Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

10 biến chứng sốt xuất huyết bạn nên cảnh giác

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở Việt Nam. Bệnh không chỉ nguy hiểm vì gây sốt cao liên tục nhiều ngày mà biến chứng sốt xuất huyết có thể nghiêm trọng và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-02-04
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
10 biến chứng sốt xuất huyếtDấu hiệu sốt xuất huyết tiến triển nặngCách hạn chế biến chứng của sốt xuất huyết
10 biến chứng sốt xuất huyết bạn nên cảnh giác

Sốt xuất huyết hay sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra. Virus lây truyền từ người sang người thông qua vật trung gian là muỗi vằn Aedes aegypti và Aedes albopictus. Sốt xuất huyết có thể gây ra các triệu chứng tương tự như cúm nên khiến nhiều người chủ quan và làm bệnh dễ trở nặng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.

Đọc thêm

    Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Sốt xuất huyết: Bệnh truyền nhiễm bùng phát mỗi mùa mưa

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Các giai đoạn sốt xuất huyết bạn cần nắm rõ

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2022, cả nước ta đã ghi nhận 314.271 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 115 ca tử vong do bệnh. Có thể thấy, sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm bạn không nên xem nhẹ. Trong bài viết này, mời bạn cùng Bảo hiểm Bowtie tìm hiểu 10 biến chứng sốt xuất huyết, dấu hiệu cho thấy bệnh đang tiến triển nặng cũng như cách hạn chế khả năng gặp phải các biến chứng này nhé.

10 biến chứng sốt xuất huyết

Nếu bạn đang tự hỏi “Liệu sốt xuất huyết có nguy hiểm không?” thì 10 biến chứng sốt xuất huyết dưới đây sẽ là câu trả lời cho bạn:

Hạ tiểu cầu

Hạ tiểu cầu là một trong các biến chứng của sốt xuất huyết. Tuy nhiên, biến chứng này thường không biểu hiện rõ ràng, không khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức nên nhiều người bệnh chủ quan, không theo dõi cho đến khi bị xuất huyết ồ ạt.

Máu cô đặc

Khi gặp biến chứng máu cô đặc, người bệnh thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, mơ màng, li bì và có thể bị đau tức ngực, đau vùng gan. 

Hạ huyết áp, đau đầu

Tình trạng hạ huyết áp xảy ra do mất máu hoặc thoát huyết tương, từ đó khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển, đi đứng và gây xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội. Với một số trường hợp nặng, tình trạng này có thể dẫn đến xuất huyết não, thậm chí nguy hiểm hơn là tử vong. 

Sốc mất máu

Sốc mất máu xảy ra khi cơ thể người bệnh bị tăng tính thấm mao mạch, thoát huyết tương kèm theo tình trạng cô đặc máu. Lúc này, lượng máu bị đẩy ra ngoài khá nhiều, dẫn đến chảy máu ở một số vị trí như chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu qua vết thương hở. Việc mất máu cũng gây mệt mỏi, sốt cao, đổ nhiều mồ hôi, nôn ói…

Bên cạnh đó, tình trạng sốc mất máu kéo dài còn khiến dịch huyết tương ứ đọng trong màng não, gây phù não và các hội chứng về thần kinh, từ đó dẫn đến hôn mê. Huyết tương cũng có thể tràn vào đường hô hấp và gây nên các vấn đề tại đây.

Tràn dịch màng phổi

Ở giai đoạn đầu, khi bệnh nhân sốt xuất huyết bị sốt cao, nôn, tiêu chảy gây mất nước thì cần truyền dịch để bù lại lượng nước và điện giải đã mất. Tuy nhiên, khi tiến triển đến giai đoạn tiếp theo, bệnh làm tăng tính thấm thành mạch và thoát dịch ra ngoài. Nếu trong giai đoạn này vẫn tiếp tục truyền dịch và không tăng cường thải dịch, bệnh nhân có nguy cơ cao bị tràn dịch đa màng, bao gồm cả màng phổi. 

Thêm vào đó, huyết tương tràn vào đường hô hấp cũng góp phần gây tràn dịch màng phổi, viêm đường hô hấp, viêm phổi hoặc phù phổi cấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

Xuất huyết bất thường

Xuất huyết bất thường xảy ra khi cơ thể bị rối loạn nguyên tố đông máu. Lúc này, bệnh nhân thường chảy máu cam dữ dội, rong kinh, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết nội tạng… Trong một số trường hợp hiếm gặp (1% các ca sốt xuất huyết), bệnh nhân có thể bị xuất huyết não. 

Biến chứng về mắt

Ít người biết rằng, sốt xuất huyết có thể gây biến chứng ở mắt, bao gồm tình trạng mù đột ngột do xuất huyết võng mạc hoặc xuất huyết dịch kính. Xuất huyết võng mạc làm tổn thương các mạch máu ở võng mạc. Máu thấm lên và tạo thành những lớp mỏng che trước võng mạc, từ đó gây giảm thị lực hoặc mù lòa. Trong khi đó, dịch kính là một chất lỏng trong suốt bên trong nhãn cầu. Khi có tình trạng xuất huyết, lớp dịch này sẽ bị che phủ và hòa tan, từ đó cũng dẫn đến mất thị lực và mù lòa.

Biến chứng thai kỳ

Với phụ nữ mang thai, sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm bởi có thể gây suy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Người mẹ có khả năng bị xuất huyết khó cầm, tiền sản giật hoặc tổn thương chức năng của các cơ quan như gan, thận… Lượng huyết tương thoát ra ngoài ồ ạt sẽ khiến bụng to ra, cổ trướng. Việc mẹ bị sốt khi mắc bệnh còn khiến tim thai đập nhanh hơn, từ đó cũng ảnh hưởng đến thai nhi.

Biến chứng sốt xuất huyết với phụ nữ mang thai
Mẹ bầu cần thận trọng theo dõi nếu bị sốt xuất huyết trong thai kỳ.

Suy đa tạng

Suy đa tạng là biến chứng sốt xuất huyết nghiêm trọng. Khi bị mất một lượng máu lớn, tim của người bệnh không đủ khả năng cung cấp máu cho cơ thể, cộng với dịch huyết tương xuất huyết khiến màng tim bị tràn dịch, từ đó dẫn đến suy tim hoặc tràn dịch màng tim. Ngoài ra, thận phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương qua nước tiểu, từ đó dẫn đến suy giảm chức năng thận.  

Hôn mê

Hôn mê là biến chứng sốt xuất huyết nặng mà bạn cần cảnh giác. Sốt xuất huyết khiến dịch huyết tương bị ứ đọng và tích tụ trong màng não, gây phù não hoặc các hội chứng thần kinh khác, từ đó dẫn đến hôn mê. 

Bài viết liên quan: Các giai đoạn sốt xuất huyết bạn cần nắm rõ để có cách xử lý kịp thời tránh trường hợp trở nên nghiêm trọng.

Dấu hiệu sốt xuất huyết tiến triển nặng

Sốt xuất huyết nặng là tình trạng các triệu chứng sốt xuất huyết ngày càng trở nên nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết tiến triển nặng thường xuất hiện từ 24 – 48 giờ sau khi hết sốt. Nếu bạn bị sốt xuất huyết hoặc sống trong khu vực có nhiều người mắc bệnh, hãy đến bệnh viện ngay khi gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng sau đây:

  • Sốt cao liên tục dù đã uống thuốc hạ sốt
  • Đau bụng dữ dội 
  • Thường xuyên nôn mửa 
  • Nôn ra máu hoặc trong phân có máu
  • Xuất hiện chấm hoặc đốm đỏ trên da, chảy máu mũi ồ ạt hoặc chảy máu nướu răng
  • Kinh nguyệt ra nhiều bất thường, chảy máu âm đạo
  • Lơ mơ, rối loạn ý thức, co giật
  • Tay chân có màu xanh hoặc lạnh ẩm
  • Cơ thể cực kỳ mệt mỏi, bồn chồn hoặc cáu kỉnh

Cách hạn chế biến chứng của sốt xuất huyết

Có thể nói, sốt xuất huyết là một căn bệnh không thể xem nhẹ. Khi bị sốt xuất huyết, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn cách điều trị phù hợp. Cùng với đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách sau đây để theo dõi bệnh và hạn chế các biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm có khả năng xảy ra:

  • Kẹp nhiệt độ thường xuyên để theo dõi tình trạng sốt
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc paracetamol để hạ sốt, không sử dụng thuốc chứa thành phần aspirin
  • Uống oresol, nước trái cây, nước cháo loãng với muối để tăng cường điện giải, bù nước 
  • Truyền dịch khi hematocrit tăng cao, bệnh nhân có dấu hiệu mất nước nhưng không thể bổ sung nước bằng đường uống
  • Theo dõi hiện tượng xuất huyết và các dấu hiệu bất thường để đến bệnh viện ngay khi cần thiết

Có thể thấy, biến chứng sốt xuất huyết cực kỳ nguy hiểm nên bạn không được xem nhẹ căn bệnh này. Khi nhiễm bệnh, bạn cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, đồng thời thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe để đến bệnh viện khi cần thiết.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Viêm gan B có lây không và lây qua đường nào? Viêm gan B có lây không và lây qua đường nào?
Các bệnh lý khác

Viêm gan B có lây không và lây qua đường nào?

Biến chứng đái tháo đường nghiêm trọng hơn bạn nghĩ Biến chứng đái tháo đường nghiêm trọng hơn bạn nghĩ
Các bệnh lý khác

Biến chứng đái tháo đường nghiêm trọng hơn bạn nghĩ

Tiểu đường type 2 có chữa được không và điều trị thế nào? Tiểu đường type 2 có chữa được không và điều trị thế nào?
Các bệnh lý khác

Tiểu đường type 2 có chữa được không và điều trị thế nào?

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK