Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Chứng khó tiêu: Vấn đề tiêu hóa thường gặp

Đầy bụng khó tiêu là vấn đề tiêu hóa khá phổ biến mà hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua. Ngoài việc dẫn đến ăn uống kém, chứng khó tiêu còn gây ra những cảm giác vô cùng khó chịu, làm suy giảm chất lượng cuộc sống thường ngày của người bệnh.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-02-22
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Chứng khó tiêu là gì?Triệu chứng của chứng khó tiêuNguyên nhân gây khó tiêuPhương pháp chẩn đoán chứng khó tiêuPhương pháp điều trị khó tiêuCách phòng ngừa chứng khó tiêuCâu hỏi thường gặp về chứng khó tiêu
Chứng khó tiêu: Vấn đề tiêu hóa thường gặp

Vậy biểu hiện của khó tiêu là gì và vì sao nhiều người thường xuyên bị đầy bụng khó tiêu? Để hiểu hơn về tình trạng này, mời bạn cùng Website Bowtie theo dõi nội dung của bài viết dưới đây nhé!

Chứng khó tiêu là gì?

Chứng khó tiêu được mô tả là cảm giác khó chịu, đau và/hoặc căng tức ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn, dưới mũi xương ức), thường xảy ra sau khi ăn hoặc ngay trong bữa ăn. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài phút cho đến vài giờ. 

Phần lớn các trường hợp ăn uống khó tiêu không phải là vấn đề nghiêm trọng và thường được khắc phục bằng một số biện pháp cụ thể. Tuy nhiên, bạn không nên lơ là bởi tình trạng này có khả năng liên quan đến các bệnh lý khác đang tiềm ẩn ở đường tiêu hóa, đặc biệt nếu đầy hơi khó tiêu xuất hiện ngày một nhiều và các triệu chứng có xu hướng tồi tệ hơn. Khi đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kết luận chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của bản thân.

Triệu chứng của chứng khó tiêu

Người bị khó tiêu có thể phát triển nhiều triệu chứng khác nhau nhưng nhìn chung thường bao gồm:

  • Đau, nóng rát, khó chịu ở vùng thượng vị
  • Đầy hơi, chướng bụng, căng tức bụng
  • Ăn nhanh no và cảm giác no kéo dài 
  • Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi
  • Buồn nôn, nôn trớ
  • Bụng sôi “ùng ục” hoặc phát ra tiếng “gầm gừ” lớn

Nguyên nhân gây khó tiêu

Tình trạng nặng bụng khó tiêu là hệ lụy do hoạt động kém hiệu quả của đường tiêu hóa, nguyên nhân có thể xuất phát từ những thói quen trong ăn uống và sinh hoạt thường ngày, chẳng hạn như:

  • Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh 
  • Tiêu thụ nhiều chất béo, thức ăn dầu mỡ, cay nóng
  • Không dung nạp một số loại thực phẩm nhất định
  • Hút thuốc lá
  • Thường xuyên sử dụng rượu bia, cà phê hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều caffeine
  • Lạm dụng một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau NSAID, sản phẩm bổ sung sắt…
  • Tâm trạng căng thẳng và lo lắng 

Bên cạnh đó, một số trường hợp bị khó tiêu đầy hơi có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe và bệnh lý khác, cụ thể là:

Nguyên nhân gây khó tiêu
Trào ngược dạ dày thực quản có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng khó tiêu.

Phương pháp chẩn đoán chứng khó tiêu

Đối với chứng ăn khó tiêu mức độ nhẹ, bác sĩ có thể kết luận tình trạng thông qua việc đánh giá các triệu chứng cũng như khai thác một số thông tin cần thiết. Tuy nhiên, trường hợp người bệnh gặp phải các triệu chứng phức tạp và có xu hướng nghiêm trọng hơn, việc chẩn đoán cần kết hợp với một số kiểm tra, xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu
  • Test hơi thở hoặc xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn Helicobacter pylori 
  • Xét nghiệm hình ảnh (chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính…)
  • Nội soi đường tiêu hóa, có thể kèm theo sinh thiết mô
  • Siêu âm túi mật 
  • Quét độ rỗng của dạ dày

Phương pháp điều trị khó tiêu

Trong đa số các trường hợp, việc thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt có thể làm giảm tình trạng khó tiêu. Theo đó, bác sĩ thường khuyến nghị bệnh nhân nên:

  • Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm gây khó tiêu
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thay vì 3 bữa chính
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và thức uống chứa caffeine
  • Trao đổi với bác sĩ về việc thay đổi các loại thuốc có thể gây khó tiêu
  • Giải tỏa căng thẳng bằng các bài tập hít thở, yoga, thiền…

Nếu bệnh nhân vẫn bị khó tiêu dù đã thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt thì bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để kiểm soát, điều trị tình trạng này. Tùy từng trường hợp cụ thể mà các nhóm thuốc được sử dụng sẽ khác nhau, bao gồm:

  • Thuốc kháng acid: Thuốc kháng acid có khả năng trung hòa acid dạ dày và làm giảm tình trạng khó tiêu. 
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thuốc có thể làm giảm lượng acid tiết ra ở dạ dày, thường được chỉ định trong trường hợp khó tiêu kèm theo ợ chua, ợ nóng.
  • Thuốc kháng histamine H2 (thuốc ức chế thụ thể H2): Nhóm thuốc này cũng có khả năng làm giảm lượng acid tiết ra ở dạ dày. 
  • Prokinetic: Prokinetic có hiệu quả trong việc thúc đẩy tốc độ làm rỗng dạ dày.
  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt các loại vi khuẩn phát triển quá mức ở dạ dày/ ruột non, bao gồm cả Helicobacter pylori
  • Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu: Các nhóm thuốc này sẽ giúp dịu bớt cảm giác đau hoặc khó chịu liên quan đến chứng khó tiêu đầy bụng.

Cách phòng ngừa chứng khó tiêu

Điều chỉnh chế độ ăn uống và thay đổi một số thói quen sinh hoạt hằng ngày là những giải pháp đơn giản mà bạn có thể thực hiện để phòng ngừa chứng khó tiêu đầy bụng, cụ thể như sau:

  • Tránh các loại thực phẩm khó tiêu hóa
  • Hạn chế tiêu thụ thức ăn cay, chứa nhiều chất béo hoặc dầu mỡ
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
  • Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn
  • Tránh ăn vào buổi tối, đặc biệt trước khi đi ngủ
  • Cắt giảm hoặc ngừng sử dụng rượu bia, thức uống chứa caffeine
  • Không lạm dụng bất kỳ loại thuốc nào, tốt nhất hãy sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của chuyên gia y tế
  • Giữ tinh thần thoải mái, kiểm soát căng thẳng và lo lắng
  • Thường xuyên luyện tập thể dục
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý

Câu hỏi thường gặp về chứng khó tiêu

Khi nào người bị khó tiêu nên đến gặp bác sĩ?

Mặc dù không phải tất cả nhưng trong một số trường hợp, tình trạng khó tiêu đầy hơi có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác mà nhiều người thường bỏ qua. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn thường xuyên bị khó tiêu và có kèm theo bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:

  • Giảm cân nhiều không rõ nguyên nhân
  • Không cảm thấy đói
  • Gặp khó khăn khi nuốt
  • Cảm giác khó thở
  • Nôn ói liên tục hoặc nôn ra máu
  • Phân có lẫn máu
  • Toát mồ hôi
  • Đau bụng đột ngột, dữ dội
  • Cơn đau lan đến hàm, cổ hoặc cánh tay 
  • Da hoặc tròng trắng mắt có màu vàng
Uống nước có giúp cải thiện tình trạng khó tiêu không?

Uống từng ngụm nước nhỏ có thể giúp cải thiện tình trạng khó tiêu trong một số trường hợp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên uống quá nhiều nước vì sẽ gây no và làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn.

Qua những thông tin mà bài viết chia sẻ, hy vọng bạn đã phần nào hiểu được tình trạng ăn khó tiêu là gì cũng như biết thêm một số biện pháp để phòng ngừa hiệu quả. Ngoài ra, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nếu bạn nhận thấy tình trạng khó tiêu kéo dài, đi kèm với các triệu chứng đáng báo động khác.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Đái tháo đường type 1 và 2 có giống nhau không? Đái tháo đường type 1 và 2 có giống nhau không?
Các bệnh lý khác

Đái tháo đường type 1 và 2 có giống nhau không?

Mách bạn 9 cách giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết hiệu quả ngay Mách bạn 9 cách giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết hiệu quả ngay
Các bệnh lý khác

Mách bạn 9 cách giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết hiệu quả ngay

10 biến chứng sốt xuất huyết bạn nên cảnh giác 10 biến chứng sốt xuất huyết bạn nên cảnh giác
Các bệnh lý khác

10 biến chứng sốt xuất huyết bạn nên cảnh giác

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK