Máu lưu thông qua bốn ngăn tim và được đẩy đi khắp cơ thể theo một chiều nhất định nhờ vào hoạt động của các van tim. Trong đó, van 2 lá nằm ở giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái có vai trò ngăn không cho máu chảy ngược từ tâm thất lên tâm nhĩ. Ở bệnh nhân hở van tim 2 lá, lá van này không đóng kín làm máu chảy ngược chiều lại và gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại.
Hãy cùng Bảo hiểm Bowtie tìm hiểu thêm thông tin về bệnh hở van tim 2 lá qua bài viết sau đây nhé!
Hở van tim hai lá là bệnh lý van tim xảy ra khi van 2 lá không đóng khít hoàn toàn khiến cho máu bị trào ngược trở lại buồng tim thay vì bơm vào hệ tuần hoàn. Khi ấy, tim cần phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu đi qua van, lâu dần có thể dẫn đến rung nhĩ hoặc suy tim. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi trường hợp hở van 2 lá đều nghiêm trọng. Mức độ nguy hiểm của tình trạng này còn phụ thuộc vào mức độ hở van, các triệu chứng cùng biến chứng kèm theo.
Hở van tim 2 lá có thể diễn ra cấp tính hoặc mạn tính. Trong tình trạng cấp tính, van 2 lá bị hở đột ngột khiến tim chưa kịp đáp ứng với sự trào ngược máu trở lại tim, dẫn đến những triệu chứng khá nghiêm trọng. Đối với tình trạng mạn tính, lá van bị hở dần theo thời gian nên các triệu chứng cũng xuất hiện từ nhẹ đến nặng.
Mức độ hở van 2 lá được chia thành 4 mức như sau:
Phần lớn trường hợp hở van 2 lá thường nhẹ và tiến triển chậm. Một số người không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Tuy nhiên, vẫn có những bệnh nhân bị hở van 2 lá cấp tính tiến triển nhanh chóng và gặp phải các triệu chứng đột ngột.
Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp ở những người bị hở van tim 2 lá nhưng lại không đặc trưng cho bệnh. Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể xuất hiện là:
Nếu nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ hở van 2 lá hoặc tim đang gặp vấn đề, bạn hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt, đặc biệt nếu:
Hở van tim 2 lá có thể xảy ra do vấn đề từ chính lá van này, được gọi là hở van 2 lá nguyên phát. Đôi khi, các bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe khác cũng dẫn đến hở van 2 lá. Lúc đó, bệnh được gọi là hở van 2 lá chức năng hoặc thứ phát.
Các bệnh lý, vấn đề sức khỏe có thể khiến cho van 2 lá không còn đóng kín như bình thường là:
Bài viết liên quan:
Nguy cơ bị hở van tim 2 lá có thể tăng lên do một vài yếu tố tác động, bao gồm:
Bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân bị hở van tim 2 lá sau khi thăm khám sức khỏe thông thường. Để đưa ra kết luận chính xác, bác sĩ sẽ khai thác thêm thông tin về tiền sử bệnh và triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, nghe tim phổi, khám lâm sàng cũng như thực hiện một số phương pháp chẩn đoán cần thiết khác như:
Đôi khi, việc đặt ống thông tim sẽ được thực hiện để giúp bác sĩ quan sát hình ảnh của các mạch máu trong tim rõ hơn. Cách này thường không được sử dụng để chẩn đoán các bệnh liên quan đến van 2 lá nhưng có thể hữu ích khi các phương pháp khác không giúp phát hiện được vấn đề sức khỏe hiện có.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm giúp chẩn đoán hở van tim 2 lá, bác sĩ có thể xác định được cả giai đoạn và mức độ hở van để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Mục tiêu điều trị hở van tim 2 lá là cải thiện chức năng của tim đồng thời giảm nhẹ các dấu hiệu, triệu chứng bệnh và hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra trong tương lai. Kế hoạch điều trị có thể bao gồm:
Những người bị hở van nhẹ có thể chưa cần điều trị y tế nhưng vẫn cần phải thay đổi lối sống và thăm khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo bệnh không tiến triển nặng thêm. Những người bệnh có kèm theo tăng huyết áp hoặc cơ tim yếu thường được chỉ định dùng thuốc để giảm bớt gánh nặng cho tim và làm giảm nhẹ các triệu chứng.
Những nhóm thuốc thường được kê đơn khi triệu chứng hở van 2 lá trầm trọng hơn là:
Van 2 lá nếu bị tổn thương nặng sẽ cần được phẫu thuật để chỉnh sửa hoặc thay thế, ngay cả khi bệnh nhân không có triệu chứng đáng chú ý nào. Nếu người bệnh cần phẫu thuật để điều trị một bệnh lý về tim khác, bác sĩ có thể kết hợp can thiệp vào van tim 2 lá trong cùng một cuộc phẫu thuật ấy.
Phẫu thuật chỉnh sửa van 2 lá thường được cân nhắc trước khi quyết định thay thế van mới (van sinh học hoặc van cơ học). Trong quá trình phẫu thuật chỉnh sửa van 2 lá, bác sĩ có thể:
Nếu cần thay thế van mới, bác sĩ sẽ loại bỏ van 2 lá và thay bằng một van cơ học hoặc van sinh học (van làm từ mô tim bò/ lợn/ người). Đối với phẫu thuật thay van cơ học, người bệnh cần dùng thuốc chống đông máu suốt đời để ngăn ngừa hình thành cục máu đông tại đó. Trường hợp thay van sinh học thì van sẽ thoái hóa dần theo thời gian và bệnh nhân sẽ cần được thay van mới sau đó.
Hở van tim 2 lá có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào mức độ hở của van. Hở van 2 lá nhẹ thường không gây ra vấn đề gì đáng lo ngại nhưng khi mức độ hở nặng hơn, tim phải làm việc nhiều hơn để có thể bơm đủ máu đi nuôi cơ thể. Sự co bóp quá mức khiến tâm thất trái giãn rộng và cơ tim trở nên suy yếu.
Biến chứng thường gặp của hở van 2 lá bao gồm:
Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm của hở van 2 lá, người bệnh cần chú ý dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi lối sống và khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh.
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh giúp bệnh nhân tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm bớt gánh nặng cho tim và phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh. Theo đó, người bị hở van tim 2 lá nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá và các loại hạt. Đồng thời, người bệnh cần chú ý hạn chế:
Nhìn chung, tiên lượng của mỗi người bệnh hở van tim 2 lá sẽ khác nhau. Đa phần tình trạng hở van 2 lá ở mức độ trung bình sẽ không cần điều trị hay kiểm soát quá nghiêm ngặt. Tuy nhiên, một vài trường hợp sẽ cần dùng đến thuốc để quản lý các triệu chứng bệnh hoặc phải phẫu thuật can thiệp. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo hở van 2 lá nào, bạn hãy đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt nhé.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.