Cách làm tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết tại nhà và bệnh viện
Sốt xuất huyết có khả năng làm giảm tiểu cầu và dẫn đến tình trạng chảy máu ở nhiều vị trí trong cơ thể với mức độ từ nhẹ đến nặng, đôi khi dẫn đến tử vong. Biết cách làm tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết có thể giúp bạn hạn chế đáng kể nguy cơ gặp phải các biến chứng do tình trạng này gây ra.
Sốt xuất huyết thường gây giảm tiểu cầu và tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến chảy máu nghiêm trọng. Do đó, việc tìm cách làm tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết là rất cần thiết.
Vậy người bị sốt xuất huyết có thể làm gì để tăng tiểu cầu? Trong bài viết này, mời bạn cùng Bowtie tìm hiểu những cách tăng tiểu cầu cho người bị sốt xuất huyết tại nhà và bệnh viện để phục hồi sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
Vì sao cần tăng tiểu cầu cho bệnh nhân sốt xuất huyết?
Tiểu cầu là một loại tế bào máu có chức năng quan trọng trong việc đông máu và cầm máu. Khi bị sốt xuất huyết, nhiều quá trình diễn ra trong cơ thể khiến số lượng tiểu cầu có khả năng sụt giảm. Điều này đẩy bệnh nhân đến nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như:
Xuất huyết dưới da: Đây là biểu hiện phổ biến nhất của giảm tiểu cầu trong bệnh sốt xuất huyết. Bệnh nhân có thể thấy nhiều chấm đỏ hoặc tím xuất hiện trên da do máu bị rò rỉ từ các mao mạch dưới da.
Xuất huyết tiêu hóa: Giảm tiểu cầu có thể gây chảy máu trong đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như nôn ra máu, máu lẫn trong dịch nôn, đi phân có máu, phân đen, biểu hiện mất máu khác như chóng mặt, choáng váng, xanh xao…
Xuất huyết trong não: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết có thể dẫn đến xuất huyết trong não, gây ra các triệu chứng như đau đầu dữ dội, nôn, rối loạn ý thức, co giật… và thậm chí là tử vong.
Sốc giảm thể tích: Khi giảm tiểu cầu dẫn đến mất máu và giảm áp lực trong hệ tuần hoàn, bệnh nhân có thể bị sốc giảm thể tích, một tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng.
Suy gan và suy thận: Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, giảm tiểu cầu có thể gây ra suy gan và suy thận, thậm chí là suy hô hấp, suy tim và các cơ quan khác.
Nhồi máu cơ tim: Tình trạng giảm tiểu cầu có thể làm giảm lưu lượng máu đến tim, từ đó làm tăng nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Có thể thấy, giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc theo dõi và có cách làm tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết sẽ giúp bệnh nhân ngăn ngừa các biến chứng này và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Người bị sốt xuất huyết có thể làm gì để tăng tiểu cầu tại nhà?
Để tăng tiểu cầu tại nhà, người bị sốt xuất huyết chủ yếu cần tập trung vào chế độ ăn uống. Theo đó, một số loại thực phẩm nhất định có khả năng hỗ trợ quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng của tiểu cầu. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm mà bệnh nhân sốt xuất huyết có thể bổ sung để tăng tiểu cầu tại nhà:
Thực phẩm giàu chất sắt: Sắt cung cấp năng lượng cho ty thể của tiểu cầu và giúp các tế bào này hoạt động hiệu quả hơn. Một số loại thực phẩm giàu chất sắt mà bệnh nhân sốt xuất huyết có thể bổ sung để tăng tiểu cầu tại nhà là thịt đỏ, các loại hạt, đậu lăng, rau lá xanh…
Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn, từ đó làm tăng số lượng tiểu cầu. Không chỉ vậy, loại vitamin này từ lâu đã được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tiểu cầu khỏi tác hại của gốc tự do. Rau củ quả là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin C nhất, có thể kể đến như bông cải xanh, ớt chuông, trái cây họ cam quýt, kiwi, dâu tây…
Thực phẩm giàu omega-3: Một số nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng, việc tiêu thụ thực phẩm giàu axit béo omega-3 có thể tác động tích cực và làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu. Vì vậy, một cách tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết hiệu quả chính là bổ sung nhiều thực phẩm giàu omega-3 như cá béo (cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá trích…), các loại hạt, dầu ô liu, rau lá xanh…
Thực phẩm chứa vitamin D: Vitamin D là thành phần rất quan trọng giúp các tế bào tủy xương hoạt động hiệu quả và đảm bảo nhiệm vụ sản xuất tiểu cầu cho cơ thể. Thực phẩm chứa vitamin D như lòng đỏ trứng, cá béo, dầu gan cá, nấm, sữa… sẽ giúp tăng tiểu cầu.
Thực phẩm giàu folate: Folate là một dưỡng chất cần thiết giúp duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào máu, bao gồm cả tiểu cầu. Folate có nhiều trong các loại đậu, rau lá xanh, gan bò…
Thực phẩm giàu vitamin B12: Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu và tiểu cầu. Không những vậy, loại vitamin này cũng giúp giữ cho các tế bào máu khỏe mạnh. Theo đó, bạn có thể bổ sung vitamin B12 thông qua các loại thực phẩm như hải sản, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa…
Rau xanh: Rau xanh là một trong những nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt có khả năng giúp tăng tiểu cầu cho bệnh nhân sốt xuất huyết nhờ thành phần chứa nhiều folate, vitamin C cũng như các khoáng chất khác. Vì vậy, bệnh nhân bị giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh như cải bó xôi, rau cải xoong, rau muống, rau mầm, cải thìa…
Trái cây: Trái cây như cam, chanh, dâu tây, kiwi, xoài… cũng là nguồn cung cấp vitamin C và các chất dinh dưỡng khác có tác dụng tăng tiểu cầu.
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm protein, vitamin D, vitamin B12, canxi và các khoáng chất khác. Các dưỡng chất trong sữa có thể góp phần làm tăng số lượng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết. Ngoài ra, sữa còn chứa vitamin K có lợi cho quá trình đông máu.
Thịt nạc: Thịt nạc có thể giúp tăng tiểu cầu bằng cách cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm protein, sắt, vitamin B12 và folate. Theo đó, bệnh nhân bị giảm tiểu cầu nên cân nhắc bổ sung thịt gà, cá, thịt nạc heo… vào chế độ ăn uống như một cách giúp làm tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết.
Nước dừa: Việc uống nước dừa khi bị sốt xuất huyết sẽ giúp cung cấp chất điện giải, đồng thời cũng góp phần làm tăng số lượng tiểu cầu và fibrinogen trong cơ thể.
Cách tăng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết tại bệnh viện
Nếu cách làm tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết tại nhà bằng chế độ ăn uống không hiệu quả hoặc tình trạng giảm tiểu cầu trở nên nghiêm trọng thì bệnh nhân cần đến bệnh viện để được xử lý và điều trị chuyên sâu hơn. Dưới đây là một số cách làm tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết mà các bác sĩ có thể thực hiện tại bệnh viện:
1. Dùng thuốc corticosteroid
Thuốc corticosteroid có thể giúp tăng tiểu cầu bằng cách giảm phản ứng viêm, ngăn ngừa sự phá hủy và tăng thời gian tồn tại của các tiểu cầu, từ đó giúp tăng lượng tiểu cầu trong máu. Tuy nhiên, thuốc corticosteroid cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy, việc sử dụng thuốc này phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa, đồng thời cần điều chỉnh liều lượng, thời gian sử dụng cho phù hợp với từng bệnh nhân. Người bệnh sẽ được theo dõi chặt chẽ trong quá trình dùng thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
2. Truyền tiểu cầu
Truyền tiểu cầu cũng là một cách làm tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết có thể được áp dụng tại bệnh viện. Theo Bộ Y tế, bệnh nhân sốt xuất huyết cần được truyền tiểu cầu khi:
Số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 50g/L và có triệu chứng xuất huyết
Không có triệu chứng xuất huyết lâm sàng nhưng số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 5g/L
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ truyền trực tiếp tiểu cầu (thường là tiểu cầu từ người hiến tặng) vào cơ thể bệnh nhân thông qua đường tĩnh mạch để giúp tăng số lượng tiểu cầu và giảm khả năng xuất huyết. Quá trình truyền tiểu cầu thường được thực hiện trong bệnh viện hoặc phòng cấp cứu dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế. Phương pháp truyền tiểu cầu giúp tăng số lượng tiểu cầu nhanh chóng và hiệu quả để cải thiện tình trạng của bệnh nhân nhưng tác dụng này chỉ là tạm thời.
Một số bệnh nhân có thể gặp phải phản ứng phụ khi truyền tiểu cầu như phản ứng dị ứng, đề kháng tiểu cầu, nguy cơ lây nhiễm… Do đó, việc áp dụng phương pháp truyền tiểu cầu cho bệnh nhân sốt xuất huyết cần được đưa ra sau khi xem xét kỹ lưỡng và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
3. Phẫu thuật cắt lách
Phẫu thuật cắt lách (splenectomy) là một phương pháp điều trị giảm tiểu cầu ở bệnh nhân sốt xuất huyết, trong đó lách sẽ được loại bỏ để giảm sự phá hủy tiểu cầu. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc không phù hợp cho bệnh nhân. Ngoài ra, phẫu thuật cắt lách cũng có thể được xem xét ở những trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao gặp phải biến chứng do giảm tiểu cầu, bao gồm các trường hợp sốt xuất huyết nặng hoặc tái phát.
Tương tự như bất kỳ phương pháp nào, phẫu thuật cắt lách cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ nhất định như chảy máu, nhiễm trùng, hình thành cục máu đông… Vì vậy, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được bác sĩ theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe.
Có thể thấy, việc tìm cách tăng tiểu cầu trong giai đoạn bệnh sốt xuất huyết là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm do tình trạng này gây ra. Theo đó, với các trường hợp nhẹ, bạn có thể thử áp dụng cách làm tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết tại nhà bằng chế độ ăn uống. Trong trường hợp nhận thấy các triệu chứng nặng, bạn nên đến bệnh viện ngay để được bác sĩ xử lý và chăm sóc nhé.
Bowtie Life Insurance Company Limited là công ty bảo hiểm trực tuyến đầu tiên được cấp phép tại Hồng Kông. Với công nghệ hiện đại cùng chuyên môn về y tế, Bowtie cung cấp một nền tảng online để bạn có thể trực tiếp tham khảo biểu phí và đăng ký tham gia các chương trình bảo hiểm sức khỏe mà không cần thông qua môi giới, không chịu các chi phí hoa hồng. Ngoài ra, bạn cũng có thể yêu cầu chi trả bồi thường tại nền tảng này một cách đơn giản, thuận tiện.
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.