Nguyên nhân gây đau rát họng, mất tiếng là gì? Bị đau họng, viêm họng, mất tiếng phải làm sao? Mời bạn hãy cùng Bowtie tìm hiểu thêm nhé.
Chúng ta chắc hẳn không còn xa lạ với các triệu chứng đau họng, khàn tiếng hoặc mất tiếng. Đây thường là dấu hiệu của các vấn đề quen thuộc như nói quá nhiều, cảm lạnh, viêm họng… Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bị đau rát cổ họng, khàn tiếng có thể do các bệnh lý nghiêm trọng hơn gây ra. Dưới đây là các nguyên nhân có khả năng gây đau họng, mất giọng:
Khi bạn la hét, nói to hoặc nói nhiều, các dây thanh âm sẽ phải làm việc quá mức, từ đó làm họng đau rát và khiến giọng nói bị ảnh hưởng. Bạn có thể vừa bị đau họng, vừa khàn giọng, nói không ra tiếng hoặc thậm chí mất tiếng. Trong trường hợp này, bạn không cần điều trị y tế. Các biện pháp khắc phục tại nhà như súc miệng bằng nước muối và bổ sung đủ nước có thể giúp làm dịu cơn đau và khôi phục lại giọng nói cho bạn.
Cảm lạnh và cúm là các bệnh nhiễm virus có thể gây ho, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng và khàn tiếng. Các bệnh lý này dễ lây truyền từ người này sang người khác nhưng không quá nghiêm trọng. Bệnh thường hết trong vòng 7 – 10 ngày.
Viêm họng có thể do vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân môi trường (khói thuốc, không khí khô) gây ra. Tình trạng này sẽ khiến niêm mạc và tổ chức niêm mạc dưới họng bị viêm, từ đó gây đau họng, ngứa họng, đau khi nuốt, nói chuyện cũng như khàn tiếng. Ngoài ra, người bệnh còn gặp thêm các triệu chứng khác như mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, sốt…
Viêm thanh quản là tình trạng kích ứng và sưng thanh quản do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Khi bị viêm thanh quản do nhiễm trùng, tình trạng chảy nước mũi nhiều và sưng hạch bạch huyết ở một bên cổ có thể dẫn đến đau họng ở cùng bên. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác như khàn tiếng, mất giọng, đau khi nói chuyện, ho khan và có thể kèm sốt nhẹ.
Ngưng thở khi ngủ là một hội chứng rối loạn giấc ngủ khiến bạn ngừng thở trong thời gian ngắn khi đang ngủ và đột ngột tỉnh giấc vì thiếu oxy. Tình trạng thức dậy trong đêm có thể lặp đi lặp lại nhiều lần khiến giấc ngủ của bạn chập chờn, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ hoặc gây mất ngủ. Người lớn tuổi, thừa cân là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Theo đó, những người bị ngưng thở khi ngủ có xu hướng há miệng khi ngủ và khiến cổ họng bị khô, dẫn đến đau, cộm ở họng và đôi khi là khàn tiếng. Nếu bạn bị khàn giọng và đau họng dai dẳng, hãy trao đổi với bác sĩ tai mũi họng về tình trạng của mình để được thực hiện các phương pháp chẩn đoán chuyên khoa nhằm xác định nguyên nhân cụ thể gây nên các tình trạng này nhé.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) đặc trưng bởi tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng. Điều này xảy ra do các cơ nằm ở phần cuối của thực quản bị suy yếu và không thể đóng chặt.
Axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể gây ợ nóng, đôi khi đau họng ở một bên do tư thế ngủ. Nghiêm trọng hơn, khi dây thanh âm và cổ họng tiếp xúc với axit, chúng có thể bị viêm và sưng lên, từ đó gây khàn tiếng. Vì vậy, nếu thường xuyên bị đau họng, khàn tiếng hoặc mất tiếng thì bạn có thể nghĩ ngay đến nguyên nhân này.
Bài viết liên quan:
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như bệnh tự miễn, phẫu thuật tuyến giáp, xạ trị vào tuyến giáp, tác dụng phụ của một số thuốc, mang thai… Tình trạng này khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại.
Ít ai biết rằng, suy giáp có thể gây đau họng, mất tiếng. Tuy nhiên thực tế, suy giáp và các nguyên nhân gây bệnh (đặc biệt là bệnh Hashimoto) có thể khiến bệnh nhân thay đổi giọng nói, có cảm giác đầy và đau họng kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy lạnh, tăng cân, nhịp tim chậm và trầm cảm. Nếu không được điều trị, các triệu chứng của bệnh có thể trầm trọng hơn, dẫn đến hạ huyết áp và nhiệt độ cơ thể, thậm chí hôn mê.
Các khối u trong bệnh ung thư vòm họng sẽ xuất hiện ở cổ họng, gây chèn ép các cơ quan ở khu vực này, từ đó gây đau họng và có thể ảnh hưởng đến giọng nói của bệnh nhân. Trong khi đó, đau họng, khàn tiếng, mệt mỏi, ho dai dẳng, ho ra máu và đau ngực là những dấu hiệu đầu tiên của ung thư phổi liên quan đến hút thuốc.
Bất kỳ tình trạng ung thư nào cũng nguy hiểm, đặc biệt là khi được phát hiện ở các giai đoạn muộn. Vì vậy, nếu bị đau họng, mất tiếng kéo dài hoặc nhận thấy những bất thường trong cơ thể, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán sớm. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ mang lại cơ hội điều trị thành công cao hơn.
Về cơ bản, đau họng, mất tiếng rất phổ biến. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Trẻ em, thanh niên, người già đều có khả năng gặp phải. Nếu tình trạng này xuất phát từ những vấn đề sức khỏe không quá nghiêm trọng, việc áp dụng một số biện pháp tại nhà sau đây có thể làm giảm cơn đau họng và giúp bạn nhanh chóng lấy lại giọng nói:
Nước sẽ giúp làm ẩm cổ họng, từ đó hạn chế tình trạng cổ họng bị khô và đau rát. Theo các chuyên gia, bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt khi bị đau họng và mất tiếng, bạn nên ưu tiên uống nước ấm sẽ tốt hơn.
Một cách giảm khàn tiếng và đau rát cổ họng khác mà bạn cũng có thể thực hiện chính là hạn chế nói chuyện và la hét. Việc nói to hoặc hắng giọng sẽ càng tạo áp lực cho cổ họng và dây thanh quản, khiến chúng dễ bị sưng hoặc căng nhiều hơn.
Một cách chữa đau họng, mất tiếng tại nhà quen thuộc được nhiều người áp dụng chính là súc miệng bằng nước muối. Nước muối có thể giữ ẩm cho cổ họng, đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn đang tồn tại ở đây.
Để thực hiện cách chữa đau họng mất giọng này, bạn hòa tan 1/2 muỗng cà phê muối vào trong một cốc nước ấm. Sau đó, bạn tiến hành súc miệng (nhưng không nuốt) 2 – 3 lần mỗi ngày.
Hơi nước nóng ấm sẽ làm tan chất nhầy ở mũi, làm ẩm dây thanh âm cũng như làm dịu cổ họng. Ngoài ra, việc tắm nước nóng cũng làm cơ thể ấm dần lên, giúp các cơ quan như mũi, họng thông thoáng, đồng thời mang lại cảm giác khoan khoái, dễ chịu cho bệnh nhân.
Nếu bị đau cổ họng, khàn tiếng, bạn có thể thử ngậm viên ngậm hoặc kẹo ngậm. Việc này sẽ kích thích cơ thể tiết ra nước bọt để giữ ẩm cho cổ họng. Theo đó, bạn có thể thử các loại viên ngậm hoặc kẹo ngậm có chứa mật ong bởi thành phần này có khả năng kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên.
Môi trường và chất lượng không khí có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đường hô hấp. Cổ họng của bạn sẽ khô và đau rát hơn nếu môi trường xung quanh thiếu ẩm. Để tăng cường độ ẩm trong không khí, bạn nên trang bị một chiếc máy tạo độ ẩm trong nhà.
Việc bổ sung nước vào không khí sẽ giúp giữ ẩm đường hô hấp trên và loại bỏ các chất tiết xung quanh thanh quản, từ đó cải thiện tình trạng mất giọng. Việc này cũng giúp làm dịu cảm giác đau rát ở họng.
Thuốc lá, bia rượu… có thể làm khô và kích ứng cổ họng. Hơn nữa, rượu bia và các loại đồ uống chứa caffeine khác có thể khiến cơ thể bị mất nước và làm trầm trọng thêm tình trạng khàn tiếng, mất giọng cũng như đau rát họng. Do đó, bạn cần hạn chế tối đa thuốc lá, rượu bia cũng như đồ uống chứa caffeine khi đang bị đau họng, mất tiếng.
Nếu bị đau họng, mất tiếng, hãy cho phép cơ thể bạn được tịnh dưỡng. Theo đó, bạn không nên làm việc quá sức mà hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn cần ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và không nên thức khuya. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm ngửa, kê gối cao vừa phải.
Bên cạnh các phương pháp kể trên, việc điều chỉnh thực đơn ăn uống cũng có thể giúp bạn giảm nhẹ tình trạng đau họng, mất tiếng, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ thể nếu đang bị bệnh.
Theo đó, bạn nên chọn các loại thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp, canh hoặc các loại bột, sữa… Đây đều là những thức ăn dễ nuốt, giúp bạn hạn chế được tình trạng tiếp xúc và kích ứng cổ họng. Thêm vào đó, bạn cũng nên thử các loại trà thảo mộc ấm như trà gừng, trà bạc hà, trà hoa cúc… để làm ẩm họng và làm dịu cảm giác đau họng.
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt để giúp tăng cường đề kháng và đẩy lùi các bệnh lý có thể gây đau họng, mất tiếng.
Theo đó, để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn, bạn nên hạn chế một số loại thực phẩm sau:
Với những trường hợp bị đau họng, mất tiếng nhẹ, bạn có thể tự khắc phục tại nhà bằng nhiều cách như trên. Tuy nhiên, sau khi áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà mà tình trạng đau họng, mất tiếng không có cải thiện, mức độ nghiêm trọng tăng lên hoặc đi kèm với các triệu chứng sau thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám ngay:
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về các nguyên nhân gây đau họng, mất tiếng cũng như một số mẹo đơn giản để giảm nhanh tình trạng này tại nhà. Để bảo vệ họng, bạn nên hạn chế sử dụng thuốc lá, bia rượu, chất thích thích cũng như xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh ngay từ hôm nay nhé.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.