Ung thư
Ung thư

Bỏ túi ngay 7 cách giảm ho hiệu quả cho người ung thư phổi

Ho là nỗi “ám ảnh” thường gặp nhất của người bệnh ung thư phổi, dù ở giai đoạn nào. Bởi tình trạng này không chỉ gây mệt mỏi, ngủ không ngon giấc mà còn khiến người bệnh bị nôn mửa hoặc thậm chí gãy xương sườn nếu ho quá nhiều và quá mạnh. Vậy làm thế nào để giảm ho hiệu quả cho người ung thư phổi?
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Tham vấn y khoa/chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Trần Kiến Bình
Ngày đăng 2023-03-29
Cập nhật ngày 2023-05-12
Nội dung chính
Vì sao người bệnh ung thư phổi thường bị ho?7 cách giảm ho đơn giản, hiệu quả cho người ung thư phổi
Bỏ túi ngay 7 cách giảm ho hiệu quả cho người ung thư phổi

Nếu bạn cũng đang có băn khoăn như trên, vậy hãy dành vài phút theo dõi bài viết dưới đây của Bowtie nhé. Trong bài viết này, Bảo hiểm sức khỏe Bowtie sẽ chia sẻ với bạn 7 cách giảm ho cho bệnh nhân ung thư phổi đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ. 

Vì sao người bệnh ung thư phổi thường bị ho?

Ho là phản xạ co thắt của các cơ trơn phế quản được chi phối bởi dây thần kinh phế vị nhằm giúp loại bỏ các dị vật, chất gây kích ứng ra khỏi đường thở. Đây là một trong những tình trạng rất thường gặp và là nỗi “ám ảnh” của người bệnh ung thư phổi ở tất cả các giai đoạn. 

Bệnh nhân ung thư phổi có thể bị ho khan hoặc ho có đờm, đôi khi trong đờm có lẫn máu. Nguyên nhân gây ho ở người bị ung thư phổi có thể là do:

  • Khối u chèn ép phế quản hoặc khí quản
  • Tràn dịch màng phổi
  • Viêm phổi do xạ trị 
  • Nhiễm trùng phổi 
  • Các bệnh nền, bệnh đồng mắc khác ở phổi như viêm phế quản mạn tính, hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Tình trạng ho nhiều, ho dai dẳng có thể gây khó chịu và làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi. Ho khiến người bệnh mệt mỏi, khó ngủ, buồn nôn, nôn… Không những vậy, bệnh nhân còn có nguy cơ cao bị gãy xương sườn (nhất là với trường hợp ung thư phổi di căn xương) nếu ho quá nhiều và quá mạnh. 

Vậy làm thế nào để giảm ho cho bệnh nhân ung thư phổi? Đâu là cách giảm ho cho người bị ung thư phổi hiệu quả? Nếu bạn đang có những thắc mắc này, hãy cùng tham khảo ngay 7 cách giảm ho cho bệnh nhân ung thư phổi trong nội dung tiếp theo của bài viết nhé. 

7 cách giảm ho đơn giản, hiệu quả cho người ung thư phổi

Có nhiều cách giảm ho cho bệnh nhân ung thư phổi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến các phương pháp điều trị, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ để biết đâu là cách giảm ho cho người bệnh ung thư phổi phù hợp nhất. Dưới đây là một số cách bạn có thể tìm hiểu và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng:  

1. Sử dụng thuốc giảm ho cho người ung thư phổi

Bệnh nhân ung thư phổi có thể trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc để giảm ho nếu gặp phải tình trạng này. Việc dùng thuốc ho nào cho người ung thư phổi sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ho và một số yếu tố khác. Với trường hợp ho do nhiễm trùng đường hô hấp, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng kháng sinh. Ngoài ra, một số loại thuốc ho cho người ung thư phổi khác có khả năng được sử dụng là: 

  • Thuốc trị ho như codein, dextromethorphan… 
  • Thuốc long đờm như acetylcystein, bromhexin, ambroxol… 
  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc giãn phế quản

Điều quan trọng là bệnh nhân ung thư phổi cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hoặc tăng liều lượng sử dụng. Nếu tình trạng không được cải thiện, hãy trao đổi lại với bác sĩ để được lựa chọn thuốc ho cho người ung thư phổi khác phù hợp hơn.

2. Bổ sung đủ nước

Một trong những cách giảm ho cho bệnh nhân ung thư phổi an toàn và dễ thực hiện nhất là uống đủ nước. Nước sẽ giúp làm loãng đờm và xoa dịu cổ họng, từ đó giảm ho cho bệnh nhân. Ngoài ra, việc uống đủ nước cũng giúp người bệnh ung thư phổi bù lại lượng nước bị mất đi do sự thay đổi chuyển hoá trong cơ thể hoặc do các phương pháp điều trị ung thư và tác dụng phụ của chúng (như nôn mửa, tiêu chảy…).

Theo đó, bệnh nhân ung thư phổi được khuyến khích uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt, việc uống nước ấm sẽ giúp mang lại hiệu quả tốt hơn.

3. Uống trà chanh mật ong

Mật ong từ lâu đã được biết đến là một thành phần tự nhiên có khả năng làm dịu cổ họng và giảm ho vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, cả chanh và mật ong đều có tác dụng kháng khuẩn, đồng thời giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại một số tác nhân gây ho. 

Vì vậy, việc thưởng thức một tách trà chanh mật ong ấm là cách giảm ho trong ung thư phổi đơn giản mà bạn có thể cân nhắc. Ngoài khả năng làm dịu cổ họng và giảm ho, thức uống này cũng giúp làm loãng đờm để bệnh nhân dễ tống xuất ra ngoài. Đồng thời, nhâm nhi một tách trà chanh mật ong ấm còn giúp người bệnh thả lỏng tinh thần, giải tỏa căng thẳng vô cùng hiệu quả.

Bài viết liên quan:

Giảm ho cho người ung thư phổi bằng trà chanh mật ong
Bệnh nhân ung thư phổi có thể uống trà chanh mật ong ấm để giảm ho.

4. Làm ẩm đường thở

Nếu đường thở bị khô, chất nhầy và đờm có thể được tiết ra nhiều hơn, từ đó càng khiến cơn ho của người bệnh ung thư phổi trở nên dữ dội. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể làm ẩm đường thở bằng nhiều cách khác nhau như:

  • Tắm dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm
  • Xông tinh dầu hoặc xông hơi
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí trong phòng và trong nhà 

5. Thực hiện các bài tập hít thở

Một cách giảm ho cho người mắc những bệnh lý ở phổi như viêm phổi, ung thư phổi… cũng mang lại hiệu quả cao đó là thực hiện các bài tập hít thở. Người bệnh có thể thực hiện bài tập hít thở đơn giản sau:

  • Bước 1: Hít một hơi dài bằng mũi 
  • Bước 2: Nín thở trong vài giây 
  • Bước 3: Thở hết không khí bằng miệng, lặp lại 5 lần

Bạn nên thực hiện bài tập này thường xuyên trong ngày, đặc biệt là khi bị ho. Trong quá trình thực hiện, hãy cố gắng thư giãn vai và hít thở thật nhẹ nhàng nhé.

Bài viết liên quan:

6. Nâng cao đầu khi ngủ

Bệnh nhân ung thư phổi có thể bị ho nhiều hơn vào ban đêm do tư thế nằm khiến đờm và dịch nhầy bị đọng lại trong cổ họng, từ đó kích hoạt phản xạ ho. Khi chăm sóc cho người bị ung thư phổi, người thân có thể kê thêm gối để giúp bệnh nhân nâng cao đầu khi ngủ. Việc này sẽ làm giảm đáng kể tình trạng ho và khó thở vào ban đêm cho người bệnh ung thư phổi.  

7. Súc họng bằng nước muối

Đây là một phương pháp có tác dụng sát khuẩn, đồng thời giúp giảm đau họng và loại bỏ chất đờm nhầy bám dính phía sau thành họng. Để thực hiện, người bệnh có thể khuấy 1/2 thìa muối vào một ly nước ấm cho tan hoàn toàn. Sau đó, hãy ngậm một ngụm nước muối vào miệng, ngửa cổ ra phía sau hết cỡ rồi khò nhẹ để đẩy nước muối lên xuống vài lần và nhổ ra. Người bệnh ung thư phổi nên áp dụng phương pháp này vài lần mỗi ngày để giảm ho.

Trên đây là 7 cách giảm ho cho người ung thư phổi hiệu quả mà Bowtie muốn chia sẻ cùng bạn. Nhìn chung, với người bệnh ung thư, việc dùng thuốc và bất cứ thực phẩm, thức uống nào cũng cần hết sức kỹ lưỡng. Do đó, tốt nhất, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ cách giảm ho tại nhà nào nhé!

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không? Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không?
Ung thư

Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không?

Ung thư trực tràng: Bệnh ung thư phổ biến thứ 5 tại Việt Nam Ung thư trực tràng: Bệnh ung thư phổ biến thứ 5 tại Việt Nam
Ung thư

Ung thư trực tràng: Bệnh ung thư phổ biến thứ 5 tại Việt Nam

Liệu pháp miễn dịch - Bước tiến trong điều trị ung thư phổi Liệu pháp miễn dịch - Bước tiến trong điều trị ung thư phổi
Ung thư

Liệu pháp miễn dịch - Bước tiến trong điều trị ung thư phổi

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK