Để biết cách chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp khoa học, hiệu quả, mời bạn cùng Bowtie tham khảo ngay bài viết dưới đây. Trong bài viết này, Bowtie Việt Nam sẽ giới thiệu cho bạn một số khía cạnh, vấn đề cần được quan tâm khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp tại nhà.
Người bệnh tăng huyết áp thường dễ bị căng thẳng về đầu óc và thần kinh. Vì vậy, người thân cần đảm bảo chế độ nghỉ ngơi cho bệnh nhân tăng huyết áp, tránh để họ gắng sức hoặc bị áp lực về mặt tâm lý. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng phải ngủ đủ giấc, tránh thức khuya – dậy sớm hoặc có những suy nghĩ tiêu cực.
Bên cạnh việc để bệnh nhân nghỉ ngơi, gia đình cũng nên nhắc nhở người bệnh giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là chăm sóc răng miệng và da. Điều này sẽ giúp hạn chế được tình trạng nhiễm trùng và các vấn đề khác liên quan.
Theo đó, việc đánh răng nên được thực hiện mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để tránh nhiễm khuẩn và sâu răng. Đối với làn da, người bệnh nên tắm mỗi ngày để làm sạch cơ thể, tránh các bệnh về da như viêm da hay dị ứng, lở loét da…
Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc người bệnh tăng huyết áp tại nhà, người thân cũng cần theo dõi sát tình trạng của bệnh nhân. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
Thường xuyên kiểm tra huyết áp cũng là một việc quan trọng nằm trong quy trình chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp. Việc này góp phần giúp bác sĩ theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị, đồng thời giúp gia đình phát hiện những thời điểm huyết áp của bệnh nhân tăng quá cao để kịp thời xử lý, đưa người bệnh đến bệnh viện.
Theo các bác sĩ, bệnh nhân nên được kiểm tra huyết áp tại nhà ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối. Các chuyên gia cũng thường khuyến khích bệnh nhân kiểm tra huyết áp vào buổi sáng trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào để đo được chỉ số huyết áp chính xác nhất.
Trước khi đo, người bệnh nên nằm nghỉ 5 phút để ổn định huyết áp. Tránh đo huyết áp khi đã hút thuốc, dùng chất kích thích, vận động mạnh trong vòng 30 phút trước đó. Để kết quả chính xác hơn, bạn nên đo huyết áp cho bệnh nhân ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 10 phút.
Nếu nhận thấy huyết áp của bệnh nhân vẫn cao hoặc tăng đột biến, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
Nhắc nhở người bệnh dùng thuốc huyết áp theo đúng chỉ định là một việc rất quan trọng mà gia đình cần lưu ý khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp tại nhà. Theo đó, người thân cần thường xuyên nhắc nhở để đảm bảo bệnh nhân dùng đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng thời gian theo hướng dẫn.
Bạn tuyệt đối không được để bệnh nhân tự ý ngưng thuốc hoặc sử dụng thêm các loại thuốc khác mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu muốn cho bệnh nhân tăng huyết áp dùng thêm bất kỳ sản phẩm nào, kể cả thảo dược, vitamin, thực phẩm chức năng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Dinh dưỡng là một phần không thể thiếu và vô cùng quan trọng cần được quan tâm khi lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp hạn chế tình trạng huyết áp tăng cao và hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Theo đó, người chăm sóc nên chú ý về mặt dinh dưỡng, xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho bệnh nhân:
Bên cạnh việc lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho người bệnh tăng huyết áp, bạn cũng cần quan tâm đến các phương thức nấu ăn để giúp đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân. Theo đó, bạn hãy ưu tiên chế biến món ăn bằng cách luộc hoặc hấp. Điều này sẽ giúp món ăn trở nên thanh đạm, ít bổ sung muối và các gia vị khác.
Bài viết liên quan:
Lối sống buông thả, không lành mạnh có thể khiến tình trạng huyết áp cao trở nên tồi tệ hơn. Do đó, người thân nên khuyến khích bệnh nhân thay đổi lối sống theo hướng tích cực để hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh:
Người có các bệnh lý mạn tính thường hay nhạy cảm, căng thẳng với mọi thứ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến căn bệnh mà họ mắc phải. Trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp cũng vậy. Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng, lo lắng quá mức về bệnh tình lại có khả năng khiến huyết áp của bệnh nhân khó được kiểm soát hơn.
Do đó, không chỉ bác sĩ mà ngay cả những người thân thiết trong gia đình cũng nên trò chuyện, chia sẻ những điều tích cực để giúp bệnh nhân cảm thấy được động viên, an ủi. Gia đình lúc này chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất mà bệnh nhân có thể dựa vào.
Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân lo lắng nhiều, người thân có thể cùng bệnh nhân thực hiện các hoạt động nhằm giải tỏa căng thẳng, chẳng hạn như nghe nhạc, chơi trò chơi, đi mua sắm, tập yoga, thiền…
Để theo dõi tình trạng sức khỏe và đánh giá hiệu quả của việc điều trị huyết áp cao, người thân cần đưa bệnh nhân tăng huyết áp đi khám sức khỏe định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Thời gian có thể là 1 tháng, 2 tháng hoặc vài tháng.
Lúc này, bác sĩ sẽ đánh giá các chỉ số huyết áp của bệnh nhân xem chúng có được cải thiện hay không. Từ đó, bác sĩ đưa ra những điều chỉnh về đơn thuốc cũng như những căn dặn về lối sống sinh hoạt để bệnh nhân thay đổi nhằm kiểm soát huyết áp tốt nhất.
Việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp tại nhà sẽ giúp người thân, gia đình hỗ trợ bệnh nhân tốt hơn trong quá trình điều trị. Biết cách chăm sóc người bệnh tăng huyết áp hiệu quả sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao sức khỏe của bệnh nhân.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.