Đau họng, ho có đờm là những triệu chứng khá phổ biến trong các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp mà ai cũng từng trải qua. Thế nhưng, khi bạn bị đau họng kèm ho, khạc đờm ra máu thì liệu có phải là dấu hiệu của bệnh lý nào nguy hiểm hơn không? Hãy cùng tìm hiểu thêm về triệu chứng gây nhiều lo lắng ấy qua bài viết sau đây của Bowtie Việt Nam nhé.
Ho ra máu, đờm có máu thường xảy ra do tình trạng ho dai dẳng, kéo dài hoặc lớp màng đường hô hấp bị khô. Vì vậy, các bệnh lý thông thường như cảm lạnh, cúm, dị ứng gây ra triệu chứng đau họng, ho trong thời gian dài có thể làm vỡ mao mạch trong đường hô hấp, dẫn đến hiện tượng thấy các đốm máu trong đờm hoặc khi ho. Các trường hợp này thường chỉ gây ho ra máu tạm thời và tự hết sau vài ngày, khi cơn ho được cải thiện.
Thế nhưng, nếu bạn nhận thấy tình trạng đau họng kèm ho ra máu, khạc đờm ra máu nhiều hơn hoặc liên tục thì có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác nghiêm trọng hơn và cần được thăm khám, điều trị. Sau đây là 6 lý do phổ biến có thể khiến bạn bị đau rát cổ họng kèm ho ra máu hoặc khạc đờm ra máu:
Vùng hầu họng bị tổn thương có thể dẫn đến tình trạng cổ họng đau rát, ho ra máu hoặc khạc đờm có lẫn máu. Những nguyên nhân làm vùng hầu họng bị thương tổn bao gồm:
Nếu cảm thấy cổ họng bị trầy xước, đau rát, bạn hãy ưu tiên ăn thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt để không gây kích ứng thêm. Đồng thời, bạn cũng nên súc miệng bằng nước muối và có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn.
Viêm họng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, như nhiễm vi khuẩn/virus, tiếp xúc với dị nguyên hoặc chất độc hại, tổn thương vùng họng… Các triệu chứng thường thấy ở người bệnh gồm:
Viêm xoang là một bệnh lý khá phổ biến gây ra những triệu chứng như nghẹt mũi, nhức đầu, khô họng, đau họng… Tuy nhiên, khi người bệnh viêm xoang nhận thấy có máu xuất hiện trong đờm hoặc chất nhầy khi ho thì đó là dấu hiệu cho thấy bệnh đang tiến triển nặng hơn. Tình trạng đau cổ họng, ho ra máu hoặc khạc đờm có máu ở người viêm xoang có thể là do:
Ho ra máu, khạc đờm ra máu là biểu hiện của viêm xoang mạn tính và cần được điều trị hiệu quả. Nếu không, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe.
Viêm amidan là một bệnh lý nhiễm trùng có khả năng lây lan với các triệu chứng thường thấy là hôi miệng, nghẹt mũi, nhức đầu, khàn tiếng, đau họng và ho. Nếu người bệnh bị ho nặng hoặc kéo dài có thể làm xuất hiện máu ở trong đờm khi khạc ra. Viêm amidan có thể cấp tính (kéo dài từ 1 – 2 tuần) hoặc mạn tính (kéo dài từ vài tháng đến vài năm).
Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau kết hợp với các biện pháp tự chăm sóc tại nhà như súc miệng bằng nước muối, uống nước ấm… Trường hợp viêm amidan mạn tính thường sẽ được phẫu thuật cắt bỏ amidan.
Viêm thanh quản thường xảy ra do nhiễm trùng gây ra viêm ở dây thanh âm. Người bệnh có thể biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau tùy theo mức độ viêm, thường là ho khan, đau họng, khàn giọng, mất giọng, sốt, sổ mũi…
Tình trạng viêm có thể là cấp tính hoặc mạn tính (khi triệu chứng kéo dài hơn 3 tuần). Người bệnh viêm thanh quản thường ho dai dẳng và có thể gây vỡ các mao mạch khiến cho máu xuất hiện trong dịch tiết đường hô hấp khi ho hoặc khạc đờm.
Ngoài nhiễm trùng, một số nguyên nhân khác gây viêm thanh quản có thể là hút thuốc, lạm dụng rượu bia, dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản… Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Dù hiếm gặp nhưng trong một số trường hợp, triệu chứng đau rát cổ họng, ho ra máu, đờm có lẫn máu là dấu hiệu cảnh báo cho bệnh ung thư vòm họng. Khối u xuất hiện ở vòm họng có thể phát triển và lan tới khoang miệng dẫn đến hoại tử xuất huyết.
Ngoài triệu chứng đau họng kèm theo ho ra máu, khạc đờm ra máu, người bệnh ung thư vòm họng còn xuất hiện một vài triệu chứng khác như:
Nếu bạn có các biểu hiện nghi ngờ ung thư vòm họng, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Bài viết liên quan:
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, đôi khi, tình trạng máu xuất hiện trong dịch nhầy hoặc đờm không xuất phát từ vùng họng mà có thể từ những khu vực xa hơn như đường hô hấp dưới, đường tiêu hóa. Tuy nhiên, các trường hợp này thường không gây đau họng.
Nếu bạn bị ho ra máu hoặc khạc đờm ra máu mà không kèm theo đau họng, đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý đường hô hấp dưới như viêm phế quản, giãn phế quản, lao phổi, phù phổi, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi… Do đó, việc xác định máu xuất hiện từ đâu là rất quan trọng để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Bài viết liên quan:
Khi bị đau rát cổ họng và ho ra máu hoặc khạc đờm ra máu với lượng ít, nếu không kèm theo các triệu chứng đáng lo ngại nào khác, bạn nên theo dõi tại nhà và thử các biện pháp tự chăm sóc sau đây để giảm nhẹ các triệu chứng:
Vì tình trạng đau họng kèm ho ra máu hoặc khạc đờm ra máu cũng có khả năng là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng nên bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y khoa ngay nếu thấy tình trạng này kéo dài mà không cải thiện trong 3 ngày, ho ra một lượng máu lớn hoặc có các triệu chứng đi kèm khác, bao gồm:
Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp để chẩn đoán nguyên nhân gây nên tình trạng này. Khi xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến đau họng kèm ho ra máu, khạc đờm ra máu, bạn sẽ được điều trị phù hợp, hiệu quả.
Nhìn chung, tình trạng đau họng kèm ho, khạc đờm ra máu với lượng máu ít mà không có các triệu chứng nghiêm trọng khác thường không nguy hiểm và bạn có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, khi các triệu chứng này kéo dài không hết hoặc xuất hiện thêm nhiều dấu hiệu bất thường thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.