Vậy bệnh cúm A là gì và nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng ngừa bệnh hiệu quả? Mời bạn cùng Website Bowtie tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé.
Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A gây ra, thường gặp vào thời điểm giao mùa. Virus cúm A có thể thay đổi kháng nguyên khi gặp một số điều kiện thuận lợi, từ đó tăng khả năng lây lan và bùng phát thành những trận đại dịch lớn. Hiện tại, có rất nhiều chủng virus cúm A đang lưu hành trên toàn cầu nhưng trong đó, phổ biến hơn cả là các chủng H1N1 và H5N1.
Bệnh cúm A lây lan từ người sang người qua đường giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Người bình thường cũng có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc, chạm tay vào các bề mặt bị nhiễm virus sau đó đưa tay lên mũi, miệng hoặc mắt. Trong một số trường hợp, virus cúm A có thể lây từ động vật nhiễm bệnh sang người.
Bệnh cúm A có thể gặp phải ở bất kỳ ai nhưng một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cũng như dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh như trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc các bệnh lý mạn tính (hen suyễn, bệnh tim mạch, HIV, đái tháo đường…), phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch suy yếu.
Người bị cúm A thường biểu hiện một số hoặc tất cả các triệu chứng sau:
Hầu hết bệnh nhân cúm A có thể tự hồi phục mà không cần phải chăm sóc y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể chuyển biến nặng, gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm A mà bệnh nhân có thể gặp phải là:
Một số trường hợp mắc cúm A nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim có thể khiến bệnh nhân tử vong. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu của cúm A, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để có hướng điều trị phù hợp.
Để chẩn đoán cúm A, bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp xét nghiệm sau:
Giống như bất kỳ bệnh lý nào, việc chẩn đoán xác định cúm A phải kết hợp giữa kết quả xét nghiệm và các triệu chứng lâm sàng, đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân.
Đa số các trường hợp cúm A có thể được điều trị tại nhà. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh cúm A. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau hoặc đôi khi là các thuốc kháng virus. Trong quá trình điều trị, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân tăng cường miễn dịch cho cơ thể bằng một số cách sau:
Khi cảm thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường hoặc xuất hiện những dấu hiệu bội nhiễm, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Cúm A dễ lây nhiễm và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người có bệnh mạn tính. Vì vậy, cách tốt nhất để hạn chế ảnh hưởng của cúm A là thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa bệnh từ sớm như:
Đối với cúm A, người bệnh có thể khỏi bệnh chỉ sau 5 – 7 ngày. Thông thường sau 5 ngày, bệnh nhân sẽ hết sốt, không còn sổ mũi, đau đầu nhưng ho và mệt mỏi có thể còn kéo dài một thời gian.
Thực tế đã chứng minh, với các chủng virus cúm nói chung và virus cúm A nói riêng, người mắc bệnh sau khi khỏi vẫn có thể bị tái nhiễm. Ngoài ra, cúm là loại virus có khả năng biến đổi mạnh mẽ và liên tục theo thời gian. Các chủng cúm mới vẫn có thể tấn công và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn bất cứ lúc nào. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan.
Các chuyên gia y tế khuyến nghị mọi người nên tiêm vaccine phòng cúm A mỗi năm một lần. Bởi virus cúm có khả năng thay đổi rất nhanh nên vaccine năm trước có thể không bảo vệ được bạn khỏi các chủng virus của năm nay.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh cúm A. Trong một số trường hợp, bệnh cúm A có thể chuyển biến nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa cúm A từ sớm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhé.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.