Giang mai là một bệnh nhiễm trùng chủ yếu lây truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh sản. Do đó, người bệnh cần nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh và biết cách điều trị giang mai hiệu quả nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này.
Trong bài viết dưới đây, Bowtie sẽ giới thiệu với bạn các phương pháp thường được áp dụng để điều trị bệnh giang mai cũng như một số gợi ý về địa chỉ và chi phí chữa trị căn bệnh này. Mời bạn cùng theo dõi nhé.
Bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra và lây truyền từ người sang người chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn. Bệnh cũng có thể lây nhiễm gián tiếp khi bạn tiếp xúc với các tổn thương trên da của người bệnh hoặc sử dụng đồ dùng bị nhiễm xoắn khuẩn. Ngoài ra, bệnh còn có khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Triệu chứng lâm sàng của giang mai rất đa dạng tùy theo từng giai đoạn, phổ biến nhất là các tổn thương trên da và niêm mạc.
Nếu không điều trị, xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập và làm tổn thương nhiều bộ phận khác trên cơ thể như hệ thần kinh, hệ tim mạch, nội tạng, xương khớp, cuối cùng dẫn đến tử vong. Ở phụ nữ mang thai, người mẹ mắc giang mai có khả năng truyền xoắn khuẩn sang con khiến trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh, dị tật, sinh non hoặc tử vong.
Phương pháp điều trị bệnh giang mai chủ yếu và mang lại hiệu quả tốt nhất là sử dụng kháng sinh. Tùy vào giai đoạn bệnh lúc phát hiện (giang mai sớm hay muộn) mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh giang mai phù hợp cho từng bệnh nhân. Người bệnh thường được điều trị ngoại trú. Chỉ những trường hợp giang mai thời kỳ III (đã xâm nhập vào hệ tim mạch và thần kinh) hoặc giang mai bẩm sinh mới cần phải điều trị nội trú.
Bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh, một số phương pháp khác cũng có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân. Mời bạn cùng Bowtie tìm hiểu thêm về các phương pháp này trong nội dung tiếp theo nhé.
Kháng sinh là thuốc điều trị bệnh giang mai chính được sử dụng. Thuốc kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa xuất hiện thêm tổn thương mới nhưng sẽ không thể phục hồi lại các tổn thương đã xảy ra trước đó.
Phác đồ điều trị giang mai ưu tiên nhất là benzathin penicillin. Ở giai đoạn sớm (thời gian mắc bệnh ≤ 2 năm), người bệnh sẽ được tiêm bắp sâu 1 liều kháng sinh duy nhất. Ở giai đoạn muộn, liều điều trị sẽ tăng lên 1 lần/ tuần trong 3 tuần liên tiếp.
Nếu không sử dụng được benzathin penicillin thì một số thuốc kháng sinh khác có thể được dùng thay thế để trị bệnh giang mai là procain penicillin, doxycyclin, ceftriazxon, azithromycin với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Đặc biệt ở phụ nữ mang thai, penicillin là lựa chọn an toàn nhất để điều trị bệnh giang mai. Nếu người mẹ bị ứng với kháng sinh này thì bác sĩ sẽ phải tìm cách khác để điều trị, có thể thay thế bằng erythromycin, ceftriaxon hoặc azithromycin. Lưu ý, tuyệt đối không dùng doxycyclin cho phụ nữ có thai vì có khả năng gây biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi.
Phác đồ điều trị giang mai bẩm sinh cho các trẻ sơ sinh được chẩn đoán mắc bệnh hoặc có mẹ bị giang mai chưa được điều trị, điều trị chưa đầy đủ, điều trị với phác đồ không dùng penicillin cũng sẽ sử dụng thuốc kháng sinh penicillin. Trong đó, benzyl penicillin được ưu tiên hơn, sau đó là procain penicillin.
Việc bệnh giang mai điều trị trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào giai đoạn và tình trạng của từng bệnh nhân. Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả.
Thổ phục linh là một thảo dược quý từ lâu đã được sử dụng để điều trị giang mai. Những người muốn chữa giang mai theo Đông y có thể tham khảo các bài thuốc có thổ phục linh như sau:
Lưu ý, các bài thuốc này vẫn có khả năng gây ra tác dụng phụ hoặc chống chỉ định cho một số đối tượng. Ví dụ, thổ phục linh không dùng cho những người can thận âm hư, tỳ vị hư hàn hoặc người bị dị ứng với vị thuốc này. Tốt nhất, bạn vẫn phải tìm đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để được thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả.
Bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh trị bệnh giang mai theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh có thể thực hiện thêm một số cách hỗ trợ điều trị bệnh giang mai tại nhà để kiểm soát các triệu chứng.
Dùng ngải cứu
Đau khớp là một triệu chứng bệnh giang mai thường gặp. Triệu chứng này gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo đó, việc sử dụng ngải cứu có thể giúp giảm đau khớp và cải thiện đáng kể khả năng vận động.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược học dân tộc công nhận việc dùng tinh dầu từ các loài Artemisia như ngải cứu trong điều trị bệnh giang mai vì hoạt tính kháng nấm và kháng viêm của chúng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đến sự tư vấn của chuyên gia y tế về liều lượng, cách dùng nếu muốn sử dụng ngải cứu. Chú ý, những người có tiền sử dễ dị ứng với đào, táo, hoa hướng dương, cần tây, thuốc lá, hoa cúc… thì không nên dùng ngải cứu.
Bổ sung vitamin B12
Trong quá trình điều trị các bệnh nhiễm trùng nặng như giang mai thì một chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất là điều vô cùng cần thiết. Người bệnh thường dễ thiếu hụt vitamin B12, nhất là ở những người ăn chay, dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng, căng cơ và dễ thay đổi tâm trạng. Từ đó, các triệu chứng bệnh giang mai có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Lượng vitamin B12 cần thiết cho người trên 14 tuổi là 2,4mcg/ ngày. Bạn có thể bổ sung thêm vitamin này cho cơ thể thông qua các nguồn thực phẩm giàu vitamin B12 như cá hồi, cá ngừ, gan bò, gan gà, sữa chua, thịt cừu… Bổ sung vitamin B12 trong lúc điều trị bệnh giang mai sẽ giúp giảm bớt cảm giác mệt mỏi và trầm cảm, tăng cường chức năng hệ thần kinh.
Tắm với muối
Tắm bằng nước pha muối có thể giúp giảm bớt tình trạng đau khớp và cơ ở người bệnh giang mai. Da sẽ hấp thu các khoáng chất có tính kháng viêm trong muối để xoa dịu cơn đau. Bạn có thể thử tắm bằng nước ấm pha với hai chén muối và một vài giọt tinh dầu yêu thích hàng ngày.
Sử dụng gừng
Người bệnh giang mai có thể sử dụng gừng để giảm bớt cảm giác buồn nôn và tình trạng rối loạn tiêu hóa do bệnh gây ra. Bạn có thể pha trà gừng với một ít mật ong hoặc ăn vài lát gừng tươi bất kỳ khi nào cảm thấy buồn nôn.
Xoa bóp
Xoa bóp, mát xa là một phương pháp tuyệt vời giúp bạn làm dịu cảm giác đau, giảm bớt lo âu, mệt mỏi, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch trong quá trình điều trị bệnh giang mai. Thực hiện liệu pháp xoa bóp thường xuyên sẽ mang lại lợi ích cho hệ bạch huyết, não bộ và cả các khớp, cơ.
Bên cạnh việc hiểu rõ phương pháp điều trị, người bệnh cũng rất quan tâm đến các địa chỉ thăm khám, chữa trị giang mai uy tín. Theo đó, bệnh nhân nên ưu tiên lựa chọn chữa bệnh giang mai ở các bệnh viện lớn với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến. Lưu ý, đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục nên bạn tình, vợ hoặc chồng của người bệnh cũng cần được thăm khám và điều trị.
Dưới đây là một số địa chỉ thăm khám, điều trị giang mai uy tín tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mà bạn có thể tham khảo:
Tại Hà Nội:
Tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Hiện nay, chi phí điều trị bệnh giang mai là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào phương pháp, cơ sở điều trị cộng với phí của các xét nghiệm liên quan. Trung bình, chi phí điều trị giang mai dao động từ 6.000.000 – 10.000.000 đồng trở lên.
Thực tế, bạn có thể phải trả thêm các khoản phí phát sinh khác cho việc thăm khám, các loại xét nghiệm chẩn đoán giang mai, chi phí tái khám… Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể hơn cho từng người bệnh theo tình trạng bệnh hiện có để ước tính chi phí cần thiết.
Đừng quên, điều trị bệnh giang mai càng sớm thì khả năng phục hồi và hết bệnh càng nhanh. Nếu có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh giang mai, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và chữa trị sớm. Ngoài ra, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị bệnh giang mai nào, dù là hỗ trợ, thì bạn cũng nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ nhé.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.