Đau bụng quặn từng cơn là tình trạng các cơn đau nhói ở bụng xuất hiện đột ngột và theo từng đợt. Mỗi cơn đau kéo dài vài phút và lặp lại theo chu kỳ.
Vậy bị đau bụng quặn từng cơn là dấu hiệu của bệnh gì? Vị trí đau bụng cho biết gì về nguyên nhân gây bệnh? Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời bạn hãy cùng Công ty Bowtie khám phá thêm trong bài viết dưới đây nhé.
Vị trí đau quặn bụng từng cơn sẽ gợi ý cho bạn về các cơ quan đang gặp vấn đề xung quanh rốn và vùng chậu, cụ thể như sau:
Các cơn đau quặn bụng xuất hiện ở vùng trên rốn thường có liên quan đến:
Với tình trạng đau bụng dưới rốn quặn từng cơn kèm theo nhiều triệu chứng khác như tiêu chảy, buồn nôn…, bạn có khả năng mắc bệnh:
Tình trạng đau bụng quặn từng cơn vùng chậu thường xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt trong thời kỳ rụng trứng hoặc hành kinh. Đây cũng có thể là dấu hiệu thường gặp của nhiều bệnh lý phụ khoa như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm phụ khoa, lạc nội mạc tử cung, mang thai ngoài tử cung… Ngoài ra, tình trạng đau quặn ở vùng chậu còn cảnh báo lao màng bụng hoặc viêm phúc mạc.
Bài viết liên quan:
Đau bụng quặn từng cơn đôi khi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn mà chúng ta không ngờ tới. Đó có thể là các chứng bệnh nhẹ, quen thuộc nhưng cũng có khả năng là các bệnh lý nặng và nguy hiểm. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây nên hiện tượng đau bụng quặn từng cơn:
Khi bị đầy hơi, khó tiêu, bạn có thể gặp phải tình trạng đau bụng quặn từng cơn. Hiện tượng này xảy ra khi bạn ăn uống quá nhanh, uống nhiều rượu bia, thường xuyên ăn các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ…
Tình trạng đau bụng quặn từng cơn do đầy hơi thường xuất hiện trên rốn. Cơn đau có xu hướng thuyên giảm và biến mất sau khi bạn đi đại tiện.
Vi khuẩn có trong thực phẩm có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa và gây ngộ độc thực phẩm, với các triệu chứng đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy, buồn nôn. Đa số trường hợp ngộ độc thực phẩm là cấp tính, bắt đầu nhanh chóng và thường không kéo dài quá lâu. Nếu bị ngộ độc thực phẩm do các chủng vi khuẩn nguy hiểm hoặc có dấu hiệu mất nước trầm trọng, bệnh nhân sẽ cần được đưa đến bệnh viện để điều trị ngay.
Thói quen ăn uống không vệ sinh hoặc không rửa tay trước khi ăn sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm giun sán. Trong một số trường hợp, giun sẽ chui vào ống mật. Lúc này, bạn có thể bị đau ở vùng bụng trên rốn, hơi lệch về phía bên phải. Ngoài đau bụng, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn…
Tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gây đau nhói từng cơn ở khu vực quanh rốn. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau sẽ trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn. Dù gây cảm giác khó chịu nhưng tình trạng rối loạn tiêu hóa thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau khoảng 1 – 2 ngày.
Thực hiện các bài tập thể thao sử dụng cơ quá mức hoặc chấn thương do ngã cũng có thể khiến bạn bị đau ở bụng và lưng. Các cơn đau chỉ xảy ra tại một số vị trí nhất định, xuất hiện khi nâng vật nặng hoặc sau khi tập thể dục có khả năng là dấu hiệu của chấn thương cơ.
Dạ dày bị nhiễm virus, chẳng hạn như norovirus, có thể gây đau bụng quặn từng cơn dữ dội. Ngoài biểu hiện đau bụng, một số người còn bị sốt, nôn mửa và đau cơ. Tình trạng nhiễm virus ở dạ dày có thể kéo dài vài ngày và tự khỏi mà không cần điều trị. Việc bạn nên làm lúc này là bổ sung đủ nước. Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc bạn nhận thấy dấu hiệu mất nước, hãy đến bệnh viện ngay.
Tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ruột thừa có thể khiến người bệnh bị đau quặn từng cơn ở phần bụng dưới rốn bên phải. Các cơn đau do viêm ruột thừa thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn và nôn.
Các vết loét trên niêm mạc dạ dày và ruột có thể xuất hiện do sử dụng thuốc chống viêm không steroid lâu ngày, do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc do những tăng trưởng không ung thư gây ra. Các biểu hiện của tình trạng này thường là đau âm ỉ, nóng rát vùng bụng, đôi khi đau thành từng cơn. Cảm giác nóng rát có thể lan lên ngực, miệng và cổ họng, gây ra tình trạng ợ chua hoặc khó tiêu.
Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý đường tiêu hóa gây ra các cơn đau nhẹ hoặc dữ dội trước khi đi tiêu. Nếu không may mắc IBS, bạn sẽ nhận thấy tình trạng đau bụng quặn từng cơn xuất hiện sau khi ăn các loại thực phẩm cụ thể hoặc vào những thời điểm nhất định trong ngày. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như đầy bụng, khó tiêu, có chất nhầy trong phân, thậm chí tiêu chảy.
Sỏi mật được hiểu nôm na là một viên sỏi được hình thành trong túi mật hoặc ống dẫn mật của bạn. Khi các viên sỏi phát triển với kích thước lớn sẽ ngăn chặn một ống dẫn trong túi mật và gây ra các cơn đau bụng dữ dội, thường ở vùng bụng trên hoặc ngay dưới xương sườn bên phải. Nguyên nhân chính gây đau bụng là do viêm túi mật. Bạn cũng có thể nhận thấy các triệu chứng khác như đổ mồ hôi trộm, sốt, nôn mửa, vàng da, vàng củng mạc mắt…
Tương tự như sỏi mật, sỏi cũng có thể xuất hiện ở thận và di chuyển dọc theo đường tiết niệu, từ đó gây ra các cơn đau quặn bụng khó chịu. Các triệu chứng khác của sỏi thận là buồn nôn, nôn, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đổi màu hoặc có mùi hôi, trong nước tiểu có máu…
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào của đường tiết niệu nhưng thường gặp nhất là ở bàng quang. Tình trạng này sẽ gây đau quặn bụng dưới từng cơn, đặc biệt rõ ràng hơn khi đi tiểu.
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng nguy hiểm cần được phát hiện kịp thời và điều trị nhanh chóng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của phụ nữ. Theo đó, đây là tình trạng phôi thai làm tổ ở một vị trí khác bên ngoài tử cung. Các triệu chứng của mang thai ngoài tử cung thường là đau bụng quặn từng cơn, đau nhiều hơn ở vùng bụng dưới và vùng chậu, chảy máu âm đạo, tiêu chảy, nôn mửa, cơ thể mệt mỏi…
U nang buồng trứng thường rất phổ biến ở phụ nữ. Hầu hết bệnh nhân đều không có biểu hiện rõ ràng. Nhiều u nang có thể hình thành và tự biến mất sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, ở một số người, u nang sẽ gây ra các cơn đau bụng quặn từng đợt, thường ở vùng chậu và chỉ xuất hiện ở một bên.
Khi bị đau bụng quặn từng cơn (với các cơn đau nhẹ), bạn có thể thử một số mẹo đơn giản tại nhà sau đây để giảm đau:
Lưu ý: Khi bị đau bụng quặn từng cơn, nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự ý dùng thuốc giảm đau. Những tình trạng đau bụng nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân gây đau bụng quặn từng cơn, chẳng hạn như đau bụng do rụng trứng thì không cần điều trị. Những trường hợp khác như nhạy cảm với thực phẩm, rối loạn tiêu hóa cũng không phải là trường hợp nghiêm trọng. Do đó, rất khó để xác định chính xác khi nào nên đến bệnh viện.
Điều quan trọng bạn cần làm là chú ý tới các triệu chứng mà mình gặp phải. Nếu nhận thấy các biểu hiện dưới đây, bạn cần bình tĩnh và đến bệnh viện thăm khám ngay:
Hy vọng qua bài viết trên, khi gặp phải tình trạng đau bụng quặn từng cơn, bạn đã bớt lúng túng và biết một số cách giảm đau đơn giản tại nhà. Với những trường hợp đau bụng bất thường, nghiêm trọng hoặc trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời nhé.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.