Vậy tại sao sáng ngủ dậy nuốt nước bọt đau họng? Nguyên nhân nào khiến bạn bị khô rát cổ họng sau khi ngủ dậy? Làm sao để giảm tình trạng ngủ dậy bị khô miệng, rát họng? Mời bạn cùng Công Ty Bowtie tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé.
Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị khô rát cổ họng sau khi ngủ dậy, chẳng hạn như cơ thể thiếu nước, thở bằng miệng khi ngủ, các thói quen xấu, tác dụng phụ của thuốc hoặc do một số bệnh lý, cụ thể như sau:
Việc thường xuyên thức giấc vào ban đêm vì khát nước hoặc bị khô họng khi ngủ dậy có thể là biểu hiện cho thấy cơ thể đang thiếu nước. Tình trạng này xảy ra khi lượng nước bạn uống ít hơn lượng nước mà cơ thể đào thải ra ngoài thông qua nước tiểu, mồ hôi… Ngoài ra, cơ thể bị thiếu nước còn có thể do tiêu chảy, tăng tiết mồ hôi (do vận động nhiều hoặc do thời tiết nóng) hoặc một số bệnh lý.
Khi cơ thể thiếu nước, bạn sẽ bị khát nhiều, khô miệng cả khi thức và ngủ. Lúc này, việc cần làm chính là uống đủ nước.
Hút thuốc lá và sử dụng rượu bia với lượng lớn về cơ bản là không tốt cho sức khỏe cũng như có thể khiến cổ họng bị khô sau khi ngủ dậy.
Các hóa chất trong khói thuốc sẽ khiến cơ thể giảm tiết nước bọt. Tình trạng này cũng xảy ra khi bạn phải dùng một lực từ miệng để hút thuốc. Trong khi đó, lượng cồn trong rượu bia sẽ làm khô miệng. Ngoài ra, việc uống nhiều rượu bia còn làm giảm bài tiết và thay đổi nồng độ chất điện giải trong nước bọt, đồng thời tăng cảm giác mắc tiểu khiến cơ thể dễ thiếu nước.
Thở bằng miệng thay vì mũi khi ngủ có thể gây khô miệng vào ban đêm. Lúc này, miệng của bạn sẽ phải há to để hít vào và thở ra. Việc lặp lại những động tác này nhiều lần sẽ gây mất nước và khô họng. Nguyên nhân chính khiến nhiều người phải thở bằng miệng khi ngủ là do nghẹt mũi vì bị cảm lạnh, cúm…
Nhiều loại thuốc như thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc giãn cơ, thuốc lợi tiểu… có thể gây ra tác dụng phụ là khô miệng, khiến cổ họng khô rát khi ngủ dậy. Theo đó, những loại thuốc này thường có thành phần gây cản trở hoặc ức chế quá trình sản xuất nước bọt. Nguy cơ khô miệng sẽ tăng lên nếu bạn dùng nhiều hơn một loại thuốc.
Ngoài ra, ngủ dậy bị khô miệng, đau họng cũng có thể là kết quả của một số phương pháp điều trị y tế như hóa trị, xạ trị. Hóa trị, xạ trị trong điều trị ung thư có thể gây tổn thương tuyến nước bọt và từ đó dẫn đến giảm tiết nước bọt.
Các chứng rối loạn giấc ngủ khác, đặc biệt là ngáy ngủ và chứng ngưng thở khi ngủ có thể là nguyên nhân khiến bạn phải thở bằng miệng, từ đó làm tăng nguy cơ khô rát cổ họng khi ngủ dậy. Ngoài ra, việc sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có khả năng làm trầm trọng thêm các triệu chứng khô miệng.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng cổ họng khô rát khi ngủ dậy còn có thể do ảnh hưởng của nhiều bệnh lý khác nhau như:
Để giảm tình trạng khô rát cổ họng sau khi ngủ dậy, bạn có thể thử một số phương pháp tại nhà sau đây:
Nếu tình trạng khô miệng chủ yếu do thiếu nước thì việc bạn cần làm chính là uống nhiều nước. Theo các chuyên gia sức khỏe, bạn nên uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Nếu tham gia hoạt động mạnh hoặc thời tiết nóng bức thì nên bổ sung thêm nước.
Bài viết liên quan:
Tình trạng khô họng có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn ở trong không gian có độ ẩm thấp, chẳng hạn như nằm phòng điều hòa. Lúc này, bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm vào ban đêm để giữ cho không khí trong phòng ngủ không quá khô. Như vậy sẽ giảm được tình trạng ngủ máy lạnh (nằm điều hòa) bị đau họng.
Như đã đề cập, thuốc lá là một trong những nguyên nhân có thể khiến cổ họng khô rát khi ngủ dậy. Vì vậy, nếu hút thuốc, bạn nên tìm cách để cai thuốc.
Nếu phải thở bằng miệng vào ban đêm do nghẹt mũi hoặc do điều trị bằng máy CPAP, bạn có thể giảm khô miệng bằng cách điều trị nghẹt mũi hoặc điều chỉnh thiết lập CPAP. Bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ về việc uống thuốc để điều trị tình trạng nghẹt mũi, từ đó giúp mũi thông thoáng và có thể hít thở bình thường trở lại thay vì thở bằng miệng.
Ớt tươi, ớt khô, các thực phẩm tẩm ướp gia vị cay… sẽ làm tăng tốc độ mất nước của cơ thể, dẫn đến tình trạng thiếu nước. Ngoài ra, các chất kích thích như rượu bia, cà phê… cũng có thể khiến miệng và cổ họng bị khô. Do đó, bạn cần hạn chế thức ăn cay nóng và chất kích thích.
Nếu đang sử dụng thuốc không kê đơn và bị khô rát cổ họng khi ngủ dậy, bạn nên cân nhắc về việc ngừng dùng thuốc. Còn nếu tình trạng này là tác dụng phụ của thuốc kê đơn, bạn nên trao đổi lại với bác sĩ. Lúc này, bác sĩ có thể cân nhắc giảm liều lượng thuốc, ngừng thuốc hoặc thay đổi lịch dùng thuốc để giảm khô rát cổ họng vào ban đêm.
Một số phương pháp như sử dụng nước bọt nhân tạo, thuốc hoặc châm cứu… sẽ làm giảm tình trạng khô miệng và đau rát cổ họng sau khi ngủ dậy. Ngoài ra, nếu nguyên nhân gây khô rát cổ họng vào ban đêm là do bệnh lý, bạn nên cố gắng điều trị dứt điểm các bệnh lý này bằng những phương pháp điều trị y tế do bác sĩ chỉ định.
Mỗi sáng thức dậy, tình trạng khô rát cổ họng có thể gây nên cảm giác khó chịu, khiến bạn đau đớn. Lúc này, bạn hãy thử áp dụng một số mẹo sau đây để giảm đau rát cổ họng tức thì chỉ trong vài phút:
Trên đây là các thông tin về nguyên nhân khiến cổ họng khô rát khi ngủ dậy cũng như một số cách khắc phục tình trạng này tại nhà. Nếu một ngày bạn bị đau rát họng vào buổi sáng thì đừng quên áp dụng ngay những mẹo mà Bowtie vừa giới thiệu để làm giảm cảm giác khó chịu này nhé. Trong trường hợp bị khô miệng kéo dài, họng đau rát hơn 2 tuần không khỏi dù đã áp dụng nhiều cách, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.