Đau họng mô tả cảm giác đau rát vùng họng và thường trầm trọng hơn khi nuốt hoặc nói. Trong khi đó, sổ mũi là tình trạng chất lỏng hoặc chất nhầy chảy ra từ mũi. Trong bài viết dưới đây, mời bạn hãy cùng Bảo hiểm Bowtie tìm hiểu các vấn đề sức khỏe có thể gây đau họng và sổ mũi cùng lúc, đồng thời khám phá một số cách xử lý và phòng ngừa tình trạng này.
Nhiễm virus là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau họng và sổ mũi. Virus từ bên ngoài có thể tấn công vào các mô ở cổ họng hoặc lớp lót ở mũi. Lúc này, các tế bào trong mũi và cổ họng sẽ giải phóng cytokine nhằm giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Các cytokine chịu trách nhiệm gây viêm mô và sản xuất chất nhầy để “bẫy” virus. Nước mũi chính là kết quả của lượng chất nhầy được cơ thể tiết ra. Trong khi đó, đau họng xảy ra do các mô ở cổ họng bị viêm và chất nhầy chảy xuống phía sau cổ họng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể khiến bạn bị đau họng và sổ mũi cùng lúc:
Cảm lạnh là bệnh lý thông thường mà ai cũng đã từng mắc một lần trong đời. Đây là tình trạng viêm cấp tính xảy ra ở mũi và họng mà nguyên nhân chính là do nhiễm virus.
Theo đó, khi bị cảm lạnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện như hắt hơi, ho, đau rát họng (đặc biệt khi nuốt thức ăn hoặc khi nói) và sổ mũi. Một số trường hợp cảm lạnh còn bị sốt nhẹ, khô miệng, mệt mỏi…
Về cơ bản, bệnh chỉ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần, sau đó có thể tự khỏi mà không cần điều trị (với những trường hợp nhẹ). Ngược lại, với trường hợp nặng hơn, bạn bị ho kéo dài kèm sốt thì cần sử dụng thuốc.
Tương tự như cảm lạnh, cúm cũng là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra do nhiễm các chủng virus cúm A, B hoặc C. Các triệu chứng của cúm thường là chảy nước mũi, ho, đau rát họng kèm sốt cao trên 39℃, nhạy cảm với ánh sáng, mệt mỏi…
Covid-19 là một tình trạng nhiễm trùng hô hấp do virus SARS-CoV-2 gây ra. Những người mắc Covid-19 thường có các biểu hiện như mệt mỏi, đau cơ, ho khan, đau rát họng kèm sốt. Tình trạng sốt, ho, đau họng và sổ mũi kéo dài có thể khiến người bệnh rất khó chịu và mất sức.
Các biểu hiện của Covid-19 thường giống với cảm lạnh hoặc cúm. Do đó, để chắc chắn bạn có mắc bệnh hay không, hãy thử bằng bộ kit test nhanh Covid-19 nhé.
Viêm họng có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Khi quan sát họng, bạn sẽ thấy họng bị viêm, đỏ, sưng, thậm chí có mủ nếu bệnh tiến triển nặng. Người bị viêm họng thường sốt, đau rát họng, đau khi nuốt thức ăn, khàn tiếng, miệng khô, ho, sổ mũi…
Viêm mũi dị ứng xảy ra khi niêm mạc mũi bị sưng, phù nề do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, mảng da thú cưng, nấm mốc… Việc tiếp xúc với các tác nhân này có thể gây viêm ở mũi, xoang và tăng sản xuất chất nhầy, từ đó dẫn đến sổ mũi. Chất nhầy chảy xuống phía sau cổ họng sẽ gây kích ứng và đau ở họng. Bên cạnh đau họng và sổ mũi, bệnh nhân còn có các biểu hiện khác như ho, hắt xì, chảy nước mắt, đỏ mắt, người mệt mỏi…
Viêm xoang xảy ra khi vi khuẩn gây viêm ở mô lót mũi và các xoang lân cận. Các triệu chứng của bệnh có thể bao gồm đau họng (do chảy nước mũi sau), chảy nước mũi đặc và có màu vàng hoặc xanh, nghẹt mũi, đau nhức vùng trán…
Bài viết liên quan:
Đau họng và sổ mũi là triệu chứng thường gặp của một số tình trạng nhiễm trùng và viêm ở vùng mũi họng. Đa số các tình trạng này thường nhẹ và có thể tự khỏi hoặc thuyên giảm sau một quãng thời gian ngắn.
Vậy bạn nên làm gì khi bị đau cổ họng và sổ mũi để giảm triệu chứng? Bạn có thể áp dụng một số cách chữa trị đau họng và sổ mũi tại nhà sau đây:
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bị đau họng, sổ mũi vì có thể tăng sức đề kháng và giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng, viêm. Vậy người bị đau họng, sổ mũi nên ăn gì, uống gì? Dưới đây là các món ăn, thức uống bạn có thể cân nhắc:
Các món cháo, canh và súp nóng như canh rau củ, súp gà, cháo bột yến mạch vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng vừa giúp làm ấm cơ thể, giảm nhẹ các triệu chứng như sổ mũi, ho, hắt hơi, đau họng, ớn lạnh…
Khi nấu những món ăn này, bạn nên cho thêm vài lát gừng hoặc nghệ vì chúng có vị ấm, đồng thời có khả năng kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm. Đặc biệt, bạn nên ăn khi cháo, canh và súp còn nóng thì sẽ tốt hơn.
Trà chứa nhiều polyphenol có tác dụng tăng cường đề kháng và bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh mạn tính. Việc uống một tách trà ấm có khả năng làm dịu cơn đau họng, đồng thời hơi nước sẽ giúp thông cổ họng và thông mũi.
Theo đó, bạn có thể dùng nhiều loại trà khác nhau như trà hoa cúc, trà gừng, trà bạc hà, trà cam thảo… để giảm tình trạng đau họng và sổ mũi. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên tránh các loại trà đen và trà xanh vì chúng có chứa caffeine, có thể gây mất nước và mất ngủ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, mật ong có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng của cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Đặc biệt, mật ong từ lâu đã được biết đến là có khả năng làm dịu cơn ho và đau họng vô cùng hiệu quả. Bạn có thể kết hợp mật ong và trà ấm để mang lại kết quả tốt hơn.
Một số nghiên cứu cho thấy, chiết xuất gừng có đặc tính kháng khuẩn. Trong khi đó, curcumin trong nghệ lại có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Bạn có thể dùng gừng, nghệ tươi hoặc chế biến thành các món ăn ngon miệng, bổ dưỡng để sử dụng.
Trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ rất có lợi cho sức khỏe tổng thể, đồng thời giúp nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt, vitamin C có trong các loại trái cây như chanh, cam, bưởi có khả năng chống oxy hóa và chống nhiễm trùng hiệu quả.
Trong khi đó, các loại rau lá xanh như cải kale, rau chân vịt, cải xoăn… cũng là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ, sắt… dồi dào, giúp hỗ trợ cơ thể chống lại nhiều bệnh tật.
Bên cạnh các lợi ích đối với đường tiêu hóa, sữa chua có thể giúp giảm đau họng do viêm rất hiệu quả. Ngoài ra, sữa chua cũng cung cấp nhiều protein, chất béo lành mạnh, probiotic giúp bổ sung dinh dưỡng, nâng cao miễn dịch và tăng tốc độ hồi phục của cơ thể khi bị bệnh. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các loại sữa chua ít đường và ăn từ 1 – 2 hộp mỗi ngày.
Như đã đề cập, đau họng và sổ mũi thường do nhiễm trùng gây ra. Các tác nhân gây nhiễm trùng rất dễ lây truyền từ người này sang người khác. Để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng và hạn chế nguy cơ gặp phải các triệu chứng ho, đau họng, sổ mũi, bạn hãy áp dụng một số biện pháp sau đây:
Ngoài ra, việc xây dựng lối sống lành mạnh cũng hỗ trợ tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp bạn hạn chế nhiều bệnh lý. Theo đó, bạn có thể:
Đau họng và sổ mũi là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng và viêm ở mũi họng. Khi bị đau họng và sổ mũi, bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp mà Bowtie đã giới thiệu trong bài viết để giảm nhẹ các triệu chứng này. Nếu các vấn đề trên vẫn xảy ra trong thời gian dài, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị nhé.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.