Vậy đau họng kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì và làm cách nào để điều trị, giảm đau họng? Để có đáp án cho câu hỏi này, mời bạn hãy cùng Bowtie theo dõi các nội dung được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
Đau rát họng khi ho, ăn uống hoặc nuốt nước bọt là những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm họng. Bệnh thường nhẹ và có thể thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, đau họng kéo dài không khỏi trong nhiều ngày (đôi khi liên tục vài tháng) là một vấn đề bạn cần lưu tâm và phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để chăm sóc và điều trị đúng cách.
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau rát cổ họng kéo dài lâu ngày:
Nicotine và các thành phần độc hại khác trong khói thuốc lá có khả năng gây kích ứng niêm mạc họng, đồng thời làm khô miệng. Điều này khiến những người thường xuyên hút thuốc (kể cả hút thuốc thụ động) dễ gặp phải tình trạng ho khan kèm theo đau rát cổ họng kéo dài.
Thêm vào đó, việc hút thuốc cũng làm suy yếu hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ gặp phải nhiều bệnh lý có thể gây đau họng như cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là ung thư vòm họng.
Đôi khi, ho và đau họng mãi không khỏi cũng có thể liên quan đến các vấn đề từ môi trường, đặc biệt nếu bạn sinh sống ở các thành phố lớn hoặc những nơi có nhiều khu công nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do hít phải không khí bị ô nhiễm, khói bụi, khí thải và hóa chất.
Hắt xì, chảy nước mũi, ngứa rát và đau họng lâu ngày có thể là những biểu hiện phổ biến khi cơ thể bạn liên tục tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng trong cuộc sống hằng ngày. Các tác nhân này có thể là thực phẩm, hương liệu, bụi, phấn hoa, vảy da thú cưng, nấm mốc…
Đây là tình trạng có thể xảy ra do vách ngăn mũi bị lệch, dị ứng, cảm lạnh, thay đổi thời tiết, sử dụng thuốc… Khi đó, lượng dịch nhầy dư thừa trong hốc mũi sẽ chảy xuống cổ họng, gây ra phản xạ ho. Mặt khác, dịch mũi có thể mang theo bụi bẩn và vi khuẩn khiến cho cổ họng bị viêm nhiễm, trầy xước và dẫn đến triệu chứng đau rát họng kéo dài nhiều ngày không khỏi.
Nếu bạn bị đau họng kéo dài không khỏi và cảm giác đau thường xuất hiện vào buổi sáng ngay khi thức dậy, sau đó dịu bớt khi uống nước hoặc ăn sáng thì rất có thể nguyên nhân là do tình trạng thở bằng miệng khi ngủ. Điều này liên quan đến một số vấn đề tắc nghẽn ở đường mũi khiến bạn không thể thở đúng cách trong khi ngủ. Thở bằng miệng dẫn đến khô miệng, ngứa rát cổ họng và lâu dần có thể gây viêm họng tái phát với biểu hiện đặc trưng là đau họng liên tục kéo dài.
Bài viết liên quan:
Đau họng là một trong những triệu chứng điển hình khi bạn bị cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn hoặc virus. Mặc dù tình trạng nhiễm trùng này thường thuyên giảm theo thời gian hoặc sau khi điều trị bằng thuốc thích hợp nhưng một số người có thể tiếp tục trải qua cảm giác đau họng kéo dài nhiều ngày sau đó.
Amidan là tổ chức miễn dịch nằm ở hai bên thành họng, ngay dưới vòm miệng. Đây là nơi vi khuẩn và các tác nhân có hại dễ dàng bám vào, từ đó gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Trong đó, viêm amidan là tình trạng phổ biến nhất, có khả năng xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường được chẩn đoán chủ yếu ở trẻ em. Nếu không được điều trị thích hợp, bệnh có thể liên tục tái phát và làm xuất hiện nhiều triệu chứng, bao gồm khó nuốt, đau cứng hàm, hôi miệng, khàn giọng và đau rát cổ họng kéo dài nhưng có thể không ho.
Đây là một bệnh lý do virus Epstein-Barr (EBV) gây ra với các biểu hiện tương tự như tình trạng cảm cúm, trong đó bao gồm cả sưng đau ở họng. Hầu hết các trường hợp bệnh thường không nghiêm trọng và có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, thời gian diễn biến bệnh có khả năng lên đến hai tháng. Do đó, những người mắc bệnh bạch cầu đơn nhân có nhiều nguy cơ phải đối mặt với tình trạng đau họng liên tục kéo dài không khỏi trong suốt thời gian bệnh.
Viêm amidan không được điều trị đúng cách sẽ làm vi khuẩn lây lan đến các mô ở xung quanh, dẫn đến việc hình thành một hoặc nhiều túi nhỏ có chứa đầy dịch mủ tại đó (áp xe). Lúc này, tình trạng nhiễm trùng thường phát triển nghiêm trọng hơn rất nhiều khiến triệu chứng đau họng cũng trở nên nặng và dai dẳng hơn.
Trong bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản, cơ vòng thực quản dưới không thể đóng chặt lại khiến cho thức ăn và lượng acid dư thừa từ dạ dày bị trào ngược lên vùng thực quản. Điều này dẫn đến các tổn thương, viêm nhiễm ở niêm mạc họng. Nếu không được xử trí dứt điểm, bệnh sẽ gây ra tình trạng nóng rát khó chịu (ợ nóng) và đau họng kéo dài không khỏi.
Bình thường, hệ miễn dịch hoạt động để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của mọi tác nhân gây bệnh. Vì vậy, những người có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như bệnh nhân HIV, người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, lupus, ung thư… thường có nhiều nguy cơ bị ho, đau họng lâu ngày không khỏi liên quan đến tình trạng viêm họng mạn tính do vi khuẩn và virus.
Trong một số trường hợp, tình trạng đau rát cổ họng kéo dài không khỏi có thể xảy ra do sự chèn ép của khối u ở hầu họng. Đau họng kéo dài do nguyên nhân này thường rất nghiêm trọng và cần được can thiệp càng sớm càng tốt. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu như bị đau họng liên tục kéo dài và có kèm theo một trong các biểu hiện như khó thở, sờ thấy cục u ở cổ, chảy máu ở mũi, ho ra máu, khàn tiếng hoặc mất giọng.
Tóm lại, nguyên nhân khiến họng đau rát kéo dài thường không giống nhau đối với từng trường hợp cụ thể. Tốt hơn hết, bạn hãy liên hệ với bác sĩ và thực hiện các bước kiểm tra sức khỏe cần thiết để biết chính xác tại sao đau họng kéo dài không khỏi, cũng như lựa chọn được phương pháp điều trị, giảm nhẹ phù hợp và hiệu quả nhất.
Bài viết liên quan:
Phần lớn các trường hợp đau rát cổ họng vì những nguyên nhân thông thường như cảm lạnh, viêm họng, chế độ ăn uống hay sinh hoạt hàng ngày sẽ thuyên giảm theo thời gian và có thể biến mất sau 5 – 7 ngày nếu cơ thể đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị, giảm nhẹ. Trong khi đó, đau họng kéo dài không khỏi liên tục từ 10 ngày cho đến vài tháng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để tránh gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Chính vì vậy, bạn nên cân nhắc việc đến thăm khám tại bệnh viện ngay khi nhận thấy bản thân có triệu chứng ho, đau họng lâu ngày không khỏi dù đã thực hiện đầy đủ các biện pháp chăm sóc và giảm nhẹ tại nhà. Mục đích của việc này là để tìm ra nguyên nhân chính xác gây đau họng kéo dài, đồng thời nhận được sự tư vấn của bác sĩ về các phương pháp điều trị cần thiết.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý các trường hợp khẩn cấp, cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Hãy nhanh chóng đến bệnh viện nếu tình trạng đau họng kéo dài nhiều ngày và có xuất hiện kèm theo ít nhất một triệu chứng dưới đây:
Bài viết liên quan:
Bác sĩ thường xem xét và đưa ra quyết định điều trị sau khi xác định được nguyên nhân gây đau họng kéo dài không khỏi. Tiếp đến, việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng đau họng đã kéo dài bao lâu cũng như từng nguyên nhân cụ thể. Trong đó, phần lớn là các chỉ định dùng thuốc theo toa, bao gồm:
Với những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần nhập viện và trải qua các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn để khắc phục tình trạng đau họng kéo dài không khỏi. Một số phương pháp điều trị có thể kể đến là phẫu thuật cắt bỏ amidan, chọc hút ổ áp xe quanh amidan, phẫu thuật/hóa trị/xạ trị ung thư vòm họng…
Song song đó, người bệnh nên kết hợp với một số biện pháp thay đổi lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày để góp phần giúp việc điều trị đạt kết quả tích cực hơn.
Ngoài việc tuân thủ các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tham khảo thêm một số cách đơn giản dưới đây để nhanh chóng đẩy lùi cảm giác đau họng kéo dài không khỏi (kể cả cơn đau do viêm họng kéo dài sau Covid-19):
Như vậy, bài viết đã giúp bạn tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau họng kéo dài không khỏi, đồng thời biết được một số phương pháp hiệu quả để cải thiện cơn đau rát họng. Hy vọng qua đó, bạn có thể “bỏ túi” thêm nhiều thông tin hữu ích cho việc chăm sóc sức khỏe. Trường hợp bị đau họng lâu ngày không thuyên giảm, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị nhé!
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.