Trong bài viết này, Bowtie sẽ bật mí cho bạn củ đậu (củ sắn) chứa bao nhiêu calo và có thành phần dinh dưỡng như thế nào, cùng với đó là 6 công thức món ăn hấp dẫn từ củ đậu. Hãy cùng Công ty Bowtie tìm hiểu thêm nhé!
Để tìm hiểu thêm về lượng calo và thành phần dinh dưỡng của củ đậu (củ sắn), bạn có thể tham khảo các thông tin bên dưới:
Lượng calo trong củ đậu (củ sắn) sẽ được tính toán dựa trên hàm lượng các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, carbohydrate… Theo đó, 100g củ đậu sẽ cung cấp cho bạn khoảng 38 calo, được tổng hợp từ các thành phần dinh dưỡng sau:
Bên cạnh những thành phần kể trên, củ đậu còn chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác, bao gồm:
Một củ đậu chứa bao nhiêu calo phụ thuộc vào việc củ đậu đó to hay nhỏ và có trọng lượng ra sao. Trung bình, một củ đậu (củ sắn) sẽ nặng khoảng 100 – 120g, do đó chứa khoảng 38 – 45 calo.
Bài viết hữu ích:
Sau khi tìm hiểu củ đậu chứa bao nhiêu calo, bạn chắc hẳn đã thấy rằng lượng calo mà củ đậu cung cấp không nhiều, chỉ vào khoảng 38 calo/100g củ đậu tươi, đồng thời cũng chứa rất ít chất béo. Vì vậy, ăn củ đậu thường không gây béo mà thậm chí còn có thể hỗ trợ quá trình giảm cân nếu bổ sung với một lượng cân bằng, hợp lý.
Lượng chất xơ trong củ đậu có thể giảm cảm giác đói và giúp bạn no lâu hơn, từ đó khiến bạn ăn ít đi và hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, củ đậu cũng chứa nhiều nước, giúp cung cấp nước và cũng mang lại cảm giác no lâu khi ăn.
Một điều bạn cần lưu ý là cách chế biến cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lượng calo trong củ đậu, đặc biệt là việc xào hoặc chiên. Vì thế, để giảm lượng calo tiêu thụ, bạn nên ăn sống hoặc chế biến củ đậu bằng các phương pháp ít dầu mỡ như hấp, nấu canh, trộn salad…
Bên cạnh khả năng hỗ trợ kiểm soát cân nặng và giảm cân, củ đậu cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:
Khoảng 90% trọng lượng của củ đậu (củ sắn) là nước nên việc ăn củ đậu có thể giúp cung cấp nước cho cơ thể. Nước là một thành phần cần thiết giúp duy trì chức năng của các cơ quan, bảo vệ các tế bào, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. Việc ăn củ đậu sẽ giúp bạn giảm cảm giác khát tức thì, đồng thời cung cấp nước để cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.
Củ đậu là một nguồn cung cấp chất xơ có thể giúp giảm lượng LDL – cholesterol có hại trong máu. Không chỉ vậy, kali có trong loại củ này có khả năng kiểm soát huyết áp hiệu quả. Thêm vào đó, thành phần củ đậu cũng chứa các hợp chất kháng viêm và chống oxy hóa góp phần bảo vệ mạch máu cũng như tim khỏi ảnh hưởng của tình trạng viêm và stress oxy hóa.
Củ đậu (củ sắn) có chứa nhiều thành phần giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, đặc biệt phải kể đến chất xơ. Chất xơ giúp tăng khối lượng cho phân, cải thiện chuyển động của ruột và giảm tình trạng táo bón. Không chỉ vậy, một số hợp chất trong củ đậu cũng giúp hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó giúp bạn duy trì hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh hơn.
Củ đậu (củ sắn) có nhiều thành phần dinh dưỡng và hợp chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư. Hàm lượng chất xơ trong củ đậu sẽ giúp ngăn ngừa khả năng mắc ung thư đường ruột. Ngoài ra, củ đậu chứa một loại chất xơ prebiotic gọi là inulin có thể làm tăng số lượng vi khuẩn tốt trong ruột, tăng sản xuất axit béo chuỗi ngắn và hỗ trợ phản ứng miễn dịch.
Củ đậu còn chứa một số hợp chất chống oxy hóa như polyphenol, carotenoid, vitamin C và vitamin E. Các hợp chất này có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do, hạn chế tình trạng viêm và giảm nguy cơ mắc ung thư.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng không chỉ tập trung vào việc đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa mà còn phải quan tâm cả về chế độ ăn uống. Theo đó, củ đậu chứa vitamin C giúp tăng cường sức khỏe mạch máu và mô kết nối ở nướu, giảm nguy cơ mắc các bệnh nướu răng và tăng cường sức khỏe nướu nói chung. Thêm vào đó, các khoáng chất như canxi, magiê và kali trong củ đậu cũng có thể giúp hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Trên thực tế, việc bổ sung bất kỳ loại thực phẩm nào vào chế độ ăn uống cũng cần đảm bảo cân bằng và vừa đủ, dù quá nhiều hay quá ít cũng đều không tốt. Theo đó, bạn cần nắm rõ một ngày nên ăn bao nhiêu củ đậu là đủ để xây dựng chế độ ăn uống khoa học hơn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bạn cần ăn ít nhất 400g rau củ quả mỗi ngày để cung cấp đủ dưỡng chất, vitamin và chất khoáng cho cơ thể. Củ đậu cũng thuộc nhóm thực phẩm này nên khi xây dựng thực đơn ăn uống hằng ngày, bạn có thể kết hợp củ đậu với các loại rau củ quả khác để vừa đủ mức 400g.
Tuy nhiên, dù là các nhóm thực phẩm có lợi cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều thì cũng không tốt, kể cả với củ đậu. Ăn quá nhiều củ đậu có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, đau bụng, tụt huyết áp… Theo đó, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa 2 – 3 củ và không ăn nhiều hơn 4 bữa/tuần.
Sau khi biết được củ đậu chứa bao nhiêu calo cũng như những lợi ích sức khỏe mà loại thực phẩm này mang lại, bạn có thể yên tâm thêm củ đậu vào chế độ ăn uống. Một trong những cách bổ sung củ đậu tốt nhất và thường được nhiều người lựa chọn là ăn sống. Tuy nhiên, có thể bạn không biết, củ đậu còn được sử dụng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Dưới đây là một số công thức món ngon đơn giản với củ đậu mà bạn có thể thử làm:
Nguyên liệu: Củ đậu (1 – 2 củ), thịt ba chỉ (400g), nước dừa, hành tím, tỏi, gia vị.
Cách thực hiện:
Nguyên liệu: Củ đậu (1 – 2 củ), ớt chuông (1 quả), hành tím, hành lá, tiêu, dầu ăn và gia vị.
Cách làm:
Nguyên liệu: Củ đậu (1 củ), sườn non (500g), cà rốt (1 củ), nước mắm và gia vị.
Cách làm:
Nguyên liệu: Củ đậu (1 củ), cà rốt (1 củ), dưa leo (1 củ), dầu ô liu, nước cốt chanh, đường, muối, tiêu.
Cách làm:
Nguyên liệu: Củ đậu, tỏi, dầu ô liu, muối, tiêu.
Cách làm:
Củ đậu không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng, mà còn dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Với những thông tin về việc củ đậu (củ sắn) bao nhiêu calo và gợi ý món ăn hấp dẫn từ loại rau củ này trong bài viết, hy vọng rằng bạn đã có thêm những ý tưởng để xây dựng thực đơn ăn uống hằng ngày.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.