Vậy kiểm tra sốt xuất huyết tại nhà bằng cách nào? Đâu là cách giúp bạn kiểm tra xem liệu mình có đang bị sốt xuất huyết không? Mời bạn cùng theo dõi những chia sẻ bên dưới của Bowtie để có lời giải đáp cho những băn khoăn này nhé!
Dưới đây là những cách kiểm tra sốt xuất huyết tại nhà đơn giản bạn cần “nằm lòng” để kịp thời phát hiện và đi khám ngay khi nghi ngờ bản thân hoặc người thân mắc sốt xuất huyết:
Để nhận biết bản thân hoặc người thân bị sốt xuất huyết, một cách bạn có thể làm là dựa vào các biểu hiện của bệnh. Sốt xuất huyết thường diễn tiến thành 3 giai đoạn và ở mỗi giai đoạn, bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Trong đó, để nhận biết sớm bệnh sốt xuất huyết, bạn sẽ cần đặc biệt quan tâm đến triệu chứng ở giai đoạn sốt.
Đây là giai đoạn đầu tiên của sốt xuất huyết với triệu chứng khởi phát ở hầu hết các trường hợp là sốt cao đột ngột, liên tục 39 – 40°C, không hạ trong 2 đến 7 ngày. Đi cùng với sốt, người bệnh có thể có các biểu hiện như:
Giai đoạn này thường bắt đầu từ ngày 3 đến ngày 7 tính từ thời điểm sốt. Ở giai đoạn nguy hiểm, tình trạng sốt có thể giảm nhưng bạn đừng vì vậy mà nghĩ rằng bệnh sắp khỏi. Thay vào đó, bạn sẽ cần theo dõi chặt chẽ hơn các biểu hiện xuất huyết từ nhẹ đến nặng như:
Một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có khả năng bị xuất huyết nội tạng, tràn dịch các màng như màng phổi hoặc màng bụng, nguy hiểm hơn là xuất huyết não. Lúc này, bác sĩ sẽ theo dõi sát tình trạng bệnh và yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm tiểu cầu thường xuyên.
Người bệnh sẽ hết sốt và cơ thể bắt đầu khỏe mạnh trở lại. Người bệnh thường lấy lại cảm giác thèm ăn, tiểu tiện cũng nhiều hơn.
Một cách kiểm tra nhanh sốt xuất huyết tại nhà khác là nghiệm pháp dây thắt. Đây là một phương pháp mà các bác sĩ thường sử dụng để phát hiện sớm và nhanh bệnh nhân sốt xuất huyết. Bạn cũng có thể áp dụng thử cách kiểm tra sốt xuất huyết này tại nhà để xem bản thân có mắc bệnh hay không. Tuy nhiên, do thao tác kiểm tra tại nhà dễ bị sai sót nên kết quả của nghiệm pháp dây thắt chỉ có giá trị gợi ý bệnh. Bạn vẫn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Nguyên lý của nghiệm pháp này là làm cản trở quá trình máu tuần hoàn về tim để tăng áp lực mao mạch rồi giảm nhanh áp lực. Nếu tính bền của thành mạch giảm sút thì hồng cầu sẽ bị đẩy ra khỏi thành mạch, từ đó gây ra những chấm xuất huyết nhỏ dưới da mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Nghiệm pháp này có thể được dùng trong chẩn đoán sốt xuất huyết nhưng dù kết quả dương tính thì chưa chắc bạn đã bị sốt xuất huyết. Bởi cũng có rất nhiều bệnh lý khiến kết quả của nghiệm pháp này dương tính như nhiễm trùng máu do não mô cầu, viêm mao mạch dị ứng, thiếu các yếu tố đông máu… Dù vậy thì nghiệm pháp dây thắt vẫn giúp gợi ý đến sốt xuất huyết để bệnh nhân kịp thời tới bệnh viện thăm khám và thực hiện thêm các xét nghiệm khác chuyên sâu hơn nhằm chẩn đoán xác định bệnh.
Để tiến hành nghiệm pháp dây thắt, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Sau khi thực hiện các bước kể trên, bạn sẽ quan sát mặt trước tay ngay phía dưới dây thắt và đếm số lượng chấm xuất huyết trên diện tích 1cm2. Kết quả như sau:
Các chấm xuất huyết thường sẽ có đường kính khoảng vài milimet và ít khi to hơn 1cm, màu đỏ, phẳng với mặt da. Khi ấn hoặc căng da thường không biết mất.
Nhìn chung, cả 2 cách kiểm tra, nhận biết sốt xuất huyết tại nhà kể trên đều không thể khẳng định chính xác người bệnh có bị sốt xuất huyết hay không. Do đó, sau khi thực hiện 2 cách kiểm tra này mà nghi ngờ nhiễm sốt xuất huyết, người bệnh sẽ cần đến bệnh viện và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán xác định sốt xuất huyết. Các xét nghiệm thường được áp dụng là:
Nếu kết quả của cả 3 xét nghiệm đều âm tính thì không phải sốt xuất huyết. Ngoài ra, nếu các xét nghiệm này cho kết quả khác thì sẽ được chẩn đoán như sau:
Khi được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết, quan trọng nhất là người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Với trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân về nhà điều trị, đồng thời hướng dẫn các cách chăm sóc tại nhà như:
Với những trường hợp người bệnh sốt xuất huyết có các biểu hiện như vật vã hoặc li bì, chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, xuất hiện nhiều ban xuất huyết ngoài da, nôn nhiều, đau bụng, gan to, tiêu chảy, nước tiểu sẫm màu thì cần đi khám ngay. Lúc này, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân nhập viện và điều trị nội trú.
Với những trường hợp nặng, người bệnh có các biểu hiện như sốc hạ huyết áp, tràn dịch đa màng, rối loạn đông máu gây xuất huyết nặng toàn thân như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, ho ra máu, máu tụ trong cơ; suy chức năng đa cơ quan như suy hô hấp, suy tim, suy gan, suy thận thì sẽ cần được theo dõi, điều trị tại khoa hồi sức tích cực.
Trên đây là thông tin về các cách kiểm tra, nhận biết xem bạn có bị bệnh sốt xuất huyết hay không tại nhà mà Bowtie muốn chia sẻ. Sốt xuất huyết có thể dẫn đến nhiều biến chứng và vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Do đó, bạn cần hết sức cảnh giác, nhất là vào những tháng mùa mưa – giai đoạn cao điểm của dịch. Nếu nghĩ mình đang mắc sốt xuất huyết, tốt nhất bạn nên đi khám để được chẩn đoán xác định và điều trị hiệu quả.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.