Nếu bạn cũng có những băn khoăn tương tự, hãy xem ngay bài viết của Bảo hiểm Bowtie để được giải đáp cụ thể nhé.
Chanh dây là loại quả có vị chua nhẹ, thơm ngon và được sử dụng để chế biến nhiều món ăn, thức uống đa dạng. Tuy nhiên, dù đã ăn hoặc uống loại quả này khá nhiều nhưng liệu bạn có biết chanh dây chứa bao nhiêu calo không? Nếu không, hãy cùng Bowtie tìm hiểu về lượng calo trong chanh dây nhé.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, một quả chanh dây (18g) sẽ cung cấp cho bạn khoảng 17,5 calo. Không những vậy, một quả chanh dây còn có chứa nhiều chất khác, có thể kể đến như:
Dựa vào lượng calo trong 1 quả chanh dây, bạn có thể dễ dàng tính được 100g chanh dây chứa bao nhiêu calo. Ước tính, 100g chanh dây sẽ cung cấp cho bạn 97 calo.
Chanh dây thường được dùng để chế biến thành nước chanh dây uống giải nhiệt. Vậy trong một ly nước ép chanh dây chứa bao nhiêu calo?
Trên thực tế, lượng calo trong một ly nước chanh dây sẽ dao động tùy vào lượng chanh dây bạn sử dụng, loại chanh dây cũng như việc có thêm đường hay không. Theo ước tính, một cốc nước ép chanh dây (248g) cung cấp 126 calo, 33,7g carbohydrate, 1,2g chất béo và 0,5g chất xơ.
Chanh dây là loại quả cung cấp ít calo, chứa ít chất béo nhưng lại rất giàu chất xơ. Với những ưu điểm này, đặc biệt là thành phần chất xơ dồi dào, chanh dây có thể giúp bạn giảm cân nếu bổ sung đúng cách, đủ lượng.
Theo đó, chất xơ trong chanh dây sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và góp phần kiểm soát sự thèm ăn. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy, hạt chanh dây cung cấp piceatannol, một chất có khả năng giảm huyết áp và cải thiện độ nhạy insulin ở những người thừa cân. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể xây dựng một thực đơn giảm cân lành mạnh với chanh dây.
Bên cạnh việc ăn uống chanh dây cung cấp bao nhiêu calo cũng như có gây mập không, nhiều người cũng quan tâm đến việc uống nước chanh dây nhiều có tốt không và mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích bất ngờ của chanh dây mà không phải ai cũng biết:
Thành phần của chanh dây có nhiều vitamin C, beta-carotene và polyphenol. Đây đều là các chất chống oxy hóa mạnh có khả năng bảo vệ bạn trước những tổn thương do các gốc tự do gây ra. Các thành phần này cũng giúp hạn chế tình trạng căng thẳng tế bào và giảm viêm, từ đó góp phần ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Đặc biệt, các chuyên gia nhận thấy, không chỉ ruột chanh dây mà vỏ chanh dây cũng chứa nhiều chất chống viêm.
Một quả chanh dây 18g có thể cung cấp gần 2g chất xơ. Đây là một lượng chất xơ khá lớn nếu so với một loại quả nhỏ như vậy.
Về cơ bản, chất xơ là một thành phần quan trọng giúp giữ cho đường ruột của bạn luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, chất xơ còn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, từ đó ngăn không cho lượng đường trong máu tăng đột biến sau khi ăn. Không những vậy, chế độ ăn nhiều chất xơ cũng giúp bạn phòng tránh được một số bệnh tật như bệnh tim mạch, đái tháo đường và béo phì.
Chanh dây có chứa các enzym giúp hỗ trợ tiêu hóa, từ đó khiến quá trình loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể hiệu quả hơn. Đặc biệt, loại quả này còn giàu vitamin C có khả năng tăng cường miễn dịch và nâng cao sức đề kháng.
Một cốc nước ép chanh dây cung cấp cho bạn 821mg kali, tương đương 24 – 32% lượng kali cần thiết mỗi ngày cho một người lớn. Kali có khả năng kích thích cơ thể bài tiết natri, từ đó làm giảm huyết áp và thể tích máu.
Đặc biệt, kali còn giúp làm giãn và duy trì tính linh hoạt của các mạch máu. Do đó, nếu bạn ăn nhiều trái cây và rau củ giàu kali như chanh dây sẽ giúp giữ huyết áp ổn định, giảm nguy cơ đột quỵ và tổn thương thận.
Cùng với tác dụng chống oxy hóa, vitamin C trong chanh dây sẽ tham gia vào quá trình sản sinh collagen – thành phần cấu trúc chính của da. Việc bổ sung chanh dây vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn cung cấp đủ lượng vitamin C để tạo thành lớp da mới, từ đó hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương và phục hồi da.
Trái cây và rau củ, đặc biệt là những loại có màu sắc rực rỡ như chanh dây, được cho là có chứa các chất giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư nói chung. Các chất này thường là chất chống oxy hóa mạnh như beta-carotene và anthocyanin.
Suy giảm chức năng nhận thức, chóng mặt và mệt mỏi là những vấn đề bạn có khả năng gặp phải khi bị thiếu máu do thiếu sắt. May mắn thay, các loại thực phẩm giàu vitamin C như chanh dây có thể giúp tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
Chanh dây được xếp vào nhóm trái cây có chỉ số đường huyết thấp. Điều này có nghĩa là chúng không làm tăng đáng kể lượng đường trong máu sau khi ăn nên rất phù hợp cho những bệnh nhân mắc đái tháo đường. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cho thấy, hợp chất piceatannol trong hạt chanh dây còn có khả năng cải thiện độ nhạy insulin của tế bào.
Trong một nghiên cứu năm 2016, các nhà khoa học đã kiểm tra tác động của các loại trái cây khác nhau đối với gan sau khi uống rượu. Nghiên cứu này kết luận rằng, chanh dây có hiệu quả trong việc bảo vệ gan khỏi tổn thương do bia rượu.
Chanh dây được xếp vào loại quả rất giàu magie. Khoáng chất này được cho là có khả năng làm giảm tình trạng căng thẳng và lo lắng.
Bài viết liên quan:
Sau khi biết chanh dây bao nhiêu calo và những lợi ích sức khỏe của loại quả này, chắc hẳn bạn sẽ muốn thêm ngay chanh dây vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Dưới đây là một số công thức chế biến chanh dây mà bạn có thể áp dụng để có được những món ăn, thức uống ngon lành, bổ dưỡng:
Chuẩn bị: Chanh dây (4 quả), nước ấm, mật ong.
Cách làm: Bạn cắt đôi chanh dây và tách lấy ruột quả vào ly. Sau đó, bạn cho thêm nước ấm và mật ong vào, dùng thìa khuấy đều cho mật ong tan. Bạn có thể dùng ấm như vậy hoặc bỏ thêm đá.
Chuẩn bị: Chanh dây (3 quả), trà túi lọc (1 gói), nước sôi, đường và đá viên.
Cách làm: Bạn cho trà túi lọc vào ly, đổ thêm nước sôi để hãm trà trong khoảng 10 phút. Sau đó, bạn thêm nước cốt từ 3 quả chanh dây (đã lọc qua rây để bỏ hạt) rồi dùng thìa khuấy đều. Cuối cùng, bạn cho đường và đá vào ly.
Chuẩn bị: Chanh dây (2 – 3 quả), dứa (1/4 quả), đá viên, đường
Cách làm: Chanh dây bổ đôi, lọc qua rây để lấy nước cốt và tách hạt. Dứa tươi gọt vỏ, bỏ mắt rồi sau đó cắt thành miếng, cho vào máy ép lấy nước. Tiếp theo, bạn cho nước ép dứa vào cốc nước cốt chanh dây, dùng thìa khuấy đều và thêm đá để tăng vị tươi mát. Nếu bạn thích uống ngọt thì có thể thêm đường để cho ly nước ép trở nên đậm vị hơn.
Chuẩn bị: Dưa leo cắt nhỏ (1 chén), dưa hấu cắt nhỏ (1 chén), chanh dây (2 quả, chỉ lấy ruột), đá viên, mật ong, vani.
Cách làm: Bạn cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố, xay trong khoảng 1 phút. Sau đó, bạn có thể đổ sinh tố ra ly và thưởng thức.
Chuẩn bị: Chanh dây (1 quả), cá hồi phi lê (200 – 300g), gia vị.
Cách làm: Với cá hồi, bạn rửa sạch, thấm ráo nước và ướp cùng 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê tỏi băm. Sau đó, bạn áp chảo cá cho đến khi chín đều hai mặt. Để làm nước sốt, bạn cho nước cốt chanh dây (đã bỏ hạt) vào chảo, cho một chút nước và nêm thêm đường vừa ăn. Cuối cùng, bạn thêm ít bột bắp cho sốt sệt lại và dùng rưới lên cá hồi đã áp chảo.
Chuẩn bị: Nguyên liệu dành cho 4 – 5 người ăn bao gồm: chanh dây (4 quả), nấm thập cẩm (nấm hương, nấm đùi gà, nấm kim châm), xương heo, thịt bò, hải sản (tôm, cá, mực tùy sở thích), các loại rau ăn kèm (rau muống, rau nhút…)
Cách làm: Đầu tiên, bạn ninh nồi nước dùng xương heo, sau đó cho thêm nước cốt chanh dây vào nồi nước dùng, nêm nếm đường và bột nêm cho vừa ăn. Khi ăn, bạn cho thêm thịt bỏ, hải sản, các loại rau và nấm vào nồi cho đến khi chín.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết chanh dây bao nhiêu calo và cách chế biến chanh dây thành các món ăn, thức uống ngon miệng. Chanh dây là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe nhưng bạn cần lưu ý không nên ăn hoặc uống chanh dây lúc đói bởi chúng có tính axit nên không tốt cho dạ dày lúc đói.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.