Vậy liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi là gì? Bài viết này của Bowtie Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc điều trị ung thư phổi bằng phương pháp miễn dịch. Mời bạn cùng theo dõi nhé.
Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp trị liệu sinh học sử dụng các thuốc nhằm nâng cao sức mạnh của hệ miễn dịch. Nhờ đó, hệ thống này sẽ tự tìm kiếm và phá hủy tế bào ung thư.
Bình thường, hệ miễn dịch có khả năng phát hiện và tiêu diệt các tác nhân “lạ mặt” trong cơ thể. Tuy nhiên, các tế bào ung thư, kể cả ung thư phổi, có khả năng thay đổi về gen hoặc sản xuất ra một số protein trên bề mặt giúp “che mắt” các tế bào miễn dịch. Ngoài ra, chúng cũng có thể làm biến đổi các tế bào xung quanh để cản trở sự tấn công của hệ miễn dịch.
Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi sẽ ngăn chặn các cơ chế này, từ đó giúp hệ miễn dịch dễ tìm thấy tế bào ác tính hơn. Nhờ vậy, việc điều trị ung thư phổi bằng liệu pháp miễn dịch sẽ tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của khối u, đồng thời ngăn cản chúng lây lan đến các vị trí khác.
Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu và ứng dụng nhiều dạng liệu pháp miễn dịch khác nhau trong điều trị ung thư phổi, có thể kể đến như:
Khi yếu tố gây hại xuất hiện trong cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các protein để chống lại, gọi là kháng thể. Theo đó, kháng thể đơn dòng là một phương pháp điều trị ung thư phổi được các chuyên gia tạo ra trong phòng thí nghiệm.
Một số kháng thể đơn dòng chống lại tế bào ung thư bằng cách gắn trực tiếp vào những protein cụ thể trên các tế bào này. Đây có thể được xem là một dạng “đánh dấu ngầm” để giúp hệ miễn dịch dễ dàng nhận ra và tiêu diệt tế bào ung thư.
Một số kháng thể đơn dòng khác sẽ ức chế các điểm kiểm soát miễn dịch PD-1/PD-L1, CTLA4 ligand/CTLA4… của tế bào ung thư. Việc này cũng giúp hệ miễn dịch có thể nhận ra và chống lại khối u, từ đó ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của chúng.
Các liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu cũng giúp hệ miễn dịch tìm kiếm và tiêu diệt tế bào ung thư. Thông thường, những thuốc này sẽ được dùng kết hợp hoặc sau các phương pháp chữa trị khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu có thể được sử dụng như phương pháp chính để điều trị ung thư phổi.
Theo đó, hai liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu thường gặp là:
Tế bào T là một tế bào miễn dịch có vai trò chống lại nhiễm trùng. Với liệu pháp này, các tế bào T sẽ được trích từ máu của bệnh nhân và biến đổi. Sau khi biến đổi, trên tế bào T sẽ có các protein đặc biệt (gọi là thụ thể) có khả năng giúp chúng phát hiện và tiêu diệt tế bào ung thư. Hiện nay, phương pháp này chỉ mới được dùng trong các thử nghiệm lâm sàng.
Thông thường, vaccine sẽ được dùng để ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, vaccine ung thư có thể điều trị bệnh bằng cách tăng cường và giúp hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư tốt hơn. Các thuốc này nhắm vào những protein tồn tại trong tế bào ung thư mà không có hoặc có ít trong tế bào bình thường. Tuy nhiên, tương tự như liệu pháp tế bào T, vaccine ung thư hiện nay chỉ được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng điều trị ung thư phổi.
Bài viết liên quan:
Các thuốc miễn dịch được sử dụng dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch. Thông thường, bác sĩ sẽ truyền thuốc vào tĩnh mạch ở cánh tay.
Bác sĩ thường mất 30 – 60 phút để truyền một liều thuốc miễn dịch cho bệnh nhân. Nếu đáp ứng điều trị, bệnh nhân có thể cần tiếp tục truyền thuốc sau mỗi 2 – 4 tuần trong tối đa 2 năm.
Tương tự như bất kỳ phương pháp hay thuốc điều trị ung thư phổi nào, liệu pháp miễn dịch cũng có thể gây ra một số phản ứng, tác dụng không mong muốn. Trong đó, các tác dụng phụ phổ biến là:
Một số bệnh nhân gặp phải các phản ứng trong quá trình truyền thuốc. Các phản ứng này có thể bao gồm sốt, ớn lạnh, mặt đỏ bừng, nổi ban đỏ, ngứa da, chóng mặt, khó thở, thở khò khè…
Sau khi sử dụng liệu pháp miễn dịch, hệ miễn dịch của bệnh nhân có thể tấn công vào những bộ phận khác của cơ thể và gây ra phản ứng tự miễn. Các phản ứng phụ này tương đối nghiêm trọng, đôi khi có thể gây ra vấn đề ở phổi, gan, các tuyến sản xuất hormone, thận… Trong một số trường hợp, phản ứng tự miễn có khả năng đe dọa đến tính mạng.
Ngoài phản ứng tiêm truyền và phản ứng tự miễn, bệnh nhân điều trị ung thư phổi bằng phương pháp miễn dịch có thể gặp thêm một số tác dụng không mong muốn khác, chẳng hạn như:
Các tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch có thể thay đổi từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Vì vậy, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi tiêm truyền thuốc, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ ngay.
Liệu pháp miễn dịch có thể được sử dụng trong điều trị ung thư phổi. Nhờ tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch, thuốc sẽ kích thích hệ thống này tìm kiếm và chống lại tế bào ung thư, từ đó ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của khối u.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.