Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục có khả năng tiến triển và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị. Tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng tăng dần ở nam giới, nhất là ở những người song tính hay đồng tính nam.
Vậy bệnh giang mai ở nam giới có biểu hiện gì và làm sao để nhận biết bệnh? Cách chữa bệnh giang mai ở nam như thế nào? Hãy cùng Bowtie tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây nhé!
Giang mai là bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, gây ra bởi xoắn khuẩn giang mai (tên khoa học là Treponema pallidum). Xoắn khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể nam giới qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hoặc bằng miệng. Ngoài ra, bệnh cũng có khả năng lây nhiễm gián tiếp thông qua tiếp xúc với vết thương hở trên da, niêm mạc, tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm xoắn khuẩn, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con.
Giang mai có thể tồn tại trong nhiều năm nếu không được phát hiện và điều trị. Bệnh được chia làm 2 giai đoạn lớn là giang mai sớm và giang mai muộn, trong đó:
Tương tự như bệnh giang mai ở nữ, giang mai ở nam giới tiến triển qua 4 thời kỳ và triệu chứng ở mỗi thời kỳ sẽ có điểm khác biệt. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các dấu hiệu, triệu chứng bệnh giang mai không xuất hiện theo thứ tự từng thời kỳ mà chồng chéo giữa các thời kỳ với nhau hoặc không có biểu hiện lâm sàng nào trong nhiều năm. Do đó, cách để xác định chắc chắn bạn có mắc giang mai hay không là đến gặp bác sĩ để kiểm tra và xét nghiệm.
Dù vậy, nhìn chung, dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới qua từng thời kỳ sẽ như sau:
Dấu hiệu phổ biến nhất của giang mai thời kỳ I là xuất hiện vết loét đặc trưng (được gọi là săng) tại nơi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Ở nam giới, những vị trí này thường là quy đầu, miệng sáo, bìu, dương vật và hậu môn. Săng sẽ không đau, sờ thấy chắc và tròn. Thương tổn này dễ bị nhầm lẫn với mụn nhọt, lông mọc ngược hoặc không được nhận biết do xuất hiện ở các vùng khó nhìn thấy như nếp gấp hậu môn.
Trong thời kỳ I, bệnh giang mai rất dễ lây nhiễm qua săng. Săng thường xuất hiện sau khi bị lây nhiễm khoảng 3 tuần và có thể tự hết trong vòng 3 – 10 tuần dù được điều trị hay không. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang thời kỳ II sau khoảng 4 – 8 tuần từ khi có thương tổn đầu tiên.
Đến thời kỳ II, giang mai có biểu hiện tổn thương trên da và niêm mạc, đồng thời lan rộng đến nhiều vị trí khác trên cơ thể.
Các triệu chứng giang mai thời kỳ II cũng có thể tự biến mất ngay cả khi không điều trị, nhưng bệnh sẽ tiếp tục phát triển thành giang mai tiềm ẩn. Người bệnh ở thời kỳ này vẫn có nguy cơ lây nhiễm cao cho người khác.
Ở thời kỳ này, người bệnh sẽ không biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào nên bệnh chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị thì phần lớn trường hợp bệnh sẽ ở thời kỳ giang mai tiềm ẩn. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 25% trường hợp tiếp tục tiến triển thành giang mai thời kỳ III.
Giang mai khi lây nhiễm qua đường tình dục thường chỉ diễn ra ở thời kỳ I, II và giang mai tiềm ẩn sớm (thời gian mắc ≤ 2 năm). Tuy nhiên, các trường hợp bệnh truyền từ mẹ sang con có khả năng xảy ra nhiều năm sau khi bị nhiễm khuẩn.
Ở thời kỳ III, xoắn khuẩn giang mai đã lan đến và gây tổn thương nhiều bộ phận trong cơ thể. Thời kỳ này có khả năng xảy ra sau khi nam giới bị nhiễm khuẩn lần đầu rất lâu, lên đến 30 năm. Người bệnh có những biểu hiện lâm sàng trên thần kinh, tim mạch cùng các tổn thương gôm giang mai.
Cách duy nhất để xác định một người có mắc bệnh giang mai không là thực hiện xét nghiệm. Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh giang mai ở nam giới thường lấy mẫu từ:
Đừng quá lo lắng, bệnh giang mai ở nam có thể chữa trị được, đặc biệt nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là thuốc điều trị bệnh giang mai ở nam giới sẽ không thể phục hồi lại các tổn thương đã xảy ra trước đó do xoắn khuẩn. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, nam giới cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán kịp thời, từ đó có cách chữa trị phù hợp để ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.
Để xây dựng phác đồ điều trị bệnh giang mai phù hợp, bác sĩ sẽ dựa vào giai đoạn bệnh của từng bệnh nhân. Ở từng giai đoạn thì các thuốc, liều lượng và thời gian chữa bệnh giang mai cho nam giới có thể khác nhau đôi chút, cụ thể như sau:
Cách chữa bệnh giang mai giai đoạn sớm ở nam giới cũng tương tự như các nhóm đối tượng khác. Phác đồ ưu tiên thường là benzathin penicillin 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp một liều duy nhất. Nếu không có benzathin penicillin, bác sĩ có thể tiêm bắp procain penicillin 1,2 triệu đơn vị cho bệnh nhân trong thời gian 10 – 14 ngày, mỗi ngày 1 lần. Ngoài ra, nếu bệnh nhân dị ứng với penicillin, phác đồ thay thế sẽ là một trong những lựa chọn sau:
Thuốc điều trị bệnh giang mai giai đoạn muộn ở nam giới vẫn ưu tiên benzathin penicillin 2,4 triệu đơn vị. Tuy nhiên lúc này, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc trong 3 tuần liên tiếp, mỗi tuần 1 lần. Đồng thời, bác sĩ sẽ đảm bảo thời gian giữa 2 lần tiêm không vượt quá 14 ngày. Nếu không có thuốc thì procain penicillin 1,2 triệu đơn vị có thể được dùng thay thế bằng cách tiêm bắp sâu mỗi ngày 1 lần trong 20 ngày.
Trường hợp người bệnh dị ứng với penicillin thì cách chữa bệnh giang mai cho nam giới lúc này sẽ là uống doxycyclin 100mg, 2 lần mỗi ngày trong 30 ngày.
Trong quá trình điều trị bệnh giang mai bằng thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân:
Cách tốt nhất để phòng ngừa giang mai cho nam giới là thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, chẳng hạn như:
Bệnh giang mai cũng có thể tái nhiễm sau khi điều trị khỏi. Do đó, bạn vẫn nên làm xét nghiệm giang mai định kỳ, đặc biệt nếu quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh giang mai cũng như cách chữa giang mai ở nam giới hiện nay. Nhìn chung, bệnh giang mai có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng kháng sinh nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Do đó, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và thực hiện xét nghiệm giang mai sớm nhé.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.