Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch khi tim co bóp để đưa máu đi nuôi cơ thể. Mức huyết áp lý tưởng cho người bình thường là dưới 120/80mmHg. Khi chỉ số này liên tục tăng cao ở mức 140/90mmHg hoặc hơn thì được xem là tăng huyết áp. Tuy là một bệnh lý thường gặp nhưng liệu bạn có biết rằng người bệnh huyết áp cao có thể bị đột quỵ không.
Vậy tăng huyết áp và đột quỵ có mối liên hệ thế nào? Mời bạn cùng Bảo hiểm sức khỏe Bowtie tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ theo nhiều cách khác nhau, bao gồm: hình thành cục máu đông, tổn thương các mạch máu nhỏ ở sâu trong não hoặc xuất huyết não.
Tình trạng huyết áp tăng cao, kéo dài có thể làm tổn thương các tế bào ở lớp lót bên trong động mạch. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để chất béo/cholesterol tích tụ trong lòng động mạch và tạo thành mảng xơ vữa.
Khi bị vỡ ra, các mảng xơ vữa này sẽ kích hoạt cơ chế hình thành cục máu đông tại vị trí vỡ. Sau đó, cục máu đông có khả năng di chuyển lên não, làm tắc nghẽn mạch máu não, dẫn đến thiếu máu cục bộ và gây ra đột quỵ.
Áp lực máu liên tục tăng cao sẽ gây tổn thương các mạch máu nhỏ nằm sâu trong não. Khi đó, lưu lượng máu cung cấp đến não có thể bị gián đoạn hoặc ngừng hẳn, khiến các tế bào não bị thiếu máu và oxy trầm trọng dẫn tới đột quỵ.
Một số trường hợp tăng huyết áp nghiêm trọng có thể gây vỡ mạch máu đột ngột, máu sẽ tràn vào nhu mô não và làm tổn thương các tế bào não. Hậu quả là bệnh nhân có thể bất tỉnh, mất ý thức hoặc thậm chí là tử vong.
Bài viết liên quan:
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ và kéo theo nhiều di chứng nặng nề. Tùy vào mức độ và vị trí tổn thương mà người bệnh có thể gặp phải các thương tật tạm thời hoặc vĩnh viễn. Các di chứng của đột quỵ thường bao gồm:
Đặc biệt, bệnh nhân có nguy cơ tử vong nếu tình trạng cao huyết áp gây ra những tổn thương nghiêm trọng dẫn đến chết não.
Để hạn chế đột quỵ và biến chứng do tăng huyết áp, điều quan trọng là bạn cần nhận biết dấu hiệu bệnh từ sớm để có hướng can thiệp kịp thời. Trên thực tế, nhiều trường hợp bệnh nhân không nhận biết được dấu hiệu tăng huyết áp do chúng rất mờ nhạt và không rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể bị đau đầu dữ dội, đau ngực, chóng mặt, khó thở, buồn nôn, nôn, thay đổi thị lực, nhìn mờ, chảy máu mũi, rối loạn nhịp tim…
Thêm vào đó, bệnh nhân cao huyết áp cũng nên thận trọng với các dấu hiệu đột quỵ. Dấu hiệu cao huyết áp gây đột quỵ sẽ bao gồm:
Ở những người bị tăng huyết áp, chỉ cần mức huyết áp giảm bớt 10mmHg thì đã có thể giúp họ hạn chế đến 25% nguy cơ đột quỵ. Nếu tình trạng tăng huyết áp đã được chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng một hoặc kết hợp một số loại thuốc để kiểm soát huyết áp và phòng ngừa biến chứng. Các loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị tăng huyết áp là:
Ngoài ra, việc thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt cũng có thể giúp bạn giảm được nguy cơ huyết áp cao dẫn đến đột quỵ. Cụ thể, bạn hãy:
Theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà
Thường xuyên theo dõi và đo huyết áp tại nhà có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn. Tuân thủ việc thăm khám định kỳ cũng là biện pháp vô cùng hữu ích để ngăn ngừa các biến cố sức khỏe do tăng huyết áp.
Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân và béo phì là các yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp, đặc biệt ở những người có kích thước vòng eo lớn. Điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng huyết áp cao.
Hoạt động thể chất thường xuyên
Rèn luyện thể chất không chỉ mang lại lợi ích trong việc kiểm soát huyết áp mà còn góp phần tăng cường sức khỏe tổng thể. Vì vậy, bạn nên cố gắng dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày (4 – 5 ngày/ tuần) để tham gia các hoạt động thể dục thể thao, chẳng hạn như đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi lội… hoặc bất kỳ bộ môn nào có cường độ vừa phải.
Ăn uống lành mạnh
Để ổn định huyết áp ở mức an toàn, đồng thời giảm nguy cơ tăng cholesterol thì bạn nên ăn ít muối, ít chất béo bão hòa, tăng cường chất xơ và kali từ thực phẩm, bổ sung rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống.
Bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia
Không hút thuốc đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp và đột quỵ. Tương tự, nguy cơ cao huyết áp gây đột quỵ cũng có thể giảm xuống nếu bạn hạn chế uống rượu bia.
Ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng
Mất ngủ và căng thẳng kéo dài có thể góp phần làm tăng huyết áp. Do đó, bạn cần đảm bảo thời gian ngủ mỗi ngày từ 6 – 8 tiếng và thời điểm đi ngủ không nên muộn hơn 11 giờ đêm. Bên cạnh đó, bạn nên có kế hoạch làm việc phù hợp và cố gắng dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn nhằm giảm thiểu áp lực tinh thần.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc vì sao huyết áp cao dẫn đến đột quỵ, cũng như tham khảo được một số cách để phòng ngừa. Nếu đã bị cao huyết áp, bạn hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ cũng như thay đổi lối sống để hạn chế nguy cơ huyết áp cao gây đột quỵ nhé.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.