Vậy phác đồ điều trị tăng huyết áp an toàn và hiệu quả gồm những nội dung gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua các hướng dẫn điều trị tăng huyết áp mới nhất do Bộ Y tế thực hiện. Mời bạn hãy cùng Bowtie theo dõi nhé!
Huyết áp là trị số đo được của áp lực tống máu bên trong lòng mạch, biểu thị bởi 2 chỉ số là huyết áp tâm thu (HATT) và huyết áp tâm trương (HATTr). Ở người bình thường, huyết áp tâm thu dao động trong khoảng 120 – 129mmHg và huyết áp tâm trương là từ 80 – 84mmHg. Huyết áp tối ưu là khi dưới 120/80mmHg.
Các trường hợp có trị số huyết áp bằng hoặc cao hơn 140/90mmHg được chẩn đoán là tình trạng tăng huyết áp. Dựa vào kết quả thực tế sau khi tiến hành đo theo đúng quy định, bệnh tăng huyết áp sẽ được phân độ cụ thể như sau:
Tăng huyết áp là một trong các vấn đề tim mạch phổ biến với nguy cơ tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát hiệu quả bằng các phương pháp điều trị tăng huyết áp. Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim, bệnh thận mạn tính, mất thị lực, suy giảm nhận thức…
Các triệu chứng tăng huyết áp thường không đặc hiệu và đôi khi người bệnh có thể không phát triển bất kỳ triệu chứng nào trước khi được chẩn đoán. Trong khi những trường hợp khác có thể gặp phải các biểu hiện bao gồm nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt, ù tai, nhịp tim bất thường, buồn nôn, đau ngực, khó thở, mệt mỏi…
Bệnh tăng huyết áp là tình trạng kéo dài mạn tính mà người bệnh phải chung sống suốt đời. Vì vậy, nguyên tắc điều trị tăng huyết áp là tìm cách để kiểm soát và duy trì chỉ số huyết áp ở mức độ phù hợp với sức khỏe của bệnh nhân, đồng thời khắc phục tối đa các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng để đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Thông thường, huyết áp dưới 140/90mmHg là mục tiêu cần hướng đến khi xây dựng phác đồ điều trị tăng huyết áp trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên với những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch, chẳng hạn như mắc bệnh thận hoặc đái tháo đường thì mức huyết áp mục tiêu cần được điều chỉnh thấp hơn 130/80mmHg.
Một nguyên tắc cũng rất quan trọng trong chiến lược điều trị tăng huyết áp đó là nên giảm dần chỉ số huyết áp để đạt mục tiêu lâu dài. Không nên áp dụng các phương pháp khiến huyết áp hạ thấp đột ngột để tránh gây ra hiện tượng thiếu máu ở cơ quan đích, ngoại trừ phác đồ điều trị đối với một số trường hợp tăng huyết áp khẩn cấp và cấp cứu.
Bài viết liên quan:
Việc điều trị tăng huyết áp sẽ được kết hợp giữa các phương pháp không dùng thuốc và phương pháp dùng thuốc, cụ thể như sau:
Cách điều trị bệnh tăng huyết áp bằng các biện pháp tích cực tại nhà là hướng dẫn đầu tiên trong quy trình điều trị tăng huyết áp của Bộ Y tế. Các phương pháp này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển, cải thiện chỉ số huyết áp và giảm bớt số lượng thuốc cần sử dụng.
Theo đó, để tuân thủ việc điều trị tăng huyết áp tại nhà, người bệnh nên thực hiện một số thay đổi nhỏ trong lối sống và sinh hoạt thường ngày như:
Phác đồ điều trị bệnh tăng huyết áp mới nhất của Bộ Y tế không chỉ bao gồm các bước điều trị cơn tăng huyết áp tại nhà mà còn kết hợp thêm việc sử dụng một số loại thuốc kiểm soát huyết áp để đáp ứng mục tiêu và tăng cường hiệu quả bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.
Cụ thể, sơ đồ phối hợp thuốc điều trị tăng huyết áp đối với từng phân độ và một số dạng tăng huyết áp đặc biệt được mô tả như sau:
Các thuốc lợi tiểu thiazide liều thấp thường là lựa chọn đầu tay để điều trị ở bệnh nhân tăng huyết áp độ 1, ngoại trừ người có bệnh gout và các trường hợp cần thận trọng như người mắc hội chứng chuyển hóa, rối loạn dung nạp glucose, phụ nữ mang thai.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thay thế thuốc lợi tiểu thiazide bằng các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp khác bao gồm thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh canxi có tác dụng kéo dài, thuốc ức chế thụ thể AT1 hoặc thuốc chẹn beta.
Phác đồ điều trị tăng huyết áp độ 2 hoặc độ 3 cần kết hợp từ hai loại thuốc trở lên, trong đó ưu tiên sử dụng các thuốc trong nhóm lợi tiểu với liều thấp (nếu không có chống chỉ định). Tùy theo đối tượng bệnh nhân, việc lựa chọn thành phần thuốc kết hợp có thể cân nhắc trong các nhóm thuốc còn lại như thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II, thuốc chẹn beta giao cảm.
Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp tâm thu đơn độc đều cần sử dụng đồng thời nhiều nhóm thuốc khác nhau để kiểm soát huyết áp thành công. Thứ tự phối hợp thuốc được đề nghị đó là:
Đặc biệt khi phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp tâm thu đơn độc cần xem xét thêm các yếu tố liên quan để không gây giảm huyết áp tâm trương quá mức.
Tăng huyết áp kịch phát được xác định khi chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 180mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120mmHg, có thể kèm theo các tổn thương cấp tính đang tiến triển ở cơ quan đích (tăng huyết áp cấp cứu) hoặc không (tăng huyết áp khẩn cấp).
Bệnh nhân tăng huyết áp cấp cứu hoặc khẩn cấp cần được đưa đến cơ sở y tế để can thiệp kịp thời, trường hợp cần thiết bác sĩ có thể yêu cầu nhập viện để theo dõi tình trạng. Khuyến cáo điều trị cơn tăng huyết áp kịch phát được thực hiện tại các cơ sở chuyên môn gồm có:
Các thuốc điều trị tăng huyết áp kịch phát bằng đường tiêm tĩnh mạch thường được chỉ định đó là labetalol, nicardipine, natri nitroprusside, fenoldopam, hydralazine, esmolol…
Tăng huyết áp kháng trị là các trường hợp không thể kiểm soát huyết áp mục tiêu mặc dù đã tuân thủ phác đồ điều trị gồm nhiều loại thuốc (≥ 3 nhóm thuốc, trong đó có thuốc lợi tiểu) ở liều tối đa có thể dung nạp.
Nhìn chung, tăng huyết áp kháng trị là một dạng tăng huyết áp ẩn giấu nhiều nguy cơ nghiêm trọng có thể làm tăng tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch. Theo khuyến cáo điều trị hiện nay, tình trạng tăng huyết áp kháng trị có thể được kiểm soát khi cân nhắc thêm một loại thuốc kháng aldosteron (spironolacton) vào phác đồ điều trị 3 thuốc chuẩn bao gồm ức chế men chuyển/ức chế thụ thể AT1, chẹn kênh canxi tác dụng kéo dài, lợi tiểu thiazide tác dụng kéo dài.
Như vậy, bài viết đã đề cập đến những cách kiểm soát và điều trị tăng huyết áp hiệu quả theo phác đồ của Bộ Y tế, đồng thời cũng nhắc lại một số thông tin quan trọng về bệnh tăng huyết áp để giúp bạn nhận định rõ hơn. Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tăng huyết áp, bạn hãy tiến hành kiểm tra tại bệnh viện để được hướng dẫn điều trị thích hợp và an toàn nhé!
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.