Để tìm hiểu thêm một số thông tin liên quan đến việc tình trạng đau họng do HIV kéo dài bao lâu, cũng như biết cách chăm sóc và giảm đau họng tại nhà cho bệnh nhân HIV, mời bạn hãy cùng Website Bowtie theo dõi các nội dung của bài viết dưới đây nhé!
Đầu tiên, nhắc lại một chút về bệnh HIV – căn bệnh “thế kỷ” đã cướp đi sinh mạng của hơn 40 triệu người trên toàn thế giới và hiện đang có khoảng 38,4 triệu người chung sống với bệnh, tính đến năm 2021.
Bệnh HIV là một bệnh nhiễm trùng mạn tính xảy ra do virus HIV (virus gây suy giảm miễn dịch ở người) tấn công và phá hủy các tế bào CD4 trong hệ thống miễn dịch. Khi đó, khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể thường bị suy giảm đáng kể, khiến người bệnh dễ dàng mắc phải một số bệnh lý nhiễm trùng hoặc ung thư.
Virus HIV trong cơ thể bệnh nhân là nguồn lây truyền bệnh giữa người với người, chủ yếu thông qua một số con đường như:
Cho đến hiện nay, vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh HIV. Mặc dù vậy, việc áp dụng liệu pháp kháng virus (ART) có thể làm chậm tiến triển của bệnh, giúp bệnh nhân ổn định sức khỏe và sống lâu hơn. Thông thường, quá trình phát triển của bệnh HIV trải qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Nhiễm HIV cấp tính
Đây là giai đoạn sớm nhất của bệnh HIV, thường được ghi nhận sau khi bệnh nhân phơi nhiễm HIV khoảng 2 – 4 tuần. Ở giai đoạn cấp tính, phần lớn các triệu chứng HIV sẽ giống như bệnh cúm và chúng có thể tồn tại trong vòng vài tuần cho đến một tháng trước khi biến mất. Đồng thời, giai đoạn này cũng là thời điểm nồng độ virus trong máu người bệnh rất cao. Do đó, nguy cơ lây nhiễm cho người khác có thể tăng lên rất nhiều lần.
Giai đoạn 2: Nhiễm trùng mạn tính
Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng hay giai đoạn tiềm ẩn lâm sàng đều là những tên gọi khác để mô tả giai đoạn nhiễm trùng mạn tính. Bởi vì đến giai đoạn này, người bệnh gần như không có bất kỳ triệu chứng nào mặc dù virus HIV vẫn hoạt động và tiếp tục sinh sôi.
Nếu không được điều trị, giai đoạn nhiễm trùng mạn tính có thể kéo dài trong vòng 8 – 10 năm hoặc lâu hơn trước khi bước sang giai đoạn tiếp theo. Ngược lại, việc điều trị và duy trì tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện là cách để kéo dài thời gian của giai đoạn tiềm ẩn, đôi khi có thể giúp bệnh không tiến triển đến giai đoạn sau.
Giai đoạn 3: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), AIDS là giai đoạn nặng nhất của bệnh HIV và được xác định khi số lượng tế bào CD4 < 200 tế bào/mm3 hoặc nếu bệnh nhân mắc một số bệnh cơ hội nhất định. Lúc này, hệ thống miễn dịch của người bệnh đã bị tổn thương và suy yếu nghiêm trọng. Hậu quả làm cho các bệnh cơ hội có thể dễ dàng xuất hiện và khiến sức khỏe của người bệnh ngày càng kém đi. Cuối cùng, bệnh nhân AIDS có nguy cơ tử vong sau khoảng 3 năm nếu không điều trị.
Vài tuần đầu tiên sau khi phơi nhiễm HIV (giai đoạn cấp tính), người bệnh có thể nhận thấy sự xuất hiện của các triệu chứng tương tự như bệnh cúm. Và tình trạng đau họng là một trong số đó. Bệnh HIV ở giai đoạn này có thể gây đau họng kèm theo một số triệu chứng, chẳng hạn như:
Nhìn chung, biểu hiện khi nhiễm HIV cấp tính thường không rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh do các chủng virus thông thường gây ra. Do đó, nhiều trường hợp có thể mắc bệnh HIV ở giai đoạn sớm nhưng không được phát hiện, dẫn đến rủi ro lây truyền bệnh cho những người xung quanh.
Mặt khác, đau họng không chỉ là triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn đầu của HIV. Kể cả những giai đoạn sau, người bệnh cũng có nguy cơ phát triển tình trạng đau họng liên quan đến một số bệnh lý thứ phát.
Vì hệ miễn dịch suy yếu dần nên bệnh nhân HIV/AIDS có khả năng cao bị nhiễm trùng, nhiễm nấm hoặc mắc các bệnh cơ hội ở những giai đoạn sau. Trong đó, một số bệnh có thể dẫn đến đau họng, phổ biến là các bệnh nhiễm trùng hô hấp, bệnh tưa miệng do nhiễm nấm Candida (bệnh nấm men miệng) và bệnh do virus cytomegalo (CMV).
Bài viết liên quan:
Vậy đau họng do nhiễm HIV kéo dài bao lâu? Đối với các trường hợp viêm họng liên quan đến tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở giai đoạn đầu của HIV, triệu chứng đau rát họng thường xuất hiện sau 2 – 4 tuần đầu phơi nhiễm và có thể kéo dài ít nhất là 1 tuần cho đến 1 tháng. Khoảng thời gian sau đó, các triệu chứng bắt đầu ít hơn và thậm chí có thể không xuất hiện nếu bệnh HIV đã tiến triển sang giai đoạn tiềm ẩn.
Tuy nhiên, ở thời điểm hệ miễn dịch trở nên suy yếu, sự phát triển của các bệnh nhiễm trùng, nhiễm nấm, bệnh cơ hội có thể là nguyên nhân khiến người bệnh phải tiếp tục đối mặt với triệu chứng đau họng. Trong trường hợp đó, thời gian bị đau họng ở mỗi người sẽ có sự khác biệt và được quyết định bởi các đặc điểm của tình trạng bệnh thứ phát đang mắc phải.
Mặc dù quá trình sử dụng thuốc kháng virus có thể góp phần hạn chế sự tiến triển của bệnh nhưng phương pháp này không thể chữa khỏi HIV và bệnh nhân buộc phải chung sống với các triệu chứng mà bệnh gây ra. Trong đó, một số triệu chứng có thể xuất hiện và làm ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh, chẳng hạn như vấn đề đau họng kéo dài do HIV hoặc các bệnh lý thứ phát.
Tiến hành chẩn đoán bệnh và tuân thủ việc điều trị theo quy định là biện pháp cải thiện hiệu quả nhất, bất kể tình trạng đau họng do HIV đã kéo dài bao lâu. Song song đó, người bệnh có thể thực hiện một số cách chăm sóc dưới đây để nhanh chóng giảm bớt triệu chứng đau họng tại nhà:
Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý là một lời khuyên hữu ích để giúp cơ thể phục hồi lại trạng thái sức khỏe trong bất kỳ trường hợp nào. Riêng với bệnh nhân nhiễm HIV, tình trạng căng thẳng và mệt mỏi diễn ra thường xuyên có thể làm hệ miễn dịch càng thêm suy yếu, từ đó khiến các triệu chứng càng trở nên trầm trọng hơn.
Vì vậy, bệnh nhân HIV hãy cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ, luyện tập thói quen đi ngủ sớm trước 11h tối và cố gắng duy trì giấc ngủ trọn vẹn từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm. Điều này sẽ giúp bảo vệ hệ miễn dịch, kiểm soát triệu chứng đau họng kéo dài do bệnh HIV cũng như một số tình trạng khác có liên quan.
Theo các chuyên gia y tế, tư thế nằm ngửa bình thường khi ngủ có thể tạo ra áp lực cho vùng cổ làm trầm trọng thêm triệu chứng đau rát họng. Thay vào đó, việc kê thêm gối nằm hoặc nâng cao đầu giường sẽ là những lựa chọn vô cùng thích hợp để cải thiện cảm giác đau họng nhờ khả năng làm giảm bớt áp lực tác động lên cổ.
Nước muối sinh lý (hoặc dung dịch muối ăn pha loãng) được cho là có tác dụng trong việc sát khuẩn, làm dịu kích ứng và giảm sưng đau ở cổ họng. Vì vậy, bạn có thể áp dụng cách súc họng bằng nước muối đều đặn vài lần mỗi ngày để giảm tình trạng đau họng kéo dài do HIV và một số bệnh lý thứ phát gây ra. Đồng thời, bạn cũng đừng quên chăm sóc và vệ sinh răng miệng để loại bỏ vi khuẩn bằng cách đánh răng hằng ngày vào mỗi buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Uống nước ấm là một trong những cách quen thuộc giúp xoa dịu cổ họng và cải thiện triệu chứng đau rát họng. Ngoài ra, nước mật ong và một số loại trà thảo mộc cũng có tác dụng giảm đau họng tương tự nhờ thành phần chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn và chống viêm rất tốt.
Đặc biệt, những trường hợp đau họng liên quan đến bệnh HIV nên ưu tiên các loại trà thảo mộc có chiết xuất từ hoa cúc tím (Echinacea). Bởi vì chúng còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại một số tình trạng nhiễm trùng.
Môi trường không khí hanh khô có thể gây kích ứng khiến niêm mạc cổ họng bị đau ngày càng nhiều và không có dấu hiệu thuyên giảm. Do đó, việc sử dụng các thiết bị tạo hơi nước để giúp không khí có đủ độ ẩm cần thiết cũng là một cách khắc phục triệu chứng đau họng kéo dài ở những người mắc bệnh HIV.
Tắm nước ấm là một biện pháp có tác dụng thư giãn và cải thiện tuần hoàn để cơ thể ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, lượng hơi nước bốc lên còn có khả năng giữ ấm và cung cấp độ ẩm cho cổ họng. Nhờ vậy, bệnh nhân HIV có thể làm dịu các vết trầy xước và khô rát ở bên trong cổ họng, giúp giảm nhẹ cảm giác đau họng.
Nói lớn tiếng hoặc nói liên tục trong thời gian quá lâu có thể làm căng dây thanh quản, dẫn đến cảm giác đau họng cũng tăng lên. Nếu đang trải qua tình trạng đau họng và khàn giọng kéo dài, tốt hơn hết là bạn nên hạn chế nói chuyện hoặc thử trò chuyện với âm lượng nhỏ hơn bình thường để cải thiện các triệu chứng.
Trên đây là tổng hợp những chia sẻ của bài viết để giúp bạn làm rõ câu hỏi “Triệu chứng đau họng do HIV kéo dài bao lâu?” cũng như tham khảo được một số cách giảm đau họng tại nhà. Hy vọng điều đó có thể góp thêm sức mạnh cho kế hoạch chăm sóc sức khỏe của bạn.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.