên ngoài cơ thể – được gọi là tác nhân gây dị ứng. Trong phần lớn trường hợp, tác nhân gây dị ứng là các yếu tố vô hại, chẳng hạn như khói bụi, hóa chất, phấn hoa, bào tử nấm mốc, vẩy da hoặc lông động vật… Tuy nhiên, hệ miễn dịch nhận định rằng đây là mối đe dọa đối với cơ thể nên bắt đầu kích hoạt quá trình “vây bắt” chúng, khiến lượng histamine trong máu tăng lên quá nhiều và từ đó gây ra dị ứng.
Histamine trực tiếp tham gia vào phản ứng viêm làm giãn mạch và tăng tiết dịch tại chỗ ở niêm mạc mũi, đồng thời cũng là chất trung gian gây ra cảm giác ngứa. Do đó, các biểu hiện đầu tiên và thường gặp nhất ở người bị viêm mũi dị ứng là hắt xì hơi liên tục, ngứa mũi và chảy nước mũi trong. Một số trường hợp sổ mũi nhiều có thể dẫn đến nghẹt mũi, nhưng ít khi ho.
Đây là tình trạng viêm mũi không liên quan đến quá trình miễn dịch trong cơ thể. Thay vào đó, viêm mũi không dị ứng thường xảy ra khi các sợi trục thần kinh và mao mạch ở niêm mạc mũi bị kích ứng do sự tác động của một số yếu tố.
Người bị viêm mũi không dị ứng cũng gặp phải các triệu chứng phổ biến gồm sổ mũi, nghẹt mũi và hắt xì hơi. Nhưng so với dị ứng thì hiện tượng hắt hơi có thể ít hơn hẳn, trong khi đó, dịch mũi thường nhiều chất nhầy và cô đặc lại khiến mức độ nghẹt mũi tăng lên nhiều hơn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như mệt mỏi, ho, sốt…
Có nhiều nguyên nhân gây kích thích niêm mạc mũi và đôi khi không thể xác định rõ. Tuy nhiên, những nguyên nhân thường gặp là thay đổi thời tiết, không khí bị ô nhiễm, khói thuốc, thực phẩm, nước uống, chất tẩy rửa, nước hoa, bệnh nhiễm trùng, sử dụng thuốc…
Bài viết liên quan:
Tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp là một nguyên nhân khác có thể làm phát triển các triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi liên tục và chảy nước mũi. Thường gặp nhiều nhất là các bệnh do virus gây ra như:
Triệu chứng của bệnh cảm lạnh thường xuất hiện sau khi virus xâm nhập vào cơ thể khoảng 1 – 3 ngày. Mặc dù biểu hiện bệnh ở mỗi người có thể khác nhau, nhưng nhìn chung các triệu chứng phổ biến gồm có sốt nhẹ, hắt xì hơi, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, ho, đau họng, đau nhức cơ thể nhẹ…
Thông thường, bệnh cảm lạnh không quá nghiêm trọng. Đối với hầu hết trường hợp, các triệu chứng sẽ phát triển dần rồi bắt đầu thuyên giảm và có khả năng tự khỏi sau 7 -10 ngày mà không cần điều trị.
Bệnh cúm do virus gây ra cũng có khả năng làm bạn bị sốt, ho, nghẹt mũi, hắt xì hơi, sổ mũi liên tục và một số biểu hiện giống với khi mắc bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên, các triệu chứng cúm thường xuất hiện đột ngột với xu hướng nặng hơn và có thể kéo dài đến vài tuần trước khi biến mất.
Ngoài ra, khi quan sát triệu chứng để phân biệt giữa cúm và cảm lạnh, có thể thấy rõ một số điểm đặc trưng ở bệnh cúm mà các trường hợp cảm lạnh gần như không gặp phải hoặc chỉ bị nhẹ thoáng qua, chẳng hạn như:
Covid-19 là bệnh nhiễm trùng hô hấp do chủng virus SARS-CoV-2 gây ra với các biểu hiện từ nhẹ cho đến nặng, bao gồm cả nguy cơ tử vong do một số biến chứng ở phổi. Đa số trường hợp mắc bệnh Covid-19 thường phát triển các triệu chứng trong vòng 2 – 14 ngày nhiễm bệnh.
Trên thực tế, triệu chứng xảy ra ở mỗi người sẽ khác nhau và đôi khi bạn có thể nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng hoàn toàn không có biểu hiện nào. Về cơ bản, bệnh Covid-19 rất dễ nhầm lẫn với bệnh cúm và cảm lạnh do các triệu chứng phổ biến đều là đau họng, ho, sốt, chảy nước mũi, nghẹt mũi…
Vấn đề ở đây là người bệnh Covid-19 ít khi hắt xì hơi liên tục hơn, thay vào đó họ cảm thấy mất vị giác và bị đau tức ngực, khó thở nhiều hơn. Đặc biệt là một số triệu chứng của bệnh Covid-19 có thể tồn tại đến 12 tuần (khoảng 3 tháng) dù bạn đã khỏi bệnh trước đó.
Điều trị nguyên nhân gây bệnh là biện pháp hữu ích nhất để đẩy lùi các triệu chứng nghẹt mũi và hắt hơi liên tục. Đồng thời, nếu bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, muốn nhanh chóng giảm bớt nghẹt mũi và hắt hơi liên tục, hãy thử kết hợp với một số cách chăm sóc dưới đây:
Cố gắng không đến gần các tác nhân gây dị ứng hoặc kích thích niêm mạc mũi là việc cần làm đầu tiên nếu triệu chứng hắt xì hơi nhiều, ngạt mũi và chảy nước mũi của bạn đã được xác định là có liên quan.
Mục đích của việc này là để tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn trong thời gian điều trị, tạo cơ hội giúp các triệu chứng nhanh chóng được cải thiện. Nếu nghi ngờ và không chắc chắn về sự ảnh hưởng của bất kỳ tác nhân nào, bạn có thể tìm câu trả lời bằng cách đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra phản ứng dị ứng.
Theo một số nghiên cứu cho thấy, mật ong có giá trị đáng kể trong việc cải thiện hiện tượng nghẹt mũi và hắt hơi liên tục do nguyên nhân cảm lạnh hoặc bệnh cúm. Mặc dù hiệu quả chưa thật sự rõ ràng, nhưng sử dụng một ít mật ong cũng có thể làm dịu các biểu hiện của tình trạng dị ứng do mật ong có đặc tính kháng viêm và giảm đau tự nhiên rất tốt. Theo đó, bạn có thể pha một ly nước mật ong ấm và thưởng thức để cảm nhận hiệu quả nhé.
Trà hoa cúc chứa các thành phần có khả năng ức chế lượng histamine dư thừa trong cơ thể để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì hơi liên tục và ngứa mũi. Ngoài ra, trà hoa cúc còn thanh nhiệt, giải độc và rất có lợi cho giấc ngủ. Uống một ly trà trước khi đi ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn để quên đi cảm giác nghẹt mũi khó chịu.
Bạn có thể xông hơi bằng cách cúi mặt đến gần một chén nước nóng, sau đó dùng khăn phủ kín từ trên đầu để đảm bảo lượng hơi nước tỏa ra chính xác vào vùng mũi. Thực hiện điều này mỗi ngày một lần có thể làm loãng dịch nhầy và giúp cho đường hô hấp trở nên thông thoáng, từ đó triệu chứng nghẹt mũi và hắt hơi cũng giảm đi phần nào.
Bạn có thể xịt rửa mũi, xì mũi hoặc áp dụng bất kỳ biện pháp vệ sinh nào để loại bỏ sạch sẽ những tác nhân có thể gây ra kích ứng, cũng như các chất nhầy bám dính bên trong mũi. Nhờ vậy, bạn có thể khắc phục tình trạng nghẹt mũi và ngăn chặn được phản xạ hắt xì hơi liên tục do kích ứng.
Một trong những thành phần thiết yếu của cơ thể – vitamin C (hay acid ascorbic) là chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng bảo vệ và tăng cường hàng rào miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là nhiễm trùng hô hấp. Bên cạnh đó, vitamin C trong cơ thể còn được so sánh như một chất kháng histamine tự nhiên với khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng dị ứng.
Nhờ hai lợi ích kể trên mà khi bổ sung vitamin C, các triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi liên tục có thể thuyên giảm trong thời gian ngắn. Vì vậy, người bệnh nên ưu tiên chế độ ăn giàu vitamin C hoặc lựa chọn các sản phẩm bổ sung có sẵn trên thị trường.
Niêm mạc mũi bị khô có thể làm tăng mức độ kích ứng bên trong, dẫn đến các triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi và hắt xì liên tục xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Khi đó, sử dụng thiết bị cung cấp độ ẩm không khí trong phòng là một ý tưởng phù hợp để giữ ấm và bảo vệ niêm mạc mũi. Bằng cách này, bạn có thể hạn chế được tần suất gặp phải các triệu chứng cũng như cảm thấy dễ chịu hơn.
Quá trình tắm nước ấm có thể làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi tương tự như biện pháp xông hơi mặt. Thậm chí hiệu quả thường đến rất nhanh, do khi tắm hơi nước bốc lên nhiều hơn có thể góp phần làm loãng các chất nhầy mắc kẹt bên trong mũi.
Mặt khác, nhiệt độ từ nước ấm còn giúp cơ thể thư giãn, bớt mệt mỏi và cải thiện được các triệu chứng đau nhức khi bị ốm. Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng không nên tắm quá lâu bởi vì có thể gây ra một số tác dụng ngược lại, khiến bạn dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Ngay từ đầu, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giúp bảo vệ cơ thể trước các nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh nguy cơ bị nghẹt mũi và hắt hơi liên tục. Các biện pháp có thể kể đến đó là:
Biện pháp giúp hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, kích ứng
Biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng hô hấp
Như vậy, bài viết đã giúp bạn biết được nguyên nhân của tình trạng nghẹt mũi và hắt xì hơi liên tục. Một số cách chăm sóc, giảm nhẹ trong bài viết có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi gặp phải các triệu chứng kể trên. Tuy nhiên, sau đó bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra nguyên nhân và có phương pháp điều trị dứt điểm.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.