Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Giang mai bẩm sinh: Căn bệnh truyền từ mẹ sang con

Mẹ bầu mắc giang mai nếu không được điều trị thích hợp có thể lây truyền bệnh cho thai nhi và khiến trẻ bị giang mai bẩm sinh. Bệnh lý này có khả năng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, phụ nữ cần hiểu rõ để có những biện pháp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cho con.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-03-16
Cập nhật ngày 2023-03-16
Nội dung chính
Bệnh giang mai bẩm sinh là gì?Dấu hiệu cho thấy trẻ bị giang mai bẩm sinhNguyên nhân gây bệnh giang mai bẩm sinhBệnh giang mai bẩm sinh có nguy hiểm không?Làm sao để chẩn đoán giang mai bẩm sinh?Phác đồ điều trị giang mai bẩm sinh cho trẻThắc mắc thường gặp về bệnh giang mai bẩm sinh
Giang mai bẩm sinh: Căn bệnh truyền từ mẹ sang con

Vậy giang mai bẩm sinh là gì và nguy hiểm đến mức nào? Bệnh giang mai bẩm sinh có chữa được không và làm sao điều trị? Mời bạn cùng theo dõi nội dung của bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này nhé. 

Bệnh giang mai bẩm sinh là gì?

Giang mai bẩm sinh (tên tiếng Anh là congenital syphilis) xảy ra khi người mẹ mắc bệnh giang mai lây truyền xoắn khuẩn Treponema pallidum cho con thông qua nhau thai. Bệnh có thể khiến thai chết lưu, sinh non, tử vong sơ sinh hoặc gây ra các triệu chứng lâm sàng và vấn đề sức khỏe ở những trẻ may mắn sống sót.

Theo đó, bệnh giang mai bẩm sinh được xác định khi:

  • Mẹ mắc bệnh giang mai không được điều trị đầy đủ bị sảy thai, thai chết lưu, trẻ được sinh ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi hoặc có cân nặng trên 500g.
  • Trẻ dưới 2 tuổi có triệu chứng lâm sàng của bệnh và được xét nghiệm giang mai dương tính.

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị giang mai bẩm sinh

Một số trẻ mắc bệnh không biểu hiện triệu chứng trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau sinh. Ở một số trường hợp, các triệu chứng bệnh phải mất đến vài năm mới xuất hiện. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, đa số trẻ mắc bệnh giang mai sẽ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng.

Theo đó, biểu hiện thường gặp nhất của giang mai bẩm sinh là thai chết lưu hoặc sinh non ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu may mắn sống sót đến khi sinh ra, trẻ cũng có thể gặp phải các dấu hiệu bệnh giang mai bẩm sinh sớm (xuất hiện trong 2 năm đầu đời, thường là 3 tháng đầu):

  • Tổn thương da dạng bọng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, sau đó bong vảy
  • Da nhăn nheo, phát ban, vàng da
  • Hạch to, gan lách to, bụng to
  • Có tuần hoàn bàng hệ
  • Hắt hơi, sổ mũi kéo dài
  • Viêm ở nhiều vị trí như viêm mũi, viêm thanh quản, viêm xương sụn, viêm màng não và màng bụng, viêm màng mạch – võng mạc

Ngoài ra, nhiều dấu hiệu bệnh giang mai xuất hiện muộn sau 2 tuổi là:

  • Viêm mắt, tai và khớp, viêm giác mạc kẽ
  • Dị dạng xương như mũi tẹt, trán dô…
  • Di chứng từ các tổn thương của giang mai bẩm sinh sớm
  • Tam chứng Hutchinson
  • Tổn thương thận
  • Xuất hiện vết nứt quanh miệng và hậu môn
  • Khuyết tật trí tuệ và liệt dây thần kinh sọ
  • Mất thính lực giác quan

Nguyên nhân gây bệnh giang mai bẩm sinh

Nguyên nhân gây bệnh giang mai bẩm sinh là xoắn khuẩn Treponema pallidum. Phụ nữ có khả năng bị phơi nhiễm với xoắn khuẩn trước và trong quá trình mang thai do quan hệ tình dục không an toàn hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương, sử dụng chung đồ vật với người nhiễm bệnh. Trong thai kỳ, mẹ bầu mắc giang mai có thể lây truyền xoắn khuẩn sang cho con thông qua nhau thai và khiến trẻ bị giang mai bẩm sinh từ trong bụng mẹ. 

Nguyên nhân gây bệnh giang mai bẩm sinh
Xoắn khuẩn giang mai có thể truyền từ mẹ sang con qua nhau thai và gây giang mai bẩm sinh ở thai nhi.

Bệnh giang mai bẩm sinh có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, giang mai bẩm sinh là một căn bệnh nguy hiểm bởi có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc tử vong sơ sinh. Ngoài ra, nếu may mắn sống sót qua thai kỳ, trẻ em mắc bệnh cũng gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Xương biến dạng
  • Thiếu máu nặng
  • Gan và lách to
  • Các vấn đề về não và thần kinh như mù, điếc…
  • Viêm màng não, viêm da…
  • Tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, tim, thận, xương…

Làm sao để chẩn đoán giang mai bẩm sinh?

Tất cả trẻ sơ sinh có mẹ được chẩn đoán mắc giang mai đều cần được khám và làm xét nghiệm để tìm bằng chứng giang mai bẩm sinh. Đối với trường hợp người mẹ không được điều trị đầy đủ, bé cần được xét nghiệm ngay ở thời điểm mới sinh và hàng tháng cho đến khi khẳng định về mặt huyết thanh là âm tính. 

Theo đó, các xét nghiệm được dùng để chẩn đoán bệnh là:

  • Xét nghiệm huyết thanh không đặc hiệu như RPR, VDRL…
  • Xét nghiệm huyết thanh đặc hiệu như TPHA, TPPA, FTA abs
  • Xét nghiệm tìm xoắn khuẩn trên kính hiển vi nền đen
  • Xét nghiệm tìm kháng thể huỳnh quang trực tiếp (DFA)
  • Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic
  • X-quang (có thể được sử dụng trong một số trường hợp

Phác đồ điều trị giang mai bẩm sinh cho trẻ

Ngay khi vừa chào đời, bác sĩ có thể áp dụng phác đồ điều trị giang mai bẩm sinh cho trẻ. Theo đó, phác đồ này sẽ được chỉ định khi:

  • Trẻ sơ sinh được chẩn đoán xác định giang mai bẩm sinh
  • Trẻ sơ sinh không có biểu hiện lâm sàng nhưng có mẹ bị giang mai chưa được điều trị đầy đủ hoặc điều trị muộn (chỉ mới điều trị trong vòng 30 ngày trước khi sinh bé)
  • Trẻ sơ sinh không có triệu chứng lâm sàng nhưng có mẹ không được điều trị theo phác đồ cho phụ nữ mang thai hoặc được điều trị bằng phác đồ không dùng penicillin

Theo đó, nếu trẻ có thể tiêm tĩnh mạch, bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng benzyl penicillin 100.000 – 150.000 đơn vị/kg/ngày. Thuốc được tiêm tĩnh mạch chậm cho trẻ trong vòng 10 – 15 ngày. Nếu không thể tiêm tĩnh mạch, bác sĩ sẽ sử dụng phác đồ thay thế với procain penicillin 50.000 đơn vị/kg/ngày, tiêm bắp trong 10 – 15 ngày.

Trong trường hợp người mẹ được điều trị đầy đủ, không có dấu hiệu tái nhiễm và trẻ không có triệu chứng lâm sàng của bệnh thì chỉ cần theo dõi chặt chẽ. Nếu cần điều trị, phác đồ sẽ là tiêm bắp benzathin penicillin G 50.000 đơn vị/kg/ngày với một liều duy nhất. 

Trong trường hợp bé dị ứng với penicillin, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng các loại kháng sinh khác để điều trị. 

Thắc mắc thường gặp về bệnh giang mai bẩm sinh

Bệnh giang mai bẩm sinh có chữa được không?

Về cơ bản, bệnh giang mai bẩm sinh có thể điều trị và chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh. Do đó, trẻ em mắc bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh các tổn thương, biến chứng do bệnh gây ra. Trong và sau quá trình điều trị, trẻ em cũng cần thực hiện các xét nghiệm để theo dõi hiệu quả và đảm bảo đã khỏi bệnh.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh giang mai bẩm sinh?

Giang mai bẩm sinh là bệnh lây truyền từ mẹ sang con. Do đó, để giảm thiểu rủi ro cũng như phòng ngừa bệnh cho con, người mẹ cần:

  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh, đặc biệt là khi có ý định mang thai và trong thai kỳ. Phụ nữ nên chia sẻ cởi mở và trung thực về lịch sử tình dục khi trao đổi với bác sĩ. 
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Chỉ nên quan hệ tình dục với một người, hạn chế quan hệ với nhiều người
  • Xét nghiệm giang mai trong lần khám thai đầu tiên để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời
  • Nếu được chẩn đoán mắc giang mai khi chưa mang thai, phụ nữ nên điều trị hết bệnh trước khi có ý định sinh con
  • Nếu được chẩn đoán giang mai trong thai kỳ, mẹ bầu cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh lây nhiễm bệnh cho con

Trên đây là một số thông tin về bệnh giang mai bẩm sinh mà Bowtie muốn chia sẻ cùng bạn. Hy vọng những thông tin này đã giúp chị em phụ nữ nói chung và mẹ bầu nói riêng biết được cách phòng ngừa bệnh hiệu quả cho con của mình.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Trĩ nội: Búi trĩ hình thành phía trên đường lược Trĩ nội: Búi trĩ hình thành phía trên đường lược
Các bệnh lý khác

Trĩ nội: Búi trĩ hình thành phía trên đường lược

Viêm gan B có lây không và lây qua đường nào? Viêm gan B có lây không và lây qua đường nào?
Các bệnh lý khác

Viêm gan B có lây không và lây qua đường nào?

Người bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? Xem ngay 4 lưu ý dưới đây Người bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? Xem ngay 4 lưu ý dưới đây
Các bệnh lý khác

Người bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? Xem ngay 4 lưu ý dưới đây

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK