Vậy nên chăm sóc bệnh nhân ung thư vú như thế nào? Khi chăm sóc người bệnh ung thư vú cần lưu ý những khía cạnh gì? Nếu đang băn khoăn, tìm hiểu những vấn đề này, bạn hãy cùng Bảo hiểm Bowtie dành vài phút theo dõi thông tin trong bài viết bên dưới để biết rõ hơn nhé!
Người bệnh ung thư vú đang phải đương đầu với một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, người thân không nên chỉ tập trung vào sức khỏe thể chất mà cần quan tâm thêm các khía cạnh khác khi chăm sóc bệnh nhân ung thư vú. Cụ thể như sau:
Chăm sóc y khoa là một trong những khía cạnh quan trọng bạn cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh ung thư vú. Theo đó, người thân và gia đình cần đảm bảo:
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh ung thư vú. Nếu người bệnh có chế độ ăn uống tốt, khoa học, họ sẽ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng để đương đầu với bệnh cũng như tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng góp phần ổn định cân nặng, tránh tình trạng sụt cân nhanh, đồng thời giúp người bệnh nâng cao hệ miễn dịch và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Hiện không có một chế độ ăn cụ thể, riêng biệt nào cho người bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, bạn sẽ cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh:
Bài viết hữu ích:
Người bệnh ung thư vú có thể có cảm giác sợ hãi, bối rối, không chắc chắn, tức giận, tội lỗi, lo lắng… về nhiều vấn đề như tình trạng bệnh, tác dụng phụ của các phương pháp điều trị, sự thay đổi ngoại hình, tài chính gia đình, nỗi lo về tương lai, thời gian sống còn… Do đó, khi chăm sóc, bạn sẽ cần đặc biệt chú ý đến tâm trạng, tinh thần của người bệnh.
Bạn có thể khuyến khích người bệnh chia sẻ, đồng thời lắng nghe những cảm xúc mà họ đang gặp phải. Ngoài ra, bạn cũng có thể khuyến khích người bệnh làm những điều mình thích như nghe nhạc, đọc sách, làm vườn, ra ngoài trò chuyện với bạn bè…. hoặc thực hiện các kỹ thuật giúp thư giãn như thiền, yoga… Người thân và gia đình cần lưu ý không nên để bệnh nhân cảm thấy mình đang bị bỏ rơi vì điều này rất có thể khiến họ suy sụp tinh thần, dẫn đến trầm cảm và suy nghĩ tiêu cực.
Vận động, tập thể dục thường xuyên có thể giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng mệt mỏi, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, tâm trạng và có cái nhìn tích cực hơn về cơ thể. Theo nghiên cứu, tỷ lệ sống sót sau 10 năm ở người bệnh có tập thể dục thường xuyên sẽ cao hơn so với những bệnh nhân không tập.
Do đó, bạn nên khuyến khích người bệnh vận động, tập thể dục vừa phải ít nhất 3 – 5 giờ mỗi tuần với các bộ môn như đi bộ, bơi lội, các bài tập có cường độ thấp… Ngoài ra, để giúp người bệnh có động lực tập luyện, bạn cũng có thể tập chung và khuyến khích những thành viên khác trong gia đình cùng tham gia.
Bất kỳ phương pháp điều trị ung thư vú nào cũng có khả năng gây ra tác dụng phụ. Chẳng hạn, tác dụng phụ sau phẫu thuật có thể kể đến như đau, mệt mỏi, chảy máu, nhiễm trùng… Trong khi đó, hóa trị liệu đôi khi dẫn đến giảm bạch cầu, thiếu máu, buồn nôn, nôn, rụng tóc… còn xạ trị lại thường gây ra các vấn đề trên da và tình trạng mệt mỏi.
Lúc này, người thân và gia đình cần chú ý theo dõi các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. Nếu các triệu chứng quá nghiêm trọng hoặc ngày một tăng dần, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ để có phương án can thiệp phù hợp.
Tham khảo thêm:
Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị là các phương pháp thường được sử dụng để điều trị ung thư vú. Tuy nhiên, như đã đề cập, các phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, trong quá trình điều trị, người thân và gia đình nên lập một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư vú phù hợp để ngăn ngừa và giảm nhẹ các tác dụng phụ này.
Sau mổ ung thư vú, người bệnh có thể cần được đo sinh hiệu (đo thân nhiệt, mạch, huyết áp, nhịp thở và nồng độ bão hòa oxy trong máu) mỗi 3 giờ. Ngoài ra, người bệnh cần được:
Sau khi mổ, bạn nên cho người bệnh ăn các món chứa nhiều protein (như trứng, các loại cá, thịt gia cầm…) và chất xơ (rau củ, trái cây…). Đồng thời, cần hạn chế đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn chứa nhiều đường và các thực phẩm không hợp vệ sinh.
Đối với việc vận động, sau phẫu thuật, bạn nên khuyến khích người bệnh bắt đầu tập ngồi, sau đó tăng dần tần suất và cố gắng tập đi lại từ từ. Trong quá trình chăm sóc, bạn sẽ cần động viên, an ủi, khuyên người bệnh cố gắng chịu đau trong vài ngày đầu.
Hóa trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc, liều lượng, tình trạng bệnh cũng như cách cơ thể phản ứng với hóa chất. Hầu hết các tác dụng phụ sẽ biến mất theo thời gian sau khi kết thúc điều trị không lâu nhưng một số phản ứng có khả năng kéo dài hơn. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng để giúp người bệnh giảm nhẹ các tác dụng không mong muốn do hóa trị:
Đối với xạ trị, tác dụng phụ phổ biến nhất mà người bệnh có thể gặp phải đó là tình trạng mệt mỏi và các vấn đề về da. Tình trạng mệt mỏi do xạ trị sẽ khác với mệt mỏi thông thường. Nhiều bệnh nhân cho biết, họ cảm thấy cả cơ thể và tâm trí đều suy kiệt. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thấy lo lắng, chán nản, sợ hãi, tức giận, thất vọng, cô đơn hoặc bất lực.
Để hỗ trợ người bệnh vượt qua tình trạng này, bạn hãy cố gắng giúp họ lên kế hoạch vận động, nghỉ ngơi phù hợp trong ngày, đồng thời cho người bệnh ăn các món giàu dinh dưỡng. Bạn cũng nên dành thời gian chia sẻ, trò chuyện với người bệnh để giúp họ giải tỏa tinh thần.
Bức xạ cũng có thể khiến cho vùng da được điều trị trông giống như bị cháy nắng. Da sẽ bị đau, ngứa và bong tróc. Bạn hãy cố gắng giúp người bệnh tránh cọ xát hoặc làm trầy xước vùng da này. Một cách bạn nên thử là lựa chọn cho bệnh nhân các loại trang phục rộng rãi, tránh quần áo chật hoặc cứng vì có thể làm tổn thương da.
Đối với các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng, mỹ phẩm, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bôi lên vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, nếu người bệnh ra ngoài vào lúc trời nắng, hãy khuyến khích họ mặc quần áo dài tay, đeo kính râm, đội mũ rộng. Nếu bác sĩ cho phép dùng kem chống nắng, hãy lựa chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30.
Trên đây là một số thông tin cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư vú mà Bowtie muốn chia sẻ cùng bạn. Hy vọng bạn đã bỏ túi cho mình được một vài thông tin hữu ích để có thể đồng hành cùng người thân vượt qua chặng đường điều trị ung thư vú đầy thử thách phía trước.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.