Theo ước tính, mỗi năm có đến 50 – 100 triệu người mắc sốt xuất huyết. Bệnh có thể lây truyền qua đường máu với vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus).
Sốt xuất huyết thường diễn tiến qua ba giai đoạn chính là giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Vậy các giai đoạn sốt xuất huyết kéo dài bao lâu và có triệu chứng lâm sàng ra sao? Cách chăm sóc người bệnh theo từng giai đoạn thế nào? Mời bạn cùng Website Bowtie tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!
Đây là giai đoạn xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của sốt xuất huyết sau thời gian ủ bệnh, thường kéo dài 2 – 3 ngày từ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Triệu chứng điển hình nhất của bệnh ở giai đoạn này là sốt cao 39 – 40℃ đột ngột, liên tục. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng sau:
Ở giai đoạn này, điều quan trọng là bệnh nhân cần tìm mọi cách để cơ thể tỏa nhiệt nhằm hạ sốt. Theo đó, nếu thân nhiệt trên 38,5℃, bệnh nhân có thể uống thuốc hạ sốt paracetamol kết hợp với việc chườm mát ở vị trí nách, bẹn và các nếp gấp. Lưu ý sử dụng thuốc với liều lượng theo đúng hướng dẫn, tuyệt đối không uống aspirin hoặc ibuprofen để hạ sốt trong trường hợp này. Ngoài ra, việc lau toàn thân bằng nước ấm cũng giúp cơ thể tỏa nhiệt nhanh hơn.
Bệnh nhân sốt xuất huyết nên mặc quần áo thoáng mát, tránh các loại vải hầm, bí, đồ bó sát vì sẽ làm hạn chế việc tỏa nhiệt của cơ thể. Thêm vào đó, hãy cố gắng bù bước và điện giải bằng cách uống nhiều nước oresol, nước trái cây hoặc nước cháo loãng với muối.
Giai đoạn nguy hiểm diễn ra từ khoảng ngày thứ 3 – 7 sau khi có các dấu hiệu của sốt xuất huyết. Đúng như tên gọi, đây là giai đoạn nguy hiểm nhất trong số các giai đoạn sốt xuất huyết. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt, dễ gặp phải tình trạng cô đặc máu hoặc giảm tiểu cầu. Giai đoạn nguy hiểm có thể có các biểu hiện sau:
Trong giai đoạn này, nếu vẫn còn sốt, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp hạ sốt như ở giai đoạn trước. Đặc biệt, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, đồng thời phải liên tục theo dõi các biểu hiện, triệu chứng và diễn biến bệnh trong giai đoạn này. Nếu nhận thấy các dấu hiệu như mệt lả, vã mồ hôi, chân tay lạnh, đau bụng, nôn, khó thở, chảy máu cam, chảy máu chân răng… thì cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị nhằm ngăn ngừa biến chứng.
Hồi phục là giai đoạn cuối cùng trong số các giai đoạn sốt xuất huyết, thường diễn ra sau khoảng 1 – 2 ngày người bệnh vượt qua được giai đoạn nguy hiểm và sức khỏe đã ổn định dần. Theo đó, người bệnh sẽ hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, đi tiểu nhiều hơn, huyết động ổn định… Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể bị phát ban hồi phục, ngứa ngoài da, có nhịp tim chậm hoặc không đều.
Dù đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm nhưng người bệnh vẫn cần chăm sóc cẩn thận, đúng cách, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể nhanh hồi phục hơn. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường thì ngay lập tức tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Nhiều trường hợp có thể bị suy hô hấp do quá tải dịch truyền ở giai đoạn này.
Hy vọng bài viết trên của Bowtie đã giúp bạn hiểu hơn về các giai đoạn sốt xuất huyết cũng như tiến triển của bệnh qua từng giai đoạn. Dù ở giai đoạn nào thì bệnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, bạn cần theo dõi chặt chẽ triệu chứng, diễn tiến của bệnh để từ đó có hướng xử lý kịp thời.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.