Kiến thức sức khỏe
Kiến thức sức khỏe

Dầu cá: 11 lợi ích sức khỏe và gợi ý cách bổ sung dầu cá hiệu quả

Dầu cá là một trong những nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe của con người. Với hàm lượng axit béo omega-3, vitamin D và các chất chống oxy hóa dồi dào, dầu cá đã được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần biết cách bổ sung để giúp dầu cá phát huy tác dụng tốt nhất.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-08-09
Cập nhật ngày 2023-08-09
Nội dung chính
Dầu cá là gì?Uống dầu cá có tốt không? 11 lợi ích của dầu cáNhững đối tượng cần thận trọng khi sử dụng dầu cáHướng dẫn bạn cách sử dụng dầu cáDầu cá có thể tương tác với các thuốc nào?Một số tác dụng phụ bạn cần cảnh giác khi dùng dầu cáLoại dầu cá nào tốt nhất trên thị trường hiện nay?
Dầu cá: 11 lợi ích sức khỏe và gợi ý cách bổ sung dầu cá hiệu quả

Trong bài viết này, Bowtie sẽ giới thiệu đến bạn 11 lợi ích sức khỏe của dầu cá cũng như gợi ý cách bổ sung dầu cá hiệu quả. Hãy cùng Công ty Bowtie tìm hiểu và khám phá những lợi ích tuyệt vời mà dầu cá mang lại cho sức khỏe của chúng ta trong bài viết sau đây nhé.

Dầu cá là gì?

Dầu cá là một loại dầu có nguồn gốc từ cá, thường được sử dụng như thực phẩm bổ sung hoặc thuốc bổ cho sức khỏe. Các loại cá thường được sử dụng để sản xuất dầu cá là cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ và cá mòi.

Lợi ích sức khỏe của dầu cá thường đến từ thành phần axit béo omega-3, chất chống oxy hóa và vitamin D. Axit béo omega-3 (quan trọng nhất là axit eicosapentaenoic – EPA và axit docosahexaenoic – DHA) là loại chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe, được cho là có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giảm viêm, hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ em đồng thời giúp duy trì sức khỏe não bộ. Vitamin D cũng là một thành phần quan trọng trong dầu cá, giúp duy trì sức khỏe xương và hệ miễn dịch.

Dầu cá có thể được sử dụng để bổ sung axit béo omega-3 và vitamin D cho cơ thể. Các sản phẩm này đặc biệt có lợi đối với những người không tiêu thụ đủ lượng thực phẩm giàu omega-3 hoặc không được tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D. 

Uống dầu cá có tốt không? 11 lợi ích của dầu cá

Nhờ thành phần chứa nhiều axit béo omega-3, chất chống oxy hóa và vitamin D mà dầu cá có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là 11 lợi ích mà bạn sẽ nhận được khi bổ sung dầu cá:

1. Nâng cao sức đề kháng

Dầu cá có thể giúp nâng cao sức đề kháng nhờ vào các thành phần chính là axit béo omega-3 và vitamin D. Axit béo omega-3 có khả năng giảm tình trạng viêm và giúp tăng cường chức năng của tế bào miễn dịch, từ đó hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Trong khi đó, vitamin D giúp tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch, kháng viêm và kích hoạt “chế độ phòng thủ” của hệ miễn dịch đối với tác nhân gây bệnh.

2. Củng cố sức khỏe tim mạch

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung dầu cá với một lượng vừa phải có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý về tim mạch cũng như đột quỵ. Những lợi ích của dầu cá đối với sức khỏe tim mạch bao gồm:

  • Cải thiện mức cholesterol trong máu, tăng mức HDL – cholesterol có lợi, giảm mức LDL – cholesterol gây hại
  • Giảm mức triglyceride trong máu
  • Giảm huyết áp
  • Phòng ngừa nguy cơ hình thành mảng xơ vữa ở động mạch

3. Cải thiện sức khỏe não bộ

Não bộ của con người được cấu tạo từ 60% là chất béo và phần lớn trong số đó là axit béo omega-3. Vì vậy, việc bổ sung omega-3 thông qua dầu cá có thể giúp cải thiện chức năng não bộ và hỗ trợ điều trị một số vấn đề liên quan đến não bộ, thần kinh và tâm thần. Nhiều nghiên cứu cho thấy, dầu cá sẽ giúp giảm triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt, chứng rối loạn lưỡng cực, bệnh Parkinson, chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), suy giảm nhận thức…

4. Cải thiện sức khỏe của mắt

Một số bằng chứng cho thấy, bổ sung đủ lượng omega-3 cần thiết có thể giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt. Nghiên cứu chỉ ra rằng, axit béo omega-3 giúp giảm tình trạng khô mắt và hạn chế nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác… Ngoài ra, axit béo omega-3 cũng có thể giúp tăng cường chức năng võng mạc, cải thiện khả năng nhìn trong tối. Vì vậy, việc bổ sung dầu cá rất tốt cho mắt.

5. Giảm viêm

Viêm là cách hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng cũng như giúp hồi phục chấn thương. Tuy nhiên, tình trạng viêm kéo dài (viêm mạn tính) có liên quan đến nguy cơ phát triển nhiều vấn đề sức khỏe như béo phì, đái tháo đường, trầm cảm, bệnh tim mạch…

Nhiều thành phần của dầu cá có đặc tính kháng viêm nên giúp giảm các vấn đề liên quan đến viêm mạn tính. Nhiều nghiên cứu cho thấy, dầu cá giúp làm giảm quá trình sản xuất và biểu hiện gen của các phân tử cytokine gây viêm. Hơn thế nữa, việc bổ sung dầu cá cũng làm giảm đáng kể tình trạng đau cứng khớp và nhu cầu dùng thuốc ở những người bị viêm khớp dạng thấp. 

6. Giúp da và tóc khỏe mạnh hơn

Axit béo omega-3 là một loại chất béo không bão hòa có lợi cho làn da và mái tóc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, axit béo omega-3 có khả năng giảm tình trạng viêm và kích thích sản xuất các chất bảo vệ da và tóc, giúp da và tóc khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, axit béo omega-3 còn có khả năng tăng cường độ ẩm và độ đàn hồi của da, giúp giảm nếp nhăn và tình trạng khô da. Đối với tóc, axit béo omega-3 có thể giúp giảm gãy rụng, tăng cường độ bóng và độ dày của tóc.

7. Tốt cho phụ nữ mang thai và thai nhi

Omega-3 là một trong những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Theo đó, việc mẹ bầu uống bổ sung dầu cá trong thời gian mang thai sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ và thị giác của thai nhi, đồng thời giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng thai sản như sảy thai, sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân…

Lợi ích của dầu cá
Dầu cá mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi.

8. Giảm mỡ ở gan

Dầu cá có thể giúp giảm mỡ ở gan nhờ vào thành phần chứa nhiều axit béo omega-3. Axit béo omega-3 có khả năng giảm sản xuất và lưu trữ chất béo trong gan, giúp giảm mỡ trong gan và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, axit béo omega-3 còn có khả năng giảm tình trạng viêm ở gan, giúp cải thiện chức năng gan và ngăn ngừa các bệnh lý khác liên quan đến gan.

9. Cải thiện sức khỏe xương

Thành phần vitamin D và omega-3 trong dầu cá cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe xương. Theo đó, vitamin D sẽ tăng cường khả năng hấp thụ canxi và phosphat trong cơ thể, giúp duy trì mật độ và sức khỏe của xương. Thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến các vấn đề về xương, bao gồm loãng xương và gãy xương.

Trong khi đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, axit béo omega-3 có khả năng giảm tình trạng mất xương và cải thiện sức khỏe xương bằng cách tăng cường hấp thụ canxi và các khoáng chất khác cần thiết cho xương. Loại axit béo này cũng góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương, giúp giảm đau và sưng do các bệnh lý liên quan đến xương.

10. Hỗ trợ giảm cân

Một tác dụng khác của viên dầu cá chính là hỗ trợ giảm cân. Theo đó, cả 2 thành phần EPA và DHA đều có khả năng giảm sự tích tụ mỡ trong cơ thể, đặc biệt là mỡ bụng, từ đó hỗ trợ giảm cân.

11. Ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng trầm cảm

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, dầu cá giúp giảm nguy cơ trầm cảm. Hơn nữa, một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, việc bổ sung các loại dầu giàu EPA có thể giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm.

Những đối tượng cần thận trọng khi sử dụng dầu cá

Dầu cá là loại thực phẩm bổ sung giàu axit béo omega-3 và vitamin D, thường được sử dụng để cải thiện sức khỏe tim mạch, sức khỏe xương và giảm viêm. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây cần thận trọng khi sử dụng dầu cá:

  • Người bị dị ứng với hải sản: Dầu cá được chiết xuất từ cá, do đó người bị dị ứng với hải sản cần thận trọng khi sử dụng dầu cá.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Dầu cá có thể an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú nếu được sử dụng đúng liều lượng. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé.
  • Người mắc bệnh gan: Dầu cá có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị sẹo gan do bệnh gan.
  • Người bệnh đái tháo đường: Dùng dầu cá liều cao có thể khiến việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn.
  • Người mắc bệnh đa polyp tuyến gia đình: Một số lo ngại cho rằng dầu cá có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ở những bệnh nhân này.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu: Những người có hệ miễn dịch suy yếu nên thận trọng khi dùng dầu cá.
  • Người dùng thuốc chống đông máu hoặc các thuốc khác: Dầu cá có thể tác động đến quá trình đông máu nên người dùng thuốc chống đông máu cần thận trọng khi sử dụng dầu cá. Ngoài ra, dầu cá cũng có thể tương tác với một số loại thuốc nhất định.

Hướng dẫn bạn cách sử dụng dầu cá

Như đã đề cập, bạn cần biết cách bổ sung hợp lý thì mới phát huy được hết hiệu quả của dầu cá. Dưới đây là liều lượng sử dụng và cách dùng dầu cá mà bạn có thể tham khảo: 

Liều lượng sử dụng

Liều lượng dầu cá dùng mỗi ngày sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, tổng quan thì liều lượng sử dụng dầu cá cho người trưởng thành thường được khuyến cáo trong khoảng 250 – 500mg hỗn hợp EPA và DHA mỗi ngày. Liều dùng cho người có một số bệnh lý nhất định có thể cao hơn.

Đối với trẻ em, liều lượng sử dụng dầu cá sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng và sức khỏe của trẻ. Liều hỗn hợp EPA và DHA cần thiết cho trẻ 4 tuổi là khoảng 100mg và cho trẻ 8 tuổi có thể tăng lên 200mg.

Liều lượng sử dụng dầu cá
Bạn cần uống đúng liều lượng dầu cá khuyến cáo để thu được hiệu quả tốt nhất và hạn chế tác dụng phụ.

Cách dùng dầu cá

Thời điểm tốt nhất để dùng viên dầu cá là sau bữa sáng bởi lúc này, cơ thể sẽ hấp thu omega-3 tối ưu nhất. Nếu có dấu hiệu khó tiêu, ợ hơi khi sử dụng dầu cá thì bạn nên chia nhỏ liều dầu cá để sử dụng vào nhiều thời điểm trong ngày nhằm hạn chế nguy cơ gặp phải các vấn đề này.

Ngoài ra, bạn không nên uống dầu cá liên tục trong thời gian dài. Theo đó, bạn nên dùng dầu cá trong 2 – 3 tháng, sau đó nghỉ khoảng 1 – 2 tháng rồi mới uống lại. Tuy nhiên, thời gian uống và nghỉ ở mỗi người là khác nhau. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để nắm rõ hơn nhé.

Bài viết hữu ích:

Dầu cá có thể tương tác với các thuốc nào?

Dầu cá có thể tương tác với một số loại thuốc nhất định, từ đó làm giảm hiệu quả của thuốc/dầu cá hoặc tăng nguy cơ xảy ra phản ứng phụ. Dưới đây là một số loại thuốc có thể tương tác với dầu cá:

  • Thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu như warfarin, heparin, clopidogrel, aspirin, ticlopidine…
  • Thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen, naproxen, diclofenac, aspirin…
  • Thuốc giảm cholesterol như lovastatin, simvastatin, atorvastatin…
  • Thuốc tim mạch như nitroglycerin, diltiazem…
  • Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường như insulin, metformin, glyburide, glipizide…
  • Etretinate và các thuốc corticosteroid dùng tại chỗ
  • Một số loại thuốc tránh thai
  • Vitamin E

Một số tác dụng phụ bạn cần cảnh giác khi dùng dầu cá

Mặc dù dầu cá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng chúng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định mà bạn cần lưu ý khi sử dụng:

  • Rối loạn tiêu hóa: Một số người có thể bị rối loạn tiêu hóa khi sử dụng dầu cá, bao gồm buồn nôn, ợ chua, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy…
  • Tương tác thuốc: Dầu cá có thể tương tác với một số loại thuốc như đã được đề cập ở trên.
  • Nguy cơ chảy máu: Dầu cá có thể làm giảm đông máu. Do đó, nếu sử dụng dầu cá liều cao (trên 3g/ngày) hoặc kết hợp cùng với thuốc chống đông máu thì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Tác dụng phụ trên tim mạch: Việc sử dụng dầu cá liều cao có thể làm hạ huyết áp, tăng nguy cơ rung tâm nhĩ và nhịp tim không đều. 
  • Tác dụng phụ đối với da: Ở một số người, việc bổ sung dầu cá có thể gây phát ban, viêm da dị ứng, mề đay, ngứa, mụn trứng cá…
  • Phản ứng dị ứng: Với những đối tượng quá mẫn, việc bổ sung dầu cá có thể gây dị ứng hoặc nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ.

Các tác dụng phụ này thường chỉ xảy ra khi bạn sử dụng liều lượng cao hơn khuyến cáo hoặc dùng trong thời gian dài. Để tránh gặp phải tác dụng phụ, bạn cần tuân thủ đúng liều lượng khuyến cáo và hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng dầu cá, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Một số tác dụng phụ bạn cần cảnh giác khi dùng dầu cá
Uống dầu cá liều cao hoặc kết hợp với thuốc chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Loại dầu cá nào tốt nhất trên thị trường hiện nay?

Trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm dầu cá khác nhau khiến bạn khó lòng lựa chọn. Dưới đây là một số loại dầu cá tốt nhất hiện nay được nhiều người tin tưởng:

  • Dầu cá Nature Made
  • Dầu cá hồi Pure Alaska Omega-3 (Mỹ)
  • Dầu cá Kirkland
  • Dầu cá tự nhiên Healthy Care (Úc)
  • Dầu cá Careline 1000mg
  • Dầu cá Nature’s Way
  • Dầu cá Nature’s Bounty
  • Dầu cá Blackmores (Úc)
  • Dầu cá UBB Omega-3 Alaska
  • Dầu cá Solgar 
  • Dầu cá Puritan’s Pride
  • Dầu cá Golden Health
  • Dầu cá Spring Valley
  • Dầu cá Now Ultra Omega 3

Hy vọng thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về tầm quan trọng của dầu cá đối với sức khỏe và cách bổ sung dầu cá hiệu quả. Bạn hãy chăm sóc sức khỏe của bản thân bằng cách bổ sung thêm dầu cá ngay hôm nay nhé.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Phù nề: Tổng hợp nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này Phù nề: Tổng hợp nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này
Kiến thức sức khỏe

Phù nề: Tổng hợp nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này

Bác sĩ lý giải lý do nằm ngủ bị ho nhiều và cách giảm ho hiệu quả Bác sĩ lý giải lý do nằm ngủ bị ho nhiều và cách giảm ho hiệu quả
Kiến thức sức khỏe

Bác sĩ lý giải lý do nằm ngủ bị ho nhiều và cách giảm ho hiệu quả

Đau bụng do rối loạn tiêu hóa: Biểu hiện và cách khắc phục Đau bụng do rối loạn tiêu hóa: Biểu hiện và cách khắc phục
Kiến thức sức khỏe

Đau bụng do rối loạn tiêu hóa: Biểu hiện và cách khắc phục

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK