Vậy các chủng cúm A thường gặp hiện nay là gì và làm thế nào để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh? Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, mời bạn hãy cùng Bowtie theo dõi các nội dung được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
Cúm là tình trạng nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra ở đường hô hấp. Các loại virus cúm được chia thành 4 type A, B, C, D khác nhau. Trong đó, virus type A gây bệnh cúm A là một loại virus ARN sợi đơn âm được bao bọc bên ngoài bởi lớp vỏ glycoprotein chứa 2 loại kháng nguyên là:
Sự biến đổi của một trong hai loại kháng nguyên kể trên chính là nguyên nhân làm xuất hiện các chủng cúm A mới. Hiện nay, có khoảng 18 loại kháng nguyên H (H1-H18) và 11 loại kháng nguyên N (N1-N9) đã được tìm thấy, dẫn đến có rất nhiều chủng cúm A đang lưu hành trên toàn thế giới. Trong đó, thường gặp nhất là các chủng cúm A/H1N1, A/H5N1, A/H3N2 và A/H7N9.
Virus cúm A là tác nhân gây bệnh ở một số loài động vật (gia cầm, chim, lợn hoặc ngựa) và có thể lây nhiễm cho cơ thể người. Do khả năng lây lan mạnh mẽ, virus cúm A là loại virus cúm mùa duy nhất có thể gây ra đại dịch ở quy mô toàn cầu, để lại nhiều tổn thất nặng nề về sức khỏe, con người và kinh tế nói chung. Mặc dù bệnh cúm A có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày tương tự như khi nhiễm cúm thông thường nhưng thực tế, bệnh có nhiều nguy cơ dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng, đôi khi là tử vong nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời. Theo đó, một số biến chứng mà bệnh nhân có thể đối mặt là nhiễm trùng thứ phát, nhiễm trùng huyết, suy hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, viêm não, phù não, suy thận, viêm cơ tim…
Nhìn chung, các chủng cúm A có thể tấn công hầu hết tất cả mọi người nhưng khả năng mắc bệnh và nguy cơ phát triển các biến chứng nặng thường cao hơn ở một số đối tượng như:
Dưới đây là thông tin về một số chủng virus cúm A phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2009, chủng cúm A/H1N1 còn được gọi là “cúm lợn” bởi vì khi đó, có khá nhiều bằng chứng cho thấy chúng xuất phát từ lợn. Một trong những đặc điểm chính của chủng cúm A/H1N1 là khả năng lây lan với tốc độ rất nhanh, kèm theo đó thì tỷ lệ người mắc bệnh cũng cao đáng kể. Tính đến nay, dịch cúm mùa liên quan đến chủng virus cúm A/H1N1 đã được ghi nhận tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Tỷ lệ tử vong do chủng virus cúm A/H1N1 tương đối thấp, chỉ rơi vào khoảng 1 – 4% và mức độ nguy hiểm của bệnh cũng nhẹ hơn các chủng cúm A khác. Tuy nhiên, cúm A/H1N1 vẫn có nguy cơ tiến triển thành viêm phổi nặng hoặc gây nhiễm trùng thứ phát dẫn đến suy đa tạng và một số vấn đề đe dọa tính mạng khác.
Thông thường, các triệu chứng của bệnh cúm A/H1N1 sẽ diễn ra trong vòng một tuần sau đó thuyên giảm dần và có thể khỏi hẳn. Bệnh nhân có thể lây lan virus cho người khác từ trước khi xuất hiện các triệu chứng 1 ngày đến suốt thời gian diễn ra bệnh, trong đó đường lây truyền cúm A/H1N1 chủ yếu là qua hệ hô hấp. Trường hợp bị lây nhiễm, người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu và biểu hiện của cúm A/H1N1 như sốt cao trên 38°C, mệt mỏi, ớn lạnh, đau nhức toàn thân, sổ mũi, ho khan, đau bụng, tiêu chảy, nôn ói…
Virus cúm A/H5N1 xuất hiện sớm nhất tại Nam Phi vào năm 1961, khiến hàng triệu gia cầm bị nhiễm bệnh và chết đi nhưng không lây lan cho người, do đó bệnh cúm A/H5N1 còn được gọi là cúm gia cầm. Năm 1997, khả năng gây bệnh ở người của virus cúm A/H5N1 chính thức được ghi nhận sau khi phát hiện bệnh nhân đầu tiên bị lây nhiễm từ đợt dịch cúm gia cầm tại Hồng Kông.
Từ thời điểm đó đến nay, virus cúm A/H5N1 tiếp tục lây lan rộng rãi cho cả người và động vật ở nhiều quốc gia khác nhau, gây ra vô số thiệt hại nghiêm trọng. Sự lây nhiễm virus cúm A/H5N1 có thể xảy ra giữa người với người hoặc giữa người với các loài gia cầm đang mắc bệnh. Trong đó bao gồm việc tiếp xúc trực tiếp, chế biến và tiêu thụ thịt gia cầm không đảm bảo vệ sinh.
Theo các nhà khoa học, virus cúm A/H5N1 là chủng virus có độc lực mạnh và rất nguy hiểm, người bệnh có nhiều nguy cơ xuất hiện các biến chứng nặng với tỷ lệ tử vong trung bình lên đến 50 – 60%. Riêng Việt Nam đã có báo cáo về tỷ lệ tử vong 100% do biến chứng bệnh cúm A/H5N1 trong đợt dịch vào tháng 7/2004 đến 8/2004.
Bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 thường có thời gian ủ bệnh khá lâu trước khi biểu hiện các triệu chứng ra bên ngoài, đôi khi có thể hơn 2 tuần. Tuy nhiên, ở giai đoạn xuất hiện triệu chứng, bệnh có thể tiến triển nặng lên chỉ trong chớp mắt nếu như không được can thiệp kịp thời. Vì vậy, cần quan sát thật kỹ các trường hợp có nguy cơ bị lây nhiễm để tiến hành điều trị sớm ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh cúm A/H5N1 như:
Năm 1968, lần đầu tiên thế giới đối mặt với đại dịch cúm mùa do chủng virus A/H3N2 – một loại virus cúm A có nguồn gốc từ lợn gây ra. Sự lây lan của virus cúm A/H3N2 bắt đầu được ghi nhận tại Hồng Kông trước khi phủ khắp Hoa Kỳ và các nước trên thế giới. Vì vậy, cụm từ “cúm Hồng Kông” thường được sử dụng khi đề cập đến chủng virus cúm A/H3N2.
Virus A/H3N2 là một trong các chủng cúm A được đánh giá với mức độ nguy hiểm cao, liên quan đến việc xuất hiện nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong. Ước tính toàn cầu có khoảng 1 triệu ca tử vong do đại dịch A/H3N2 trong giai đoạn 1968 – 1969 với phần lớn là những bệnh nhân lớn tuổi, đặc biệt là trên 65 tuổi.
Để thích nghi với cơ thể người và duy trì sự lây lan bền vững trong cộng đồng, virus cúm A/H3N2 đã liên tục thay đổi kháng nguyên và đặc điểm di truyền kể từ khi được phát hiện. Bằng chứng là sự lưu hành rộng rãi của biến thể cúm A/H3N2 trong những năm gần đây. Song, về cơ bản thì triệu chứng của bệnh cúm A/H3N2 gần như không khác biệt so với các chủng cúm A còn lại. Tuy nhiên, điểm khác biệt là ngoài lây lan từ người sang người, virus A/H3N2 cũng có thể lây từ lợn bị nhiễm bệnh sang người.
Virus A/H7N9 là chủng cúm gia cầm xuất hiện ở một số loài chim trong tự nhiên. Trước khi được tìm thấy vào tháng 3/2013 tại Trung Quốc, chưa từng có bất kỳ báo cáo nào về sự tồn tại của chủng cúm A này ở người và cả động vật.
Sau những ca bệnh đầu tiên tại Trung Quốc, virus cúm A/H7N9 có xu hướng mở rộng sang các nước trong khu vực Châu Á với nhiều trường hợp mắc bệnh đã được ghi nhận. Chủ yếu là lây nhiễm trực tiếp từ gia cầm, chim hoặc thông qua việc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm virus. Điều đáng mừng là khả năng lây lan giữa người với người của loại virus này còn nhiều hạn chế.
Mặc dù vậy, rủi ro gây ra đại dịch toàn cầu vẫn là mối lo ngại được cảnh báo hàng đầu. Bởi hầu hết bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9 thường tiến triển xấu với nhiều biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong như viêm phổi, suy hô hấp cấp, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng. Trước đó, bệnh có thể khởi phát với các triệu chứng bao gồm sốt cao và ho.
Khả năng bùng phát dịch bệnh do các chủng cúm A sẵn có hoặc chủng mới xuất hiện là điều không thể dự đoán trước. Vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ bị lây nhiễm bệnh cúm A nói chung, bản thân mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp được Bộ Y tế khuyến cáo như:
Ngoài ra, để ngăn ngừa sự lây lan các chủng cúm A từ động vật, bạn nên tránh xa động vật sống cũng như những thứ liên quan đến chúng bao gồm lông, dịch tiết, chất thải… Thêm vào đó, cần chú trọng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi lựa chọn các loại thịt gia cầm, thịt lợn và luôn luôn phải nấu chín hoàn toàn trước khi ăn.
Như vậy, bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về các chủng cúm A thường gặp nhất hiện nay. Đồng thời cũng chia sẻ một số biện pháp đơn giản và vô cùng hiệu quả trong việc phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cúm A. Hy vọng qua đó có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn cho bản thân và gia đình. Cuối cùng, đừng quên liên hệ với các cơ sở y tế hoặc bệnh viện trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, bạn nhé!
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.