Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch có nguy hiểm không? Hậu quả khi không điều trị sớm

Hậu quả của bệnh tim mạch có thể nghiêm trọng hơn bạn nghĩ. Nhóm bệnh lý này có khả năng dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đột tử...
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-11-15
Cập nhật ngày 2023-05-16
Nội dung chính
Hậu quả của bệnh tim mạch nếu không được điều trịCách phòng ngừa bệnh tim mạch để hạn chế biến chứng
Hậu quả của bệnh tim mạch nếu không được điều trị

Vậy bệnh tim mạch nguy hiểm như thế nào? Nếu không điều trị, bạn có thể gặp phải những biến chứng gì? Hãy cùng Bowtie tìm hiểu thêm về mức độ nguy hiểm của bệnh tim mạch và cách phòng ngừa bệnh tim mạch để hạn chế biến chứng qua bài viết sau đây nhé.

Hậu quả của bệnh tim mạch nếu không được điều trị

Bệnh tim mạch bao gồm nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến tim và các mạch máu, thường được chia thành 4 nhóm chính là bệnh động mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại biên và xơ vữa động mạch. Tùy vào vấn đề tim mạch mà bệnh nhân đang gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để hạn chế hậu quả của bệnh tim mạch.

Đọc thêm

    Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Bệnh tim mạch là gì? Những thông tin cần biết về bệnh tim mạch

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Các bệnh tim mạch phổ biến: Hãy thận trọng, chớ xem thường

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Thận trọng với 10 dấu hiệu bệnh tim mạch thường gặp

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Bạn có sở hữu yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch?

Nếu không được điều trị, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng bệnh tim mạch nghiêm trọng. Trong đó, bệnh tim mạch làm tăng nguy cơ dẫn đến những vấn đề sức khỏe nguy hiểm như:

Nhồi máu cơ tim

Bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây ra hầu hết các cơn nhồi máu cơ tim. Theo đó, một hoặc nhiều động mạch vành cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn, thường do các mảng xơ vữa hình thành trong lòng động mạch. Các mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch và giảm lưu lượng máu đến tim. Đôi khi, các mảng xơ vữa này cũng có thể vỡ ra, tạo thành cục máu đông làm ngăn chặn dòng máu nuôi tim. 

Việc giảm lưu lượng máu đến tim sẽ làm hỏng hoặc phá hủy một phần cơ tim, từ đó gây nhồi máu cơ tim. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nhồi máu cơ tim có khả năng dẫn đến tử vong.

Đột quỵ

Bệnh tim mạch cũng có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ, đặc biệt là các tình trạng như huyết áp cao không được kiểm soát, suy tim, dị tật tim, nhiễm trùng tim hoặc rối loạn nhịp tim. Những người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị nhồi máu cơ tim cũng có nguy cơ cao bị đột quỵ.   

Đột quỵ có khả năng khiến người bệnh chịu những di chứng nặng nề như rối loạn ngôn ngữ, suy giảm nhận thức, khó nuốt, yếu các cơ chính hoặc toàn thân, liệt cơ gây tàn tật tạm thời hoặc vĩnh viễn. Người bệnh cũng có thể phải nằm liệt giường và gặp nhiều vấn đề khác như tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, tắc mạch do huyết khối.

Bài viết liên quan:

Đọc thêm

Thiếu máu cục bộ cấp tính ở các chi

Thiếu máu cục bộ cấp tính ở các chi (thường ở chân) là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh động mạch ngoại biên. Ngoài ra, các vấn đề tim mạch khác như rung tâm nhĩ, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim cũng làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này.

Thiếu máu cục bộ cấp tính ở các chi là một tình trạng nguy hiểm cần cấp cứu ngay. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể phải đoạn chi hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong.

Bóc tách động mạch chủ

Tình trạng bóc tách động mạch chủ có thể là hậu quả của nhiều vấn đề, bệnh lý tim mạch như: 

  • Tăng huyết áp
  • Xơ vữa động mạch
  • Phình động mạch chủ
  • Bệnh van động mạch chủ
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Các vấn đề di truyền ở động mạch chủ ngực
  • Viêm động mạch chủ

Bóc tách động mạch chủ có thể gây xuất huyết nội, tổn thương nội tạng như suy thận hoặc tổn thương ruột đến mức đe dọa tính mạng. 

Đột tử do ngừng tim đột ngột

Đột tử do tim là thuật ngữ dùng để chỉ cái chết đột ngột, bất ngờ do mất chức năng tim (ngừng tim đột ngột). Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất gây ngừng tim đột ngột là rối loạn nhịp tim, đặc biệt là tình trạng rung tâm thất. Khi bị rung tâm thất, nhịp tim của bệnh nhân tăng lên, xung điện phát ra một cách bất thường khiến tâm thất rung động không mục đích, từ đó làm tim không thể bơm máu đến những bộ phận khác trong cơ thể. Nếu không được điều trị, bệnh nhân sẽ tử vong trong vài phút (đột tử do ngừng tim đột ngột).

Ngoài ra, bệnh tim mạch vành, bệnh tim bẩm sinh, những thay đổi trong cấu trúc của tim do bệnh tật hoặc nhiễm trùng cũng có thể gây ngừng tim đột ngột và dẫn đến đột tử.

Cách phòng ngừa bệnh tim mạch để hạn chế biến chứng

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hậu quả của bệnh tim mạch là hạn chế nguy cơ gặp phải các bệnh lý này. Để làm được điều đó, bạn cần xây dựng một lối sống lành mạnh cho tim mạch, giảm bớt các yếu tố nguy cơ tim mạch bằng những cách sau đây:

Kiểm soát huyết áp: Huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ lớn của bệnh tim mạch. Vì vậy, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Người lớn nên kiểm tra huyết áp ít nhất 1 lần/ năm và có thể nhiều hơn nếu mắc bệnh tăng huyết áp. Nếu bị tăng huyết áp, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và thay đổi lối sống lành mạnh để kiểm soát huyết áp hiệu quả nhằm hạn chế các biến chứng tim mạch.

Kiểm soát mức cholesterol và triglycerid (mỡ máu): Nồng độ cholesterol và triglycerid cao có thể gây tắc nghẽn động mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cũng như nhồi máu cơ tim. Bạn có thể kiểm soát mức cholesterol và triglycerid trong máu bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu cần thiết).

Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Thừa cân hoặc béo phì có liên quan đến hầu hết các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch như tăng cholesterol và triglycerid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường… Vậy nên, việc kiểm soát cân nặng có thể giúp bạn giảm bớt các yếu tố trên cũng như nguy cơ gặp phải bệnh tim mạch.

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Chế độ ăn tốt cho tim mạch đóng một vai trò quan trọng giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo đó, bạn hãy cố gắng hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa, thực phẩm nhiều muối và đường, đồng thời ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.

Cách ngăn ngừa hậu quả của bệnh tim mạch
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.

Tập luyện thể dục thường xuyên: Luyện tập thể dục, thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm tăng cường sức mạnh cho tim và cải thiện hệ tuần hoàn. Việc vận động cũng giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, đồng thời làm giảm huyết áp cũng như mức cholesterol trong máu. Một số hoạt động tốt cho hệ tim mạch mà bạn có thể cân nhắc tham gia như đi bộ, bơi lội, khiêu vũ… 

Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn: Uống quá nhiều rượu bia, đồ uống có cồn có thể làm tăng huyết áp. Song song đó, chúng cũng cung cấp thêm calo dư thừa dẫn đến tăng cân, béo phì. Các yếu tố này đều góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Không hút thuốc: Khói thuốc lá gây tăng huyết áp, đồng thời khiến bạn có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Vì vậy, nếu bạn đang hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá ngay.

Quản lý căng thẳng (stress): Căng thẳng có liên quan đến bệnh tim mạch theo nhiều cách khác nhau. Tình trạng này có thể làm tăng huyết áp hoặc kích thích cơn nhồi máu cơ tim (khi căng thẳng tột độ). Hơn nữa, một số cách giải tỏa căng thẳng mà mọi người thường dùng như ăn nhiều, uống rượu bia và hút thuốc đều không tốt cho tim mạch. Trên thực tế, bạn có thể áp dụng những cách kiểm soát và giải tỏa căng thẳng lành mạnh hơn như tập thể dục, nghe nhạc, thiền…

Ngủ đủ giấc: Ngủ không đủ giấc làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp, béo phì và đái tháo đường, những yếu tố góp phần dẫn đến bệnh tim mạch. Theo đó, người trưởng thành cần ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi đêm. Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ và điều trị.

Quản lý bệnh đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người bình thường. Nguyên nhân là vì lượng đường trong máu tăng cao, kéo dài có thể gây tổn thương các mạch máu và dây thần kinh liên quan. Do đó, nếu đang mắc đái tháo đường, bạn cần kiểm soát bệnh hiệu quả để ngăn ngừa các biến chứng tim mạch có thể xảy ra.

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn cũng đã giải đáp được thắc mắc “Liệu bệnh tim mạch có nguy hiểm không?” và làm thế nào để phòng ngừa các bệnh lý này. Hãy chủ động thay đổi lối sống ngay hôm nay để hạn chế các hậu quả của bệnh tim mạch nhé.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Tăng huyết áp vô căn (nguyên phát): Mối nguy khôn lường cần lưu ý Tăng huyết áp vô căn (nguyên phát): Mối nguy khôn lường cần lưu ý
Bệnh tim mạch

Tăng huyết áp vô căn (nguyên phát): Mối nguy khôn lường cần lưu ý

Nguyên nhân rối loạn lipid máu và cách phòng ngừa Nguyên nhân rối loạn lipid máu và cách phòng ngừa
Bệnh tim mạch

Nguyên nhân rối loạn lipid máu và cách phòng ngừa

Bệnh cơ tim: Những vấn đề bất thường ở cơ tim Bệnh cơ tim: Những vấn đề bất thường ở cơ tim
Bệnh tim mạch

Bệnh cơ tim: Những vấn đề bất thường ở cơ tim

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK