Vậy sốt xuất huyết có thể tự điều trị tại nhà được không? Người bị sốt xuất huyết phải điều trị tại nhà như thế nào? Trong bài viết này, Bowtie sẽ giới thiệu đến bạn một số cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà hiệu quả, an toàn.
Sốt xuất huyết là căn bệnh do một trong các chủng virus sốt xuất huyết (DENV) gây ra. Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nếu bị muỗi vằn Aedes đã nhiễm virus đốt. Virus sốt xuất huyết thường được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Ngoài lây truyền qua trung gian là muỗi vằn, sốt xuất huyết còn có thể lây từ mẹ sang con hoặc qua tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh. Quá trình phát triển của bệnh thường trải qua 3 giai đoạn là sốt, nguy hiểm và phục hồi.
Trong đó, sau khi trải qua giai đoạn ủ bệnh từ 4 – 14 ngày, người bệnh sẽ xuất hiện biểu hiện sốt cao liên tục hoặc sốt đột ngột trên 39°C mà dù uống thuốc cũng không hạ. Đi kèm với đó, giai đoạn sốt sẽ có các triệu chứng khác như rũ rượi, đau họng, đau thượng vị, tiêu chảy, đau đầu, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi nhẹ, chán ăn, buồn nôn, đau nhức cơ thể…
Sau giai đoạn sốt sẽ đến giai đoạn nguy hiểm, kéo dài từ ngày 3 – 7 sau ngày sốt đầu tiên. Lúc này, người bệnh có nguy cơ đối mặt với các triệu chứng và biến chứng nặng của bệnh như triệu chứng thoát huyết tương, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng… Cuối cùng, khi giai đoạn nguy hiểm qua đi, 1 – 2 ngày sau thì người bệnh sẽ khỏe dần (giai đoạn phục hồi).
Về cơ bản, bệnh nhân sốt xuất huyết vẫn có thể điều trị tại nhà đối với trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, trước đó, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của bệnh nhân để từ đó quyết định xem người bệnh có cần phải nhập viện điều trị hay không.
Nếu bệnh nhẹ và không thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng nặng như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người có bệnh nền, người béo phì…, bệnh nhân thường được bác sĩ hướng dẫn về nhà điều trị. Tuy nhiên, khi điều trị tại nhà, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên để nhận biết khi nào bệnh trở nặng nhằm đến bệnh viện cấp cứu kịp thời. Bởi nếu không, bệnh nhân có nguy cơ gặp phải các biến chứng đe dọa đến tính mạng.
Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà thường không quá khó. Điều quan trọng là người thân và bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Như đã đề cập, bệnh sốt xuất huyết sẽ trải qua giai đoạn sốt. Theo đó, bệnh nhân thường gặp phải các cơn sốt đột ngột hoặc rất cao (trên 39°C). Tình trạng này có thể kéo dài đến 3 – 4 ngày. Khi đó, bệnh nhân và người thân cần theo dõi thân nhiệt thường xuyên. Bởi nếu sốt quá cao có thể dẫn đến co giật, sốc, hôn mê, tổn thương não hoặc thậm chí tử vong.
Ngoài thân nhiệt, bệnh nhân và người thân cũng cần theo dõi các triệu chứng của bệnh để kịp thời đến bệnh viện. Nếu gặp phải các triệu chứng sau, người bệnh cần đến bệnh viện ngay:
Người bị sốt xuất huyết sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Vì vậy, khi mắc bệnh, bệnh nhân cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi, đồng thời nên hạn chế vận động mạnh và đi lại nhiều.
Vệ sinh mắt, mũi họng bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% là cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà nên được thực hiện thường xuyên. Đặc biệt, người bệnh cần vệ sinh mũi họng để làm sạch dịch nhầy, tăng lưu thông không khí, đồng thời giảm tình trạng sưng viêm, phù nề ở khu vực này để giúp thúc đẩy quá trình hồi phục bệnh.
Khi bị sốt cao, bạn có thể uống paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Tuy nhiên, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng để tránh quá liều. Đặc biệt, người bệnh sốt xuất huyết không được uống ibuprofen, aspirin vì chúng có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu, làm trầm trọng thêm tình trạng và triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, một cách hạ sốt do sốt xuất huyết tại nhà mà bạn cũng có thể áp dụng là lau người bằng nước mát.
Bệnh nhân sốt xuất huyết dễ bị mất nước và chất điện giải do sốt cao, mệt mỏi, nôn mửa… Nếu bị mất nước nghiêm trọng, người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như động kinh, bệnh lý liên quan đến thận, sốc giảm thể tích…
Vì vậy, một cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà khác mà bệnh nhân cần ghi nhớ chính là uống nhiều nước và oresol để bù nước, bổ sung điện giải, từ đó ngăn ngừa mất nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước dừa, nước trái cây tươi, nước cam, nước chanh…
Người bị sốt xuất huyết sẽ sốt cao và đổ nhiều mồ hôi. Vì vậy, khi bị bệnh, bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát với chất vải đảm bảo thấm hút tốt. Tránh mặc các loại quần áo chật chội vì sẽ gây bí bách, khó thoát nhiệt và mồ hôi, từ đó làm chậm quá trình giảm sốt.
Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường đề kháng và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, tình trạng mệt mỏi, lừ đừ có thể khiến bệnh nhân giảm cảm giác thèm ăn và sức ăn.
Lúc này, người thân nên ưu tiên chuẩn bị các món ăn dễ nhai và dễ nuốt. Theo đó, bạn có thể ăn cháo, canh hoặc súp để dễ tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên bổ sung thực phẩm chứa nhiều sắt, vitamin C, vitamin K cũng như trái cây, rau củ, thảo mộc và gia vị.
Khi bị sốt xuất huyết nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng những cách chữa trị sốt xuất huyết tại nhà ở trên để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, người bệnh và gia đình nên chú ý những điều sau đây:
Việc dùng thuốc bừa bãi, đặc biệt là các thuốc hạ sốt như aspirin, ibuprofen… có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, điều quan trọng là bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về uống hoặc sử dụng thuốc theo cảm tính.
Việc tự ý truyền dịch khi bị sốt xuất huyết có thể gây ứ nước ở các kẽ, rối loạn muối nước và làm tăng nguy cơ tràn dịch màng phổi, sốc do truyền dịch, suy hô hấp… Vì vậy, một trong những điều cần tránh khi điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà chính là không tự ý truyền dịch nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Người bị bệnh sốt xuất huyết vẫn có thể tắm gội bình thường nhưng không nên tắm quá lâu, đặc biệt hạn chế tắm trong giai đoạn nguy hiểm. Nếu muốn vệ sinh cá nhân thì bạn nên tắm gội bằng nước ấm vì nước lạnh có thể gây co mạch ngoài da, giãn mạch nội tạng và rất nguy hiểm.
Nhiều người nghĩ rằng, việc xông hơi, xông lá để ra mồ hôi có thể giúp giảm sốt và điều trị bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, sốt xuất huyết dễ gây xuất huyết, thiếu máu và viêm cơ tim. Lúc này, nếu xông hơi thì sẽ gây thoát dịch và khiến bệnh nhân đối diện với nhiều biến chứng nặng.
Cạo gió, cắt lễ là một phương pháp dân gian được người dân Việt Nam áp dụng trong nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, đối với sốt xuất huyết, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên cạo gió vì sẽ gây bầm da, chảy máu nặng hơn. Đồng thời, người bệnh cũng không được cắt lễ vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu từ các dụng cụ cắt da.
Trong quá trình điều trị sốt xuất huyết tại nhà, nếu bạn nhận thấy các biểu hiện bất thường như đau bụng dữ dội, nôn mửa, khó thở, chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, chất nôn hay phân có máu hoặc dấu hiệu cho thấy bệnh trở nặng như đã nêu trên, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Trên đây là một số cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà mà bạn có thể áp dụng khi mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, bạn không được chủ quan trong quá trình điều trị. Khi phát hiện các biểu hiện bất thường hoặc dấu hiệu cho thấy bệnh trở nặng, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.