Ung thư
Ung thư

Cách kiểm tra ung thư tinh hoàn tại nhà

Ung thư tinh hoàn ảnh hưởng đến sức khỏe của nam giới, làm giảm chất lượng cuộc sống và thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Biết cách kiểm tra ung thư tinh hoàn tại nhà sẽ giúp bạn phát hiện sớm các bất thường cảnh báo ung thư để từ đó đến bệnh viện thăm khám sớm.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Tham vấn y khoa/chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Trần Kiến Bình
Ngày đăng 2022-12-12
Cập nhật ngày 2023-07-24
Nội dung chính
Lợi ích của việc kiểm tra ung thư tinh hoàn thường xuyênCách kiểm tra ung thư tinh hoàn tại nhàNhững dấu hiệu bất thường bạn cần lưu ý khi kiểm tra ung thư tinh hoàn tại nhàNhững lưu ý khi kiểm tra ung thư tinh hoàn tại nhàNên kiểm tra ung thư tinh hoàn bao lâu một lần?Bạn cần làm gì khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường?
Cách kiểm tra ung thư tinh hoàn tại nhà

Vậy cụ thể, các bước kiểm tra ung thư tinh hoàn thế nào? Bạn cần lưu ý những gì trong quá trình kiểm tra? Hãy cùng Bowtie Việt Nam tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây. 

Lợi ích của việc kiểm tra ung thư tinh hoàn thường xuyên

Ung thư tinh hoàn là một trong những bệnh lý ác tính có ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nam giới, đôi khi có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, điều đáng mừng là ung thư tinh hoàn có khả năng chữa trị thành công khá cao, ngay cả khi đã di căn đến các vị trí khác trong cơ thể. Theo đó, 90% bệnh nhân ung thư tinh hoàn có thể được điều trị thành công (tính trên tất cả các giai đoạn). Đặc biệt, dù bệnh đã ở giai đoạn tiến triển thì cũng có đến 80% bệnh nhân được điều trị khỏi hoàn toàn.

Dù vẫn còn nhiều nghi ngờ nhưng các chuyên gia sức khỏe tin rằng, việc tự kiểm tra tinh hoàn tại nhà thường xuyên sẽ giúp nam giới phát hiện các dấu hiệu bất thường cảnh báo ung thư tinh hoàn, từ đó nhận biết bệnh sớm và có hướng điều trị phù hợp. Việc này không chỉ cải thiện tiên lượng sống cho bệnh nhân mà còn giúp họ tránh được biến chứng của các phương pháp dùng để điều trị bệnh ở giai đoạn sau, chẳng hạn như hóa trị.

Cách kiểm tra ung thư tinh hoàn tại nhà

Cách kiểm tra ung thư tinh hoàn bình thường tại nhà khá đơn giản, không mất nhiều thời gian cũng như không cần bất kỳ dụng cụ chuyên dụng nào. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1. Kiểm tra bìu: Ở bước này, nam giới cần đứng trước gương và tự kiểm tra phần da ở bìu để xem có dấu hiệu phù nề hay không. 
  • Bước 2. Kiểm tra tinh hoàn: Bạn sử dụng cả hai tay để kiểm tra từng bên tinh hoàn. Hãy đặt ngón trỏ và ngón giữa ở dưới tinh hoàn, ngón cái để bên trên. Dùng các ngón tay lăn nhẹ tinh hoàn để kiểm tra bề mặt, độ cứng của tinh hoàn cũng như tìm kiếm các khối u bất thường. 
  • Bước 3. Kiểm tra mào tinh: Mào tinh là một cấu trúc giống như sợi dây nằm ở bờ sau tinh hoàn. Bạn cần kiểm tra phần này xem có xuất hiện khối u hoặc các triệu chứng bất thường không. 

Những dấu hiệu bất thường bạn cần lưu ý khi kiểm tra ung thư tinh hoàn tại nhà

Khi kiểm tra tinh hoàn tại nhà, nếu bạn thấy những dấu hiệu bất thường sau đây, hãy đến bệnh viện thăm khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu của ung thư tinh hoàn:

  • Tinh hoàn to lên bất thường
  • Cảm nhận thấy cục u không đau ở một hoặc 2 tinh hoàn
  • Bìu sưng to hoặc tích tụ dịch
  • Tinh hoàn cứng hoặc co lại

Những lưu ý khi kiểm tra ung thư tinh hoàn tại nhà

Bạn cần lưu ý một số vấn đề để giúp quá trình kiểm tra ung thư tinh hoàn dễ dàng và đạt được hiệu quả cao hơn:

  • Nên kiểm tra tinh hoàn sau khi tắm nước ấm: Thời điểm tốt nhất để thực hiện kiểm tra ung thư tinh hoàn là sau khi tắm nước ấm. Bởi hơi ấm sẽ làm da ở bìu và các cơ giữ tinh hoàn thư giãn, từ đó giúp việc kiểm tra dễ dàng hơn.
  • Sử dụng cả hai tay để kiểm tra tinh hoàn: Việc sử dụng cả hai tay sẽ giúp bạn không bỏ sót bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
  • Xác định được tình trạng bình thường của tinh hoàn: Cấu trúc, hình dạng, bề mặt và độ cứng của tinh hoàn ở mỗi người sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn cần nắm rõ tình trạng bình thường của tinh hoàn để từ đó nhận biết các điểm khác biệt có thể là dấu hiệu ung thư. Ngoài ra, nhiều người cũng nhầm tưởng mào tinh chính là một khối u ở tinh hoàn. Do đó, bạn cần xác định đúng vị trí của mào tinh để tránh nhầm lẫn.
  • Đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào: Bất kỳ thay đổi nào ở tinh hoàn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua những dấu hiệu bất thường này, đặc biệt là các khối u có kích thước nhỏ và không gây đau. 

Nên kiểm tra ung thư tinh hoàn bao lâu một lần?

Thực tế, việc tự kiểm tra tinh hoàn tại nhà rất đơn giản và không mất nhiều thời gian. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến khích nam giới nên thực hiện cách tự kiểm tra tinh hoàn định kỳ 1 lần mỗi tháng. Bạn nên ưu tiên chọn một ngày cố định để dễ nhớ, chẳng hạn như ngày đầu tiên hoặc cuối cùng của tháng.

Bạn cần làm gì khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường?

Cách kiểm tra ung thư tinh hoàn để điều trị kịp thời
Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường khi kiểm tra ung thư tinh hoàn tại nhà, bệnh nhân nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám.

Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trong quá trình kiểm tra ung thư tinh hoàn tại nhà, bạn cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán bệnh. 

Ở bệnh viện, các bác sĩ sẽ bắt đầu quá trình chẩn đoán bệnh bằng việc thăm hỏi bệnh sử và triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, sau đó tiến hành khám lâm sàng và thực hiện thêm một số kiểm tra, xét nghiệm sau:

  • Siêu âm: Đây là một phương pháp không xâm lấn, sử dụng sóng âm thanh năng lượng cao để tạo ra hình ảnh của bìu và tinh hoàn, từ đó giúp bác sĩ dễ dàng tìm kiếm được các khối u hoặc dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn. Phương pháp này còn giúp phát hiện các tổn thương di căn hạch hoặc các tạng trong ổ bụng, đồng thời siêu âm bìu giúp phân biệt khối u với tràn dịch màng tinh hoàn.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng có thể được chỉ định để giúp bác sĩ quan sát rõ hơn các cấu trúc bên trong cơ thể của bệnh nhân, từ đó tìm kiếm các dấu hiệu bất thường và xác định mức độ lây lan của tế bào ung thư. 
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện một số protein được tạo ra bởi tế bào ung thư tinh hoàn. Các thông số thường được quan tâm trong chẩn đoán ung thư tinh hoàn là alpha-fetoprotein (AFP), gonadotropin màng đệm ở người (HCG hoặc beta-HCG) và lactate dehydrogenase (LDH). Đây là ba chất chỉ điểm góp phần giúp chẩn đoán và xác định giai đoạn ung thư tinh hoàn.
  • Cắt bỏ tinh hoàn và làm sinh thiết: Khi đã có đầy đủ bằng chứng kết luận ung thư, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật để cắt bỏ tinh hoàn. Sau đó, mẫu mô từ tinh hoàn này sẽ được kiểm tra trong phòng thí nghiệm để xác định và phân loại ung thư. Phương pháp này còn được gọi là vừa chẩn đoán, vừa điều trị.  

Việc phát hiện sớm ung thư tinh hoàn sẽ giúp người bệnh được chẩn đoán và điều trị kịp thời, từ đó kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy nên, bạn cần nắm vững cách kiểm tra ung thư tinh hoàn tại nhà và thực hiện thường xuyên để nhận biết bệnh nhé. 

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Ung thư vú ở trẻ em: Nhận biết sớm để điều trị dứt điểm ngay Ung thư vú ở trẻ em: Nhận biết sớm để điều trị dứt điểm ngay
Ung thư

Ung thư vú ở trẻ em: Nhận biết sớm để điều trị dứt điểm ngay

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối: Cần làm gì để kéo dài tuổi thọ? Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối: Cần làm gì để kéo dài tuổi thọ?
Ung thư

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối: Cần làm gì để kéo dài tuổi thọ?

Trước và sau tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì? Trước và sau tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì?
Ung thư

Trước và sau tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì?

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK