Vậy khối lượng xương được đo như thế nào? Khối lượng xương thấp là do đâu và làm sao để duy trì sự ổn định của chỉ số này? Mời bạn tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây của Bowtie để hiểu thêm nhé.
Xét nghiệm đo mật độ xương (BMD) có thể cung cấp các thông tin tổng quan về tình trạng của xương. Xét nghiệm này giúp dự đoán khả năng mắc bệnh loãng xương, xác định nguy cơ gãy xương và đo lường mức độ đáp ứng của bệnh nhân đối với quá trình điều trị loãng xương.
Phương pháp đo mật độ xương phổ biến nhất là DEXA (đo khả năng hấp thụ tia X năng lượng kép), một phương pháp tương tự như chụp X-quang thông thường. Các phương pháp đo mật độ xương sẽ đo mật độ khoáng chất trong xương của bạn và so sánh chúng với mật độ tiêu chuẩn, sau đó cung cấp cho bạn một điểm số.
Công thức tính khối lượng xương |
Khối lượng xương (kg) = Khối lượng tế bào không chứa chất béo – Khối lượng cơ bắp |
Đối với nữ giới:
Trọng lượng cơ thể | Khối lượng xương |
< 50kg | 1,95kg |
50 – 75kg | 2,40kg |
> 76kg | 2,95kg |
Đối với nam giới:
Trọng lượng cơ thể | Khối lượng xương |
< 65kg | 2,65kg |
65 – 95kg | 3,29kg |
> 95kg | 3,69kg |
Xương sẽ trở nên yếu và xốp hơn khi chúng ta già đi. Lúc này, xương mất dần chất khoáng, khối lượng và thay đổi cấu trúc khiến chúng yếu hơn và dễ gãy. Hầu hết mọi người đều bắt đầu mất khối lượng xương sau khi đạt được mật độ xương cao nhất ở khoảng độ tuổi 30. Xương của bạn càng chắc ở độ tuổi 30 thì càng mất nhiều thời gian để giảm mật độ xương.
Một số người có mật độ xương thấp có thể không bị loãng xương. Mật độ xương thấp có khả năng là kết quả của một hay nhiều tình trạng sức khỏe, bệnh lý khác hoặc do các phương pháp điều trị y tế gây ra. Phụ nữ có nhiều nguy cơ gặp phải tình trạng mật độ xương thấp và loãng xương hơn nam giới. Điều này được giải thích là vì phụ nữ có giá trị mật độ xương cao nhất (mật độ đỉnh) thấp hơn và quá trình mất khối lượng xương diễn ra nhanh hơn nam giới do thay đổi hormone vào thời kỳ mãn kinh.
Các vấn đề sức khỏe sau đây có thể góp phần làm giảm mật độ xương ở cả nam và nữ giới:
Mật độ xương thấp có thể dẫn đến thiếu xương hoặc loãng xương – những tình trạng mà trong đó xương trở nên “mong manh” và dễ gãy hơn. T-score trong kết quả chụp DEXA dao động từ -1 đến -2,5 thì được phân loại là thiếu xương. Số điểm này càng thấp thì xương của bạn càng xốp. Mặc dù mức độ giảm khối lượng xương được xem là “không quá nghiêm trọng” nhưng thiếu xương vẫn là một yếu tố nguy cơ góp phần dẫn đến loãng xương. Loãng xương là khi xương trở nên xốp và dễ gãy hơn thiếu xương.
Thiếu xương thường phổ biến ở những người trên 50 tuổi, xảy ra khi mật độ xương thấp hơn mức bình thường nhưng không bị loãng xương. Sự khác biệt trong chẩn đoán thiếu xương và loãng xương là dựa vào kết quả đo mật độ xương. Trong đó, tình trạng mất xương khi bị thiếu xương không nghiêm trọng như khi bị loãng xương. Điều này có nghĩa là khả năng bị gãy xương của người thiếu xương cao hơn người có mật độ xương bình thường nhưng ít hơn người bị loãng xương.
Mặc khác, loãng xương là một tình trạng đặc trưng bởi sự mất khối lượng xương do thiếu canxi, vitamin D, magie, vitamin và các khoáng chất khác. Người lớn tuổi mắc chứng loãng xương dễ bị gãy xương ở cổ tay, hông và cột sống, từ đó gây hạn chế khả năng vận động và hoạt động độc lập.
Bạn có thể duy trì khối lượng xương ổn định bằng cách:
Khối lượng xương thấp có liên quan mật thiết đến khả năng bị thiếu xương, loãng xương. Vì vậy, bạn nên cố gắng duy trì chỉ số này ở mức ổn định để hạn chế những vấn đề do thiếu xương, loãng xương gây ra nhé.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.