Vậy bệnh lao phổi là gì? Làm thế nào để phát hiện sớm và điều trị kịp thời? Mời bạn cùng Bowtie Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé.
Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (M. tuberculosis) gây ra. Trực khuẩn M. tuberculosis có dạng hình que, sinh sản chậm và hiếu khí. Chúng có khả năng tồn tại trong đờm nhớt, bóng tối, nơi ẩm thấp đến vài tuần. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này lại dễ bị mất khả năng gây bệnh dưới tác động của ánh nắng mặt trời và bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100℃ chỉ trong 5 phút.
Vi khuẩn M. tuberculosis có thể tấn công phổi, gây lao phổi hoặc tấn công các bộ phận khác trong cơ thể, gây lao ngoài phổi. Lao phổi phổ biến hơn lao ngoài phổi, chiếm 80 – 85% tổng số ca bệnh lao.
Lao phổi về cơ bản là bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan từ người này sang người khác. Con đường lây truyền chủ yếu là qua đường hô hấp. Theo đó, khi người bệnh ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói hoặc hát… vi khuẩn lao sẽ phát tán ra ngoài không khí. Những người ở gần họ có thể hít phải các vi khuẩn này và bị nhiễm bệnh.
Vi khuẩn lao từ các hạt nước bọt li ti hoặc các hạt bụi nhỏ có thể dễ dàng đi vào phổi, xuống phế nang và nhân lên, từ đó gây hủy hoại nhu mô phổi và dẫn đến lao phổi. Từ phổi, vi khuẩn có thể theo máu, bạch huyết đến các cơ quan khác trong cơ thể và gây bệnh tại các cơ quan này. Trên thực tế, không phải bệnh nhân nào phơi nhiễm với M. tuberculosis cũng khởi phát lao phổi ngay lập tức. Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn mất vài tuần, vài tháng, thậm chí là vài năm mới bắt đầu hoạt động và gây bệnh.
Thời kỳ lây truyền bệnh mạnh nhất là thời kỳ toàn phát của lao phổi. Thời kỳ này kéo dài cho đến khi người bệnh được điều trị với thuốc kháng lao. Chỉ sau 2 – 4 tuần dùng thuốc, khả năng lây truyền bệnh của bệnh nhân sẽ còn rất thấp.
Người mắc bệnh lao phổi thường trải qua 2 giai đoạn của bệnh là lao tiềm ẩn và lao hoạt động:
Các triệu chứng viêm phổi thường gặp ở bệnh nhân lao phổi là:
Nhiều yếu tố khác nhau có thể làm tăng nguy cơ mắc lao phổi. Trong đó, những đối tượng có khả năng cao mắc phải bệnh lý này là:
Lao phổi là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh:
Lao phổi có thể gây tổn thương đường thở và dẫn đến các vấn đề như:
Màng phổi cũng là một vị trí có thể bị ảnh hưởng nặng nề do lao phổi. Theo đó, bệnh có khả năng gây tổn thương màng phổi và dẫn đến các vấn đề như viêm màng phổi, tràn khí màng phổi, tràn mủ màng phổi…
Bệnh lao phổi có thể làm tổn thương, giãn phình các mạch máu trong phổi, từ đó dẫn đến ho ra máu. Nhiều trường hợp ho ra máu ồ ạt có khả năng gây ngạt thở hoặc thậm chí tử vong.
Ngoài ra, lao phổi còn có thể dẫn đến một số biến chứng khác như:
Để chẩn đoán lao phổi, bác sĩ thường bắt đầu từ việc khai thác bệnh sử và triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, đồng thời khám sức khỏe lâm sàng. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định các kiểm tra, xét nghiệm khác để chẩn đoán lao phổi, bao gồm:
Một tin vui cho bệnh nhân lao phổi là bệnh có thể được điều trị và chữa khỏi bằng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh cần uống thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và phù hợp với chương trình điều trị bệnh lao mở rộng của Bộ Y tế.
Theo đó, người bệnh được bác sĩ kê nhiều loại thuốc điều trị lao để giúp tiêu diệt vi khuẩn lao triệt để. Các loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị bệnh lao là:
Người mắc bệnh lao phổi thường phải điều trị bằng thuốc kéo dài từ 6 – 9 tháng, thậm chí có thể lâu hơn để loại bỏ triệt để nguồn sống của vi khuẩn lao.
Bệnh lao phổi về cơ bản có thể phòng ngừa được. Theo đó, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, mọi người cần lưu ý:
Người mắc bệnh lao phổi thường được điều trị bằng thuốc với phác đồ kéo dài từ 6 – 9 tháng hoặc lâu hơn. Tuy nhiên sau khi uống thuốc chống lao khoảng 2 – 4 tuần thì bệnh nhân gần như không còn khả năng lây bệnh cho người khác. Lúc này, vi khuẩn lao đã bị suy yếu do tác dụng của thuốc.
Về cơ bản, bệnh lao phổi có thể tái phát lại, tức là người bệnh sau khi đã điều trị khỏi vẫn có khả năng tái nhiễm. Vì vậy, bạn không nên chủ quan với bệnh lý này.
Trên đây là những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi. Dù là một bệnh lý nguy hiểm nhưng lao phổi có thể được phòng ngừa dễ dàng. Bạn hãy áp dụng ngay các biện pháp mà Bowtie đã giới thiệu trong bài viết này để giảm nguy cơ mắc bệnh nhé.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.