Vậy trên thực tế, việc cạo vôi răng có được bảo hiểm y tế không? Nếu bạn cũng có chung thắc mắc này, hãy cùng Bowtie Việt Nam khám phá lời giải trong bài viết dưới đây nhé.
Theo điều 21, Luật Bảo hiểm y tế 2008 và khoản 14, điều 1, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2014, người tham gia sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí:
Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được chi trả các quyền lợi điều trị bệnh răng miệng và vấn đề nha khoa theo chỉ định của nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa. Điều này có nghĩa là, bạn chỉ được quỹ bảo hiểm y tế hỗ trợ khi lấy cao răng theo chỉ định của nha sĩ. Bảo hiểm y tế được chi trả trong trường hợp vôi răng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, áp xe răng, chảy máu chân răng… Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng để giúp việc điều trị các bệnh lý răng miệng khác hiệu quả hơn.
Trong khi đó, quỹ bảo hiểm y tế không chi trả cho các trường hợp tự cạo vôi răng mà không được nha sĩ chỉ định. Điều này nghĩa là, nếu bạn lấy cao răng để làm sạch răng miệng hoặc vì mục đích thẩm mỹ thì sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế.
Nhìn chung, mức phí lấy cao răng ở các bệnh viện công lập thường sẽ dao động từ 100.000 – 500.000 đồng. Theo Luật Bảo hiểm y tế, nếu đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế đăng ký ban đầu, bạn sẽ được quỹ bảo hiểm y tế hỗ trợ 80 – 100% chi phí khám chữa bệnh tùy từng đối tượng. Trong khi đó, nếu khám chữa bệnh trái tuyến, quỹ bảo hiểm y tế sẽ hỗ trợ người tham gia với mức như sau:
Tuy nhiên, trên thực tế, trường hợp phải điều trị nội trú khi thực hiện các thủ thuật nha khoa nói chung và cạo vôi răng nói riêng rất hiếm. Vì vậy, bạn cần lưu ý nếu lấy cao răng trái tuyến vì có thể không được chi trả bảo hiểm y tế.
Bài viết liên quan:
Để được hưởng bảo hiểm y tế, người tham gia khi đến khám chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh. Trường hợp thẻ chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, giấy xác nhận của Công an cấp xã, giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh – sinh viên hoặc các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo hoặc tạm trú sẽ được khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế và cũng phải xuất trình các giấy tờ như trên.
Trẻ dưới 6 tuổi đến khám chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh.
Nếu người tham gia bảo hiểm y tế đang trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế thì khi khám chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền cung cấp kèm theo một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân. Trường hợp chuyển tuyến khám chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo mẫu. Nếu khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám chữa bệnh.
Để được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế khi lấy cao răng, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú:
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Lấy cao răng có được bảo hiểm y tế không?” cũng như mức hỗ trợ. Trong trường hợp lấy cao răng theo chỉ định của nha sĩ, bạn có thể được bảo hiểm y tế chi trả từ 40 – 100% chi phí.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.