Trong bài viết này, Công ty Bowtie sẽ giúp bạn biết được 100g khổ qua (mướp đắng) chứa bao nhiêu calo, những lợi ích của loại thực phẩm này đối với sức khỏe cũng như một số bí kíp giảm cân hiệu quả với khổ qua. Hãy cùng theo dõi đến cuối bài viết để “bỏ túi” những thông tin hữu ích, bạn nhé.
Trong khi một số người “sợ” vị đắng của khổ qua thì một số khác lại rất yêu thích loại thực phẩm này. Khổ qua cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe nhưng lại chứa tương đối ít calo. Theo thống kê, tùy thuộc vào chủng loại và độ chín mà 100g khổ qua (mướp đắng) sẽ chứa khoảng 17 – 22 calo.
Bên cạnh việc chứa ít calo, khổ qua cũng được xem là có lợi cho sức khỏe nhờ thành phần dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất sau đây:
Bạn nghe nhiều về việc khổ qua có thể mang lại các lợi ích cho sức khỏe nhưng liệu bạn đã biết những lợi ích này là gì? Tiếp theo, mời bạn hãy cùng Bowtie khám phá 9 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của khổ qua:
Khổ qua có khả năng giúp kháng viêm nhờ vào thành phần chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa và chống viêm tự nhiên. Theo đó, các chất chống oxy hóa như polyphenol, flavonoid và carotenoid có khả năng ngăn chặn tình trạng tổn thương tế bào do các gốc tự do, giúp bảo vệ tế bào và giảm viêm nhiễm.
Không chỉ vậy, khổ qua còn chứa thêm các hợp chất có tác dụng chống viêm tự nhiên như cucurbitacin và quercetin. Các hợp chất này có khả năng ức chế phản ứng viêm và giảm sản xuất những chất gây viêm như prostaglandin và cytokine.
Khổ qua từ lâu đã được sử dụng trong dân gian để giúp giảm lượng đường trong máu và hỗ trợ kiểm soát bệnh đái tháo đường. Khi nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học nhận thấy, khổ qua chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học là saponin và terpenoid. Các hợp chất này đóng vai trò quan trọng giúp giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường nhờ hỗ trợ quá trình chuyển hóa glucose, đồng thời giúp gan xử lý và cơ bắp lưu trữ glucose tốt hơn.
Một số hợp chất trong khổ qua có khả năng tăng cường hoạt động của hormone insulin hoặc giảm tình trạng đề kháng insulin. Thêm vào đó, chúng cũng giúp bảo vệ tế bào tuyến tụy (nơi sản xuất ra insulin) khỏi các tế bào và hợp chất gây viêm.
Nhờ những lợi ích này, khổ qua sẽ góp phần làm giảm lượng đường trong máu và hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Sau khi biết được khổ qua (mướp đắng) chứa bao nhiêu calo, bạn sẽ không quá ngạc nhiên về lợi ích này của khổ qua. Vì chứa ít calo, việc tiêu thụ khổ qua sẽ không làm tăng cân.
Ngoài ra, khổ qua còn có chứa một lượng lớn chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan. Loại chất xơ này sẽ giúp giảm tình trạng đói và tạo cảm giác no lâu hơn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn ít đi và có thể kiểm soát lượng calo tiêu thụ dễ dàng hơn. Thêm vào đó, ngoài hỗ trợ quá trình chuyển hóa glucose, khổ qua còn giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa lipid, từ đó làm giảm sự tích tụ chất béo và ngăn ngừa tình trạng tăng cân, béo phì.
Khổ qua chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, catechin, epicatechin, acid chlorogenic, acid gallic và quercetin. Các chất chống oxy hóa này giúp bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương do stress oxy hóa, từ đó làm giảm nguy cơ phát triển ung thư.
Theo một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy, chiết xuất khổ qua có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư dạ dày, đại tràng, phổi và vòm họng. Một nghiên cứu khác vừa thực hiện trong ống nghiệm và trên động vật cũng chỉ ra rằng, chiết xuất khổ qua có thể hạn chế sự tăng trưởng và lan rộng của các tế bào ung thư vú cũng như thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào ung thư.
Chất xơ không hòa tan trong khổ qua có khả năng kết hợp với cholesterol trong ruột và giúp loại bỏ chúng khỏi cơ thể thông qua quá trình tiêu hóa. Điều này giúp giảm hấp thu cholesterol từ thức ăn và giảm mức cholesterol trong máu. Ngoài ra, khổ qua cũng chứa kali, magie và canxi có khả năng làm giảm mức LDL – cholesterol gây hại và duy trì mức HDL – cholesterol có lợi.
Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình loại bỏ độc tố và chất cặn tích tụ trong cơ thể. Khổ qua có chứa các chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp thanh lọc gan và hỗ trợ quá trình detox cơ thể. Điều này sẽ giúp tăng cường chức năng gan, làm sạch các độc tố gây hại và tăng cường quá trình chuyển hóa chất béo.
Ngoài ra, như đã đề cập, khổ qua chứa nhiều chất chống viêm tự nhiên như cucurbitacin và quercetin có khả năng giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan khỏi các tổn thương.
Khả năng cải thiện tình trạng táo bón và trĩ của khổ qua đến từ thành phần chất xơ và enzym. Chất xơ không hòa tan có khả năng hỗ trợ nhu động ruột, đồng thời làm mềm phân để phân dễ dàng di chuyển ra ngoài hơn.
Khổ qua cũng chứa một enzym có tên là papain, có khả năng giúp phân giải protein và kích thích tiêu hoá. Enzym này có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng, từ đó giảm táo bón.
Nhờ các lợi ích như trên, khổ qua có thể cải thiện tình trạng táo bón. Khi đó, áp lực “đè nặng” trên các tĩnh mạch trong búi trĩ cũng sẽ được giảm bớt, từ đó giúp cải thiện bệnh trĩ.
Khổ qua từ lâu đã được sử dụng ngoài da cũng như thông qua chế độ ăn uống để cải thiện các vấn đề về da. Theo đó, nhờ đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa và làm dịu tự nhiên, khổ qua có thể giúp làm giảm nhiều tình trạng về da khác nhau như mụn trứng cá, chàm, phát ban, bệnh phong, vẩy nến, vết loét, kích ứng da, viêm da…
Khổ qua có chứa các hợp chất có thể giúp làm sạch đường tiêu hóa và ngăn chặn sự phát triển của giun sán. Việc ăn khổ qua đều đặn sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm giun sán. Các nghiên cứu gần đây khẳng định rằng, saponin, alkaloid, oligoglycoside, flavonoid và tanin có hiệu quả trong việc tiêu diệt giun tròn. Chúng sẽ giúp làm tê liệt và phá vỡ hệ thống mạch máu cũng như thần kinh của giun.
Bài viết hữu ích:
Sau khi biết khổ qua chứa bao nhiêu calo cùng với những lợi ích tuyệt vời của loại rau củ này, bạn chắc hẳn đã không còn nghi ngờ gì về khả năng hỗ trợ giảm cân của khổ qua. Tuy nhiên, làm thế nào để phát huy tối đa lợi ích ấy không phải là một việc dễ dàng. Bởi cách chế biến có thể tác động rất nhiều đến lượng calo và chất béo có trong món ăn, từ đó có thể tăng cường hoặc làm giảm hiệu quả giảm cân của khổ qua.
Dưới đây, Bowtie sẽ mách bạn cách làm những món ăn, thức uống giúp giảm cân “ngoạn mục” từ khổ qua:
Dù hơi khó uống nhưng nước ép khổ qua là một trong những loại nước ép có thể hỗ trợ bạn giảm cân rất hiệu quả. Nếu quá đắng, bạn hãy thêm mật ong vào nước ép khổ qua để dễ uống hơn nhé. Theo đó, cách làm nước ép khổ qua như sau:
Nguyên liệu: Khổ qua (1 – 2 trái), nước lọc
Cách thực hiện:
Dưới đây là nguyên liệu và cách làm trà khổ qua:
Nguyên liệu: Khổ qua (1 trái)
Cách thực hiện:
Khổ qua xào cũng là một món ăn đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể hoàn thành chỉ trong 10 phút. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, việc sử dụng dầu mỡ sẽ làm tăng lượng calo trong món ăn. Vì vậy, bạn nên xào khổ qua với càng ít dầu càng tốt. Dưới đây là cách làm món khổ qua xào:
Nguyên liệu: Khổ qua (2 – 3 trái), hành tím (1 củ), tỏi (2 – 3 tép), dầu ăn và gia vị
Cách thực hiện:
Bạn có thể dùng khổ qua để nấu canh với nhiều nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên, canh khổ qua kết hợp chả cá thác lác thường được mọi người yêu thích và không chứa quá nhiều calo. Theo đó, để nấu canh khổ qua chả cá thác lác, bạn sẽ cần chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện theo các bước như sau:
Nguyên liệu: Khổ qua (2 trái), cá thác lác (100g), hành lá và gia vị
Cách thực hiện:
Việc một trái khổ qua (mướp đắng) chứa bao nhiêu calo sẽ phụ thuộc vào kích thước của trái khổ qua đó. Theo đó, một trái khổ qua 100 – 150g sẽ cung cấp cho bạn khoảng 17 – 33 calo.
Số calo trong một trái khổ qua nhồi thịt sẽ phụ thuộc vào kích thước của trái khổ qua và thành phần nhân bạn sử dụng bên trong. Tuy nhiên nhìn chung, trong một trái khổ qua nhồi thịt trung bình chứa khoảng 150 – 200 calo.
Lượng calo trong món khổ qua xào trứng cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào nguyên liệu sử dụng. Một đĩa khổ qua xào trứng được tạo ra từ 100g khổ qua và 1 quả trứng sẽ cung cấp 100 calo. Trong đó, 78 calo được cung cấp từ trứng, 22 calo cung cấp từ khổ qua (chưa bao gồm lượng calo từ các thành phần khác).
Tương tự như khi xào trứng, lượng calo trong khổ qua xào thịt bò cũng thay đổi tùy vào lượng khổ qua và thịt bò mà bạn sử dụng. Tuy nhiên, thường thì một đĩa thịt bò xào khổ qua trung bình có thể cung cấp khoảng 200 – 250 calo.
Việc bổ sung khổ qua không gây tăng cân hoặc mập thêm vì loại thực phẩm này có ít calo và chất béo. Tuy nhiên, cách chế biến và các thành phần đi kèm trong món ăn chứa khổ qua có thể ảnh hưởng đến lượng calo và chất béo trong món ăn đó. Vì vậy, bạn nên cân nhắc đến cách chế biến khổ qua cũng như tổng lượng calo tiêu thụ hằng ngày để giữ dáng, kiểm soát cân nặng nhé.
Như đã chia sẻ ở trên, việc bổ sung khổ qua ở mức vừa phải sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, tương tự như bất kỳ loại thực phẩm nào, việc ăn khổ qua quá nhiều cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như:
Vì vậy, bạn nên ăn khổ qua với một lượng vừa phải. Theo khuyến nghị, bạn không nên ăn quá 2 trái khổ qua trong một bữa và không ăn quá 4 lần/tuần.
Khổ qua và nước khổ qua không có khả năng giảm cân một cách trực tiếp. Tuy nhiên, chúng có thể hỗ trợ quá trình giảm cân nhờ chứa ít calo, chất béo cũng như chứa nhiều chất xơ giúp kéo dài cảm giác no.
Tuy ăn khổ qua có thể hỗ trợ quá trình giảm cân nhưng việc có giảm cân được không còn phụ thuộc rất nhiều vào tổng lượng calo bạn tiêu thụ và đốt cháy trong ngày. Dù ăn các loại thực phẩm chứa ít calo nhưng nếu ăn với số lượng nhiều khiến tổng lượng calo tiêu thụ nhiều hơn tổng lượng calo đốt cháy thì cũng không thể giảm cân thành công. Vì vậy, bạn cần tính toán và bổ sung khổ qua vào một chế độ ăn uống, luyện tập cân bằng mới có thể kiểm soát tốt được cân nặng.
Đọc đến cuối bài viết, chắc bạn đã biết được khổ qua chứa bao nhiêu calo cũng như những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của loại thực phẩm này. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng, việc bổ sung khổ qua hay bất kỳ loại thực phẩm nào vào chế độ ăn uống cũng nên được tính toán thật kỹ để giúp mang lại lợi ích tốt nhất, đặc biệt nếu bạn đang có ý định giảm cân nhé.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.