Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm từ động vật do virus gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở một số nước châu Phi nhưng có thể bùng phát tại các khu vực khác. Năm 2022, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với bệnh đậu mùa khỉ vì số ca nhiễm ở nhiều quốc gia có xu hướng tăng lên do lây lan thông qua các tương tác xã hội và tiếp xúc gần.
Để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh đang có nguy cơ bùng phát thành dịch này, mời bạn cùng Bảo hiểm trực tuyến Bowtie theo dõi tiếp bài viết sau đây.
Đậu mùa khỉ là bệnh do virus đậu mùa khỉ (MPV) gây ra, có thể lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người. Virus này thường gây bệnh ở các loài gặm nhấm hoặc linh trưởng rồi có thể lây sang người.
Bệnh thường xảy ra ở vùng Trung và Tây Phi. Các trường hợp nhiễm bên ngoài châu Phi có liên quan đến:
Người đã tiêm vaccine ngừa đậu mùa có nhiều khả năng được bảo vệ trước virus gây bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, việc tiêm chủng đậu mùa ít còn phổ biến sau khi bệnh được loại trừ hoàn toàn vào năm 1980 nên hiện giờ, không nhiều người được tiêm loại vaccine này.
Virus gây bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ động vật sang người khi con người tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh (bao gồm các loài gặm nhấm và linh trưởng). Từ người sang người, bệnh có khả năng lây qua đường tiếp xúc gần với người đang phát ban đậu mùa khỉ, bao gồm:
Bệnh cũng lây qua quá trình tiếp xúc thân mật như:
Vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có thể làm lây bệnh, nghĩa là virus có khả năng phát tán qua tiếp xúc trực tiếp với miệng, giọt bắn hô hấp và cả hạt bụi khí (aerosol) phạm vi gần. Cơ chế lây truyền bệnh đậu mùa khỉ qua không khí vẫn cần được nghiên cứu thêm.
Virus đậu mùa khỉ cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai hoặc sau khi sinh qua tiếp xúc da kề da.
Hiện vẫn chưa rõ người bệnh không triệu chứng có thể lây bệnh cho người khác không và các loại dịch cơ thể khác (như tinh dịch, dịch âm đạo, nước ối, sữa mẹ, máu) có lây truyền virus gây bệnh hay không. Nhiều nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để tìm hiểu bệnh có lây qua việc trao đổi dịch thể trong và sau khi nhiễm bệnh có triệu chứng hay không.
Bài viết liên quan: Bệnh đậu mùa khỉ có lây không ? Bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua những đường nào ?
Khi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, bạn thường mất khoảng 5 – 21 ngày để bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Những triệu chứng ban đầu gồm:
Tình trạng phát ban thường xuất hiện sau 1 – 5 ngày kể từ khi có các triệu chứng đầu tiên. Phát ban đa số xuất hiện ở trên mặt, sau đó lan ra các bộ phận khác như lòng bàn tay, lòng bàn chân, mắt, miệng, họng, bẹn, bộ phận sinh dục và quanh vùng hậu môn. Nốt phát ban sẽ biến thành những mụn nước nhỏ chứa đầy dịch trước khi đóng vảy, khô lại và bong vảy.
Các triệu chứng thường hết sau vài tuần. Khả năng lây truyền bệnh đậu mùa khỉ xảy ra trong lúc bạn biểu hiện những triệu chứng này.
Một số người khi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ có thể gặp phải biến chứng hoặc thậm chí là tử vong do bệnh. Đặc biệt, các đối tượng như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ phát triển triệu chứng nặng hơn và có thể tử vong do đậu mùa khỉ.
Các biến chứng bệnh đậu mùa khỉ bao gồm:
Bác sĩ sẽ lấy một mẩu dịch từ vết phát ban và tiến hành kiểm tra để xác định xem bạn có mắc bệnh đậu mùa khỉ hay không. Để đưa ra kết luận chắc chắn, bác sĩ cần phải loại trừ hết các bệnh cũng gây phát ban như thủy đậu, sởi hoặc giang mai cũng như tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Bệnh đậu mùa khỉ thường tự khỏi trong vòng vài tuần mà không cần điều trị. Nếu cần, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý uống đủ nước, ăn tốt và ngủ đủ giấc. Vì bệnh có thể lây truyền nên người bệnh cần tự cách ly với mọi người xung quanh. Lúc này, sức khỏe tinh thần cũng nên được quan tâm.
Lưu ý, người bệnh cần tránh gãi, luôn phải rửa tay trước và sau khi chạm vào các nốt ban cũng như nơi bị tổn thương, giữ cho da khô, không bịt kín (trừ khi phải ở cùng phòng với người khác thì che các nốt ban bằng quần áo hoặc băng gạc cho đến khi ở cách ly). Bạn có thể làm sạch các nốt ban bằng nước vô trùng hoặc sát khuẩn. Để vệ sinh các tổn thương trong miệng, hãy súc miệng bằng nước muối. Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn sử dụng thuốc gây tê tại chỗ lidocain bôi vào miệng và các vùng tổn thương xung quanh để giảm đau. Việc tắm bằng nước ấm chứa muối natri bicarbonat và muối epsom cũng giúp làm dịu các tổn thương.
Các cách giúp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ tốt nhất là:
Căn bệnh này đã có vaccine phòng ngừa mới được phê duyệt nhưng dữ liệu hiện tại về tác dụng bảo vệ trước virus gây bệnh của vaccine đậu mùa khỉ vẫn còn rất hạn chế. Hiện nay, chưa có khuyến cáo về việc nên tiêm phòng diện rộng cho tất cả các đối tượng.
Đậu mùa khỉ có thể bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào. Vì vậy, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt nếu tiếp xúc với động vật hoặc người nghi ngờ nhiễm bệnh.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.