Bệnh giời leo đặc trưng bởi triệu chứng xuất hiện một dải mụn nước, phần lớn nằm dọc theo một bên lưng trái hoặc phải. Người bệnh sẽ cảm thấy rất đau đớn, khó chịu ngay cả sau khi điều trị hết mụn nước.
Vậy giời leo là gì? Nguyên nhân gây bệnh giời leo do đâu? Làm cách nào để nhận biết, chẩn đoán và điều trị bệnh lý này? Bài viết dưới đây của Bowtie sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh giời leo, mời bạn hãy cùng tham khảo nhé.
Bệnh giời leo là căn bệnh do virus varicella-zoster (VZV) gây ra. Virus này cũng chính là virus gây bệnh thủy đậu. Ở những người từng mắc bệnh thủy đậu, virus có thể vẫn còn nằm ẩn trong hạch của rễ dây thần kinh tủy sống sau khi đã điều trị hết bệnh. Khi điều kiện thuận lợi, chúng tái hoạt động trở lại và gây ra bệnh giời leo, có thể sau rất nhiều năm.
Bệnh giời leo không lây nhưng virus varicella-zoster lại có khả năng lây lan bằng đường tiếp xúc trực tiếp qua da và dễ lây truyền sang những người chưa được tiêm phòng thủy đậu hoặc có hệ miễn dịch suy yếu. Nếu nhiễm virus, người đó sẽ phát triển bệnh thủy đậu chứ không phải giời leo.
Thực chất, bệnh giời leo và zona hoặc zona thần kinh giống nhau, đều là những tên gọi dùng cho căn bệnh nhiễm trùng xảy ra bởi virus varicella-zoster, loại virus thuộc họ herpes và cũng là loại virus gây bệnh thủy đậu.
Virus này sẽ gây tổn thương các rễ dây thần kinh tủy và làm xuất hiện các dải mụn nước trên vùng da có các dây thần kinh tổn thương. Không giống như thủy đậu, bệnh giời leo có thể tái phát khi người bệnh bị suy giảm miễn dịch.
Lúc đầu, trước khi xuất hiện ban, mụn nước trên da thì bạn có thể cảm thấy đau, ngứa hoặc cảm giác châm chích ở các vùng da sẽ nổi ban.
Sau đó, ban sưng đỏ xuất hiện rồi phát triển thành mụn rộp trên da, thường sẽ mọc thành dải dài ở một bên cơ thể, có thể ở thân hoặc mặt. Khi giời leo ảnh hưởng đến mặt có khả năng làm tổn thương đến mắt và gây giảm thị lực. Một số ít trường hợp (thường là ở những người có hệ miễn dịch suy yếu), tình trạng phát mụn rộp lan rộng nhiều trên cơ thể, trông tương tự như khi bị bệnh thủy đậu. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức nhiều hơn trong thời gian nổi mụn nước.
Đặc điểm của các mụn nước trong bệnh giời leo (zona) là lúc đầu nhìn trong, sau đó chuyển thành đục, có mủ và lõm xuống ở giữa. Các mụn này thường khô đi sau vài tuần rồi để lại lớp vảy trên da. Vùng da bị ảnh hưởng sẽ còn lại các sẹo tròn màu bạc theo từng cụm.
Bên cạnh đó, người bệnh còn nhận thấy các dấu hiệu giời leo khác như:
Thời gian nổi mụn nước có thể kéo dài từ 10 – 15 ngày. Tuy nhiên, cảm giác đau ở vùng da bị ảnh hưởng có khả năng vẫn xảy ra sau khi đã hết mụn nước, còn gọi là di chứng đau sau zona.
Giời leo (zona) do virus bệnh thủy đậu varicella-zoster gây ra. Do đó, bất kỳ ai từng bị thủy đậu đều có khả năng phát triển bệnh giời leo sau này. Virus trú ngụ ở các rễ dây thần kinh tủy trong nhiều năm và khi tái hoạt động sẽ di chuyển dọc theo các dây thần kinh đến vùng da tương ứng, gây ra các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, không phải ai từng bị thủy đậu cũng đều sẽ mắc giời leo.
Lý do khiến cho virus hoạt động trở lại vẫn chưa rõ ràng, có thể là do khả năng miễn dịch bị suy yếu theo thời gian. Vì thế, bệnh thường xuất hiện ở người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.
Giời leo có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, trên những người đã từng mắc bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, một số đối tượng sẽ có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn, bao gồm:
Ngoài ra, hệ miễn dịch cũng có thể suy yếu khi bạn bị nhiễm trùng hoặc căng thẳng, stress. Khi ấy, nguy cơ bị giời leo cũng tăng lên.
Bệnh giời leo (zona) thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể để lại các biến chứng gây đau đớn, khó chịu hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các biến chứng mà bệnh nhân giời leo (zona thần kinh) có khả năng gặp phải gồm:
Bác sĩ thường sẽ thăm khám các triệu chứng trên da, hỏi về tiền sử bệnh và yêu cầu lấy mẫu bệnh phẩm từ nốt mụn nước để làm các xét nghiệm cần thiết. Việc chẩn đoán bệnh giời leo nhìn chung khá đơn giản.
Bệnh giời leo (zona) không có cách chữa đặc hiệu nhưng sử dụng thuốc kháng virus có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Việc điều trị giời leo nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi thấy xuất hiện các triệu chứng, tốt nhất là trong vòng 3 ngày kể từ khi phát ban, nổi mụn rộp trên da. Nếu đang mang thai, bạn cần trao đổi với bác sĩ để xem có thể sử dụng thuốc kháng virus được hay không.
Một số thuốc giảm đau không kê đơn cũng được dùng để giảm bớt cảm giác đau đớn khi bị giời leo, chẳng hạn như paracetamol, một số thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Nếu các thuốc này không có hiệu quả, bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc giảm đau khác mạnh hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tự chăm sóc bệnh giời leo tại nhà bằng cách:
Nếu ngại phải dùng thuốc tây trong thời gian dài, bạn có thể thử tham khảo cách trị giời leo bằng phương pháp dân gian với các dược liệu quen thuộc như mật ong, tỏi, đậu xanh, lá sung…
Virus varicella-zoster gây bệnh thủy đậu cũng như giời leo có thể được phòng ngừa nhờ vào vaccine. Theo đó, bạn được khuyến khích tiêm vaccine ngừa bệnh càng sớm càng tốt khi có thể. Mặc dù tiêm vaccine không giúp đảm bảo hoàn toàn việc không mắc bệnh giời leo nhưng người đã tiêm phòng nếu mắc bệnh sẽ ít nghiêm trọng hơn và có khả năng giảm di chứng đau dây thần kinh sau zona.
Ngoài ra, bạn có thể giảm thiểu các yếu tố nguy cơ mắc bệnh giời leo cũng như hạn chế khả năng lây nhiễm virus bằng cách:
Bài viết liên quan:
Trước đây, nhiều người cho rằng người bệnh giời leo cần phải kiêng tắm, kiêng nước cho đến khi hết mụn nước trên da. Tuy nhiên, quan điểm đó hoàn toàn không có căn cứ khoa học và có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng, lâu khỏi hơn.
Người bị giời leo vẫn có thể tắm được nhưng cần phải chú ý:
Người bệnh giời leo chỉ nên tắm 1 lần trong ngày và sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như khăn tắm để không lây truyền virus cho người thân. Sau khi vệ sinh cơ thể sạch sẽ, người bệnh có thể tiếp tục sử dụng các thuốc bôi sát khuẩn hoặc miếng dán che vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ.
Việc kiêng tắm hoặc kiêng gió, mặc quần áo kín có thể khiến cho các vết mụn nước dễ nhiễm trùng hơn. Hàng ngày, cơ thể luôn bài tiết mồ hôi, chất bã nhờn và đẩy các tế bào chết ra ngoài nên nếu không vệ sinh thân thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, từ đó gây bội nhiễm khiến bệnh nặng thêm.
Giời leo có gây ngứa ở vùng da xuất hiện ban đỏ, rộp nước cùng với cảm giác đau nhức, châm chích và thường chỉ gặp ở một bên của cơ thể, như một bên lưng, một bên mặt, ngực, bụng hoặc hông.
Vùng da phát ban khi phát triển thành mụn nước sẽ đỏ lên như bỏng, gây đau rát, ngứa ngáy. Thông thường các mụn nước sẽ dần khô và đóng thành từng lớp vảy trong vòng 10 ngày. Tiếp đó, các vảy bắt đầu bong ra sau khoảng 2 – 3 tuần. Khi này, bạn sẽ bớt cảm thấy ngứa nhưng có thể vẫn còn đau dây thần kinh.
Người bị giời leo không nên ăn thịt gà vì trong thịt gà có chứa nhiều đạm giàu arginine. Đó là một loại axit amin tham gia vào quá trình tái tạo ure ở gan, đồng thời điều hòa nồng độ amoniac máu, có thể khiến triệu chứng trở nên tệ hơn. Thịt gà cũng tạo điều kiện thuận lợi để nhiều loại vi khuẩn phát triển nhanh chóng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Không những thế, thịt gà khiến da dễ bị sẹo lồi. Do đó, người bệnh giời leo cần chú ý nên kiêng thịt gà trong quá trình điều trị bệnh đến khi khỏi hẳn.
Người bị giời leo cũng không nên ăn gạo nếp, gạo trắng hay nhóm thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế vì có chỉ số đường huyết cao. Khi ăn các thực phẩm này dễ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, làm chậm hoạt động của các tế bào bạch cầu khiến hệ miễn dịch yếu đi và tăng khả năng bị viêm.
Ngoài ra, đồ nếp hoặc các món ăn chế biến từ nếp như xôi, bánh tét, bánh dày… có tính nóng, dễ khiến vết loét bị mưng mủ và làm tăng nguy cơ để lại sẹo lồi.
Để tăng cường miễn dịch, đẩy nhanh quá trình làm lành các vết mụn nước, người bị giời leo cần kiêng ăn một số nhóm thực phẩm sau đây:
Nhìn chung, các trường hợp bệnh giời leo đều tự khỏi, có khi cần điều trị hoặc không. Các triệu chứng nổi ban đỏ, mụn nước trên da thường hết sau khoảng 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, bệnh vẫn có khả năng tái phát hoặc cơn đau vẫn tiếp diễn sau khi các triệu chứng đã hết. Vậy nên, người bệnh vẫn phải theo dõi, giữ vệ sinh cá nhân và dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ nếu vẫn còn cảm thấy đau nhức dây thần kinh.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.