Theo dân gian, bệnh giời leo có thể được điều trị hiệu quả bằng một số loại thảo dược như rau sam, cây xấu hổ, lá mướp… Nếu bạn đang tìm kiếm các cách chữa bệnh giời leo theo phương pháp dân gian, vậy hãy dành vài phút cùng Bowtie theo dõi bài viết bên dưới nhé! Trong bài viết này, Bowtie sẽ chia sẻ với bạn 11 mẹo vặt trị bệnh giời leo được truyền tai nhau nhiều nhất.
Giời leo là bệnh do một chủng virus có tên varicella-zoster (virus thủy đậu) gây ra. Sau khi xâm nhập vào cơ thể và gây thủy đậu, virus có thể tồn tại ở các hạch của rễ dây thần kinh tủy trong nhiều năm dưới dạng không hoạt động. Khi sức đề kháng của bệnh nhân suy yếu hoặc có yếu tố kích hoạt, chúng sẽ tái hoạt động và gây bệnh giời leo.
Bạn có thể nghi ngờ mình bị giời leo nếu thấy trên một vùng da nào đó có cảm giác đau như kim châm, nhoi nhói, ngứa, rát bỏng. Sau khoảng 3 ngày, ở vùng da này sẽ xuất hiện những ban đỏ, sau đó phát triển thành mụn nước li ti. Đi cùng với các biểu hiện về da này, bạn còn có thể bị sốt, ớn lạnh, đau đầu, nhức mình…
Để điều trị giời leo, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng virus. Một số trường hợp, bạn còn được cho dùng thêm các loại thuốc kháng viêm, giảm đau để giúp bệnh mau khỏi và giảm bớt khó chịu. Ngoài ra, khi điều trị giời leo, trong quá trình chăm sóc tại nhà, cũng có một số mẹo chữa giời leo theo dân gian bạn có thể thử. Tuy nhiên, tốt nhất, bạn vẫn nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện các phương pháp này nhé!
Dưới đây là một số cách chữa mẹo giời leo theo dân gian được nhiều người truyền tai nhau:
Khi nhắc đến các mẹo trị giời leo hiệu quả, chữa giời leo bằng tỏi là phương pháp rất hay được chia sẻ. Tỏi được biết đến là có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus và làm tăng khả năng đề kháng cho da. Do đó, chữa giời leo bằng tỏi được cho là có thể đem đến một số hiệu quả nhất định.
Với cách trị giời leo bằng tỏi, bạn thái tỏi thành những lát mỏng hoặc giã nát rồi đắp lên da trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch vùng da bị giời leo với nước. Bạn nên thực hiện mỗi ngày 1 lần để xem hiệu quả như thế nào nhé!
Trị giời leo bằng mật ong cũng là một cách được nhiều người biết đến. Khi bị giời leo, việc uống mật ong thường xuyên sẽ giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể để từ đó “chiến đấu” với virus gây bệnh. Không những vậy, mật ong thoa ngoài da cũng có tác dụng làm dịu, giảm ngứa rát do thành phần chứa nhiều chất chống oxy hóa và các loại vitamin.
Ngoài thoa mật ong nguyên chất, bạn có thể kết hợp mật ong với nghệ để chữa giời leo. Nếu thoa nguyên chất, bạn sẽ cần rửa sạch vùng da bị tổn thương, sau đó thoa 1 lớp mỏng mật ong lên da và để khoảng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước. Còn nếu kết hợp với nghệ, bạn sẽ cần trộn mật ong với nước cốt nghệ (có thể thực hiện bằng cách giã nát nghệ tươi và vắt nước) theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa lên da giống như với mật ong nguyên chất.
Ngoài 2 mẹo trị giời leo kể trên, bạn cũng có thể thử cách chữa giời leo bằng đậu xanh và nước vo gạo (gạo tẻ, gạo nếp…). Theo Đông y, đậu xanh có khả năng thanh nhiệt giải độc, điều hòa hoạt động các tạng và giúp giảm bớt tình trạng sưng. Do đó, loại đậu này có thể mang đến nhiều lợi ích trong việc cải thiện tổn thương và giảm ngứa do giời leo gây ra.
Cách trị giời leo bằng đậu xanh và nước vo gạo như sau:
Một mẹo trị giời leo theo dân gian cũng rất hay được chia sẻ đó là dùng lá khổ qua hoặc trái khổ qua. Theo Đông y, khổ qua được cho là có tính hàn, giúp làm dịu, giảm ngứa, rát ở các vùng da bị kích ứng.
Đối với cách chữa giời leo theo dân gian này, bạn sẽ cần giã nát một nắm lá khổ qua và đắp lên da. Sau khoảng 5 – 7 ngày, bạn sẽ thấy vùng da bị tổn thương khô lại và đóng vảy, đồng thời bớt ngứa ngáy hơn. Đối với trái khổ qua, bạn có thể xay nhuyễn và đắp lên vùng da bị tổn thương.
Bên cạnh các mẹo phía trên, bạn cũng có thể thử cách trị giời leo bằng lá mướp. Với cách này, bạn sẽ cần tìm được lá mướp non. Sau đó, bạn vò nát và chấm nhẹ nước cốt vào vùng bị tổn thương. Bạn hãy kiên nhẫn thử trong vài ngày để xem các triệu chứng của giời leo có giảm bớt không nhé!
Sử dụng lá sung để chữa giời leo cũng là bí quyết rất hay được chia sẻ. Lá sung có tính mát với khả năng giảm đau và làm lành vết thương. Ngoài ra, trong lá sung còn chứa các chất có đặc tính sát khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Đối với cách chữa giời leo không để lại sẹo này, bạn sẽ cần chuẩn bị từ 7 – 10 lá sung đã rửa sạch (bạn có thể ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút để sạch khuẩn). Tiếp theo, bạn đem đi giã nát rồi thêm một thìa cà phê giấm nuôi, trộn đều. Sau đó, bạn có thể đắp cả bã lên khu vực bị tổn thương hoặc chắt lấy nước cốt để sử dụng, để yên trong khoảng 20 – 30 phút. Cuối cùng, bạn hãy rửa sạch lại vùng bị tổn thương với nước.
Một cách trị giời leo khác cũng rất thường được áp dụng đó là dùng lá cây xấu hổ (hay còn được gọi là cây mắc cỡ, cây trinh nữ). Đã có nhiều bằng chứng cho thấy cây xấu hổ có khả năng giảm đau, tiêu mủ và giải độc.
Đối với mẹo chữa bệnh giời leo theo dân gian này, bạn chỉ cần lấy một nắm lá cây xấu hổ rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng da bị tổn thương khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước.
Bạn cũng có thể thử một cách trị giời leo tại nhà khác bằng rau sam. Loại rau này có khả năng sát khuẩn, tiêu sưng và giải độc. Cách chữa giời leo bằng rau sam được tiến hành như sau:
Tinh dầu cũng mang lại nhiều lợi ích cho những người bị giời leo. Để chữa giời leo, bạn có thể thử dùng một số loại tinh dầu như:
Lá mơ lông cũng là loại thảo dược rất hay được dùng để trị giời leo tại nhà nhờ có khả năng trừ phong, hoạt huyết, giải độc, trừ thấp và tiêu thũng. Khi bị giời leo, bạn có thể giã nát lá mơ lông và đắp vào vùng da bị tổn thương khoảng 2 – 3 lần/ngày để giảm triệu chứng.
Mẹo trị giời leo theo dân gian cuối cùng mà Bowtie muốn chia sẻ cùng bạn là dùng rau dừa nước. Theo y học cổ truyền, rau dừa nước có tính hàn với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có giời leo. Khi bị giời leo, bạn có thể rửa sạch và giã nát rau dừa nước tươi rồi vắt lấy nước cốt. Sau đó, bạn trộn phần nước cốt này với bột gạo nếp và đắp lên vùng da bị tổn thương.
Bài viết liên quan:
Khi áp dụng các mẹo trị giời leo tại nhà kể trên, bạn sẽ cần lưu ý một số điều sau:
Trên đây là một vài mẹo trị giời leo hay được chia sẻ trong dân gian mà bạn có thể tham khảo. Nhìn chung, dù các loại thảo dược này được đánh giá là an toàn, lành tính nhưng nó chỉ có tác dụng với những trường hợp nhẹ và độ hiệu quả cũng chưa được nhiều nghiên cứu chứng minh. Do đó, nếu bạn có các biểu hiện nặng hoặc muốn nhanh khỏi, tốt nhất nên đi khám và thực hiện các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.