Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch

Cao huyết áp ở người trẻ: Đừng nghĩ trẻ tuổi sẽ không mắc bệnh

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), trung bình cứ 5 người thì lại có 1 người bị tăng huyết áp (cao huyết áp). Trong đó, cao huyết áp ở người trẻ tuổi có xu hướng ngày càng gia tăng.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-09-26
Cập nhật ngày 2023-05-08
Nội dung chính
Bệnh cao huyết áp ở người trẻ có phổ biến không?Vì sao cao huyết áp ngày càng trẻ hóa?Các dấu hiệu, triệu chứng cao huyết áp ở người trẻCác kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp ở người trẻCách điều trị cao huyết áp ở người trẻ tuổiPhòng ngừa cao huyết áp ở người trẻ
Cao huyết áp ở người trẻ

Nhiều người nghĩ rằng tăng huyết áp chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ bị huyết áp cao có xu hướng ngày càng gia tăng. Vậy vì sao lại có tình trạng này? Cùng Công ty Bowtie tìm hiểu nguyên nhân khiến người trẻ bị cao huyết áp, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh lý này nhé.

Bệnh cao huyết áp ở người trẻ có phổ biến không?

Cao huyết áp là một bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng cao huyết áp ở người trẻ dưới 35 tuổi cũng trở nên khá phổ biến, chiếm tỷ lệ 5 – 12% tổng số ca mắc. 

Trong đó, có đến 70% trường hợp không xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như nhức đầu, chóng mặt… và chỉ được phát hiện tình cờ trong các đợt khám sức khỏe định kỳ hoặc thăm khám các bệnh lý khác. Điều đáng nói là tỷ lệ cao huyết áp ở người trẻ đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây do lối sống và thói quen sinh hoạt.

Vậy huyết áp cao ở người trẻ là bao nhiêu? Tương tự như người lớn tuổi, tăng huyết áp ở người trẻ được chẩn đoán khi chỉ số huyết áp tâm thu vượt ngưỡng 140mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương trên 90mmHg (huyết áp ở người bình thường dưới mức 120/80mmHg). 

Vì sao cao huyết áp ngày càng trẻ hóa?

Nguyên nhân khiến tỷ lệ tăng huyết áp có xu hướng cao ở người trẻ tuổi chủ yếu xuất phát từ lối sống không lành mạnh, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, cụ thể:

  • Thói quen uống nhiều rượu bia: Việc tiêu thụ quá nhiều rượu bia, đồ uống chứa cồn là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi.
  • Ăn quá nhiều muối: Người trẻ có thói quen ăn mặn và ăn nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn như pizza, thịt nguội, gà rán, xúc xích,… khiến cơ thể phải tiêu thụ lượng muối trung bình vượt ngưỡng cho phép. Đây là một trong các nguyên nhân có thể khiến người trẻ dễ bị cao huyết áp.
  • Thừa cân, béo phì: Người trẻ hiện nay có xu hướng lười vận động, dễ dẫn đến thừa cân, béo phì. Những người thừa cân, béo phì có tỷ lệ mắc cao huyết áp cao hơn những người kiểm soát tốt cân nặng của mình. 
  • Sử dụng chất kích thích: Việc hút nhiều thuốc lá, uống cà phê hay sử dụng các chất kích thích… có thể dẫn đến tăng huyết áp ở người trẻ tuổi cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác.
  • Căng thẳng, stress kéo dài: Căng thẳng thần kinh do mất ngủ, áp lực công việc, cuộc sống… có thể khiến huyết áp tăng cao hơn bình thường. Ngoài ra, các thói quen liên quan đến căng thẳng như ăn nhiều, sử dụng thuốc lá hoặc uống rượu cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Các dấu hiệu, triệu chứng cao huyết áp ở người trẻ

Tăng huyết áp thường không biểu hiện thành triệu chứng rõ ràng, ở cả người già lẫn người trẻ. Vì vậy, bệnh đôi khi chỉ được phát hiện trong quá trình khám sức khỏe định kỳ hoặc khám đồng thời với các bệnh lý khác.

Ngoài ra, khi huyết áp tăng quá cao, người bệnh có thể nhận thấy một số triệu chứng như:

  • Đau đầu dữ dội: Đột ngột đau đầu dữ dội là một trong các dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp.
  • Chảy máu mũi: Huyết áp tăng cao có thể gây vỡ các mạch máu ở mũi và gây chảy máu mũi. 
  • Ngứa ran các chi, tê bì chân tay: Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm của tình trạng đột quỵ do cao huyết áp gây ra.
  • Xuất huyết kết mạc, xuất hiện các vết máu trong mắt: Người trẻ bị huyết áp cao có thể xuất hiện các vết máu trong mắt, nhìn không rõ, nhìn mờ. 
  • Đau tức ngực, khó thở: Khi xuất hiện đau tức ngực, khó thở kèm theo hoa mắt, choáng váng đột ngột thì rất có thể bạn đã bị tăng huyết áp.
  • Nôn hoặc buồn nôn: Nôn và buồn nôn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có cao huyết áp. Vì vậy, bạn cần quan sát thêm các triệu chứng đi kèm khác như đau đầu, chóng mặt…
Dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ
Đau đầu dữ dội là dấu hiệu cảnh báo cao huyết áp.

Các kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp ở người trẻ

Trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ kiểm tra hay xét nghiệm nào để chẩn đoán tăng huyết áp cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi về bệnh sử của người bệnh và gia đình cũng như các triệu chứng mà họ gặp phải. Tiếp theo đó, người bệnh sẽ được đo huyết áp tại nhiều thời điểm để cho trị số huyết áp chính xác nhất. 

Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị tăng huyết áp ẩn giấu hoặc tăng huyết áp áo choàng trắng, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh tự đo huyết áp tại nhà hoặc theo dõi huyết áp tự động 24h. Ngoài ra, để xác định nguyên nhân gây cao huyết áp ở người trẻ tuổi, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số kiểm tra, xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, điện tâm đồ (ECG, EKG), siêu âm tim…  

Cách điều trị cao huyết áp ở người trẻ tuổi

Việc điều trị tăng huyết áp ở người trẻ tuổi là sự kết hợp giữa việc thay đổi lối sống và dùng thuốc. Ban đầu, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân thay đổi lối sống để kiểm soát huyết áp. Các phương pháp thay đổi lối sống thường bao gồm:

  • Duy trì chế độ ăn tốt cho tim mạch, ít muối
  • Tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng hợp lý
  • Bỏ hút thuốc lá và uống rượu bia
  • Đảm bảo ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi ngày

Nếu việc thay đổi lối sống không giúp bệnh nhân kiểm soát huyết áp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc. Nhiều loại thuốc khác nhau được dùng để điều trị cao huyết áp cho người trẻ tuổi, thường gặp nhất là thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II và thuốc chẹn canxi. 

Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có thể giúp người bệnh kiểm soát huyết áp là thuốc chẹn alpha, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn alpha – beta, thuốc ức chế renin, thuốc giãn mạch… Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bệnh nhân sẽ chỉ cần dùng một thuốc hoặc phải kết hợp nhiều thuốc với nhau. 

Bài viết liên quan:

 

Phòng ngừa cao huyết áp ở người trẻ

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học là nguyên nhân chính gây cao huyết áp ở người trẻ tuổi. Chính vì vậy, để phòng ngừa tăng huyết áp, người trẻ tuổi cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, lối sống khoa học, cụ thể:

  • Ăn uống lành mạnh: Bạn hãy cố gắng bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây giàu vitamin vào chế độ ăn của mình. Hãy tránh xa các thực phẩm nhiều muối, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh,… nhằm giảm nguy cơ cao huyết áp. Bạn tốt nhất nên ăn ít hơn 1,5g muối/ngày để bảo vệ sức khỏe.
  • Kiểm soát cân nặng: Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý sẽ giúp người trẻ tuổi hạn chế thừa cân, béo phì. Đối với những trường hợp thừa cân và có vòng bụng quá to thì cần tập luyện và áp dụng những chế độ giảm cân khoa học.
  • Tập thể dục, vận động thường xuyên: Các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần để thực hiện các hoạt động cường độ trung bình như đi bộ nhanh, đi xe đạp, bơi lội… Bạn nên ưu tiên lựa chọn những bộ môn phù hợp với sở thích và sức khỏe của mình.
  • Ngủ đủ giấc: Việc ngủ đủ giấc vô cùng quan trọng bởi chất lượng giấc ngủ được đảm bảo đồng nghĩa với việc sức khỏe được đảm bảo. Việc này sẽ giúp hạn chế đáng kể nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh huyết áp cao ở người trẻ tuổi.
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ: Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp giảm nguy cơ cao huyết áp ở người trẻ tuổi.
  • Bỏ các thói quen xấu: Nếu đang sở hữu nhiều thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá… thì bạn nên tìm cách bỏ sớm.

Tăng huyết áp thường không biểu hiện thành triệu chứng rõ ràng nên không được phát hiện và điều trị kịp thời, từ đó gây ra những biến chứng tăng huyết áp vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ và thay đổi thói quen sống để giảm nguy cơ bị tăng huyết áp ngay khi còn trẻ nhé.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Nguyên nhân hở van tim 2 lá và các yếu tố nguy cơ Nguyên nhân hở van tim 2 lá và các yếu tố nguy cơ
Bệnh tim mạch

Nguyên nhân hở van tim 2 lá và các yếu tố nguy cơ

Tăng huyết áp kịch phát là gì? Cách nhận biết và xử lý Tăng huyết áp kịch phát là gì? Cách nhận biết và xử lý
Bệnh tim mạch

Tăng huyết áp kịch phát là gì? Cách nhận biết và xử lý

Điểm mặt những loại thực phẩm làm tăng huyết áp bệnh nhân cần tránh Điểm mặt những loại thực phẩm làm tăng huyết áp bệnh nhân cần tránh
Bệnh tim mạch

Điểm mặt những loại thực phẩm làm tăng huyết áp bệnh nhân cần tránh

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK