Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Người bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? Xem ngay 4 lưu ý dưới đây

Người bị sốt xuất huyết nên kiêng gì, chế độ nghỉ ngơi ra sao, ăn uống như thế nào để hồi phục nhanh nhất là các thắc mắc vô cùng phổ biến. Cùng Bowtie tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-07-06
Cập nhật ngày 2023-07-06
Nội dung chính
Người bị sốt xuất huyết nên kiêng ăn những gì?Người bị sốt xuất huyết có phải kiêng gió không?Bệnh nhân sốt xuất huyết có phải kiêng nước, kiêng tắm gội không?Những điều cần kiêng kỵ khác khi bị sốt xuất huyết
Người bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? Xem ngay 4 lưu ý dưới đây

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, được lây truyền qua muỗi vằn và thường xuất hiện vào mùa mưa. Cả người lớn lẫn trẻ em đều có thể bị sốt xuất huyết, từ đó đối mặt với các triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức, sốt cao, tiêu chảy… Trong quá trình điều trị sốt xuất huyết, bên cạnh một số việc nên làm như uống nhiều nước, nghỉ ngơi đầy đủ, theo dõi triệu chứng sát sao…, bệnh nhân cũng cần hạn chế một số việc để nhanh hồi phục.

Vậy người bị sốt xuất huyết nên kiêng gì để mau khỏi bệnh? Mời bạn cùng Bowtie tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Người bị sốt xuất huyết nên kiêng ăn những gì?

Trước tiên, người bị sốt xuất huyết cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Theo đó, bệnh nhân nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin và dưỡng chất như vitamin A, vitamin B12, folate, vitamin C, vitamin D, vitamin E, sắt, kẽm… Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần kiêng một số loại thực phẩm nhất định, bao gồm:  

1. Thực phẩm màu đậm

Câu trả lời đầu tiên cho thắc mắc khi bị sốt xuất huyết nên kiêng gì chính là hạn chế tối đa các loại thực phẩm màu đậm trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như sôcôla, trái cây có màu tím lẫn đỏ. 

Điều này là do bác sĩ sẽ cần xác định tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sốt xuất huyết thông qua nước tiểu, phân hoặc dịch nôn. Nếu người bệnh ăn hoặc uống thực phẩm có màu sẫm, vô tình màu sắc của nước tiểu, phân lẫn dịch nôn sẽ bị ảnh hưởng. Điều này khiến bác sĩ khó phát hiện tình trạng xuất huyết nội, một triệu chứng nặng của sốt xuất huyết.

2. Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo

Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo tiềm ẩn nguy cơ làm tăng huyết áp và mức cholesterol trong cơ thể. Yếu tố này sẽ làm chậm quá trình phục hồi khi mắc bệnh sốt xuất huyết bằng cách làm suy yếu hệ miễn dịch. Ngoài ra, bệnh sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa và khiến bệnh nhân sốt xuất huyết khó tiêu hóa chất béo. Do đó, bạn hãy ưu tiên các món ăn thanh đạm với phương pháp chế biến hấp hoặc luộc là tốt nhất. 

3. Thức ăn cay, nóng

Danh sách thức ăn cần kiêng khi bị sốt xuất huyết cũng sẽ bao gồm cả các món cay, nóng. Thức ăn chứa nhiều ớt, gừng, mù tạt… có thể gây tích tụ axit trong dạ dày và dẫn đến viêm loét, tổn thương thành dạ dày và tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. Người bị sốt xuất huyết ăn những loại thực phẩm này có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh hoặc cản trở quá trình phục hồi sức khỏe.

Thêm vào đó, thức ăn cay, nóng còn làm tăng nhiệt trong cơ thể nên sẽ khiến bệnh nặng thêm, đặc biệt là khi sốt.

Người bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? Thức ăn cay
Thức ăn cay sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh hoặc cản trở quá trình hồi phục sức khỏe.

4. Thức uống chứa caffeine

Trong thời gian bị sốt xuất huyết, dẫu cho cơ thể cần bổ sung nhiều chất lỏng hơn so với bình thường nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn có thể dùng bất kỳ loại đồ uống nào. Theo đó, người bệnh nên hạn chế đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà, nước tăng lực…

Những thức uống này sẽ gây mệt mỏi, tăng nhịp tim, tăng thân nhiệt, mất nước và suy nhược cơ. Chính vì vậy, bạn hãy ưu tiên uống nước ấm hoặc các loại nước khác như nước dừa, nước chanh, nước ép rau củ, trà thảo mộc… thay vì thức uống chứa caffeine.

5. Đồ uống, thức ăn ngọt

Danh sách đáp án cho thắc mắc “Người bị sốt xuất huyết nên kiêng gì?” còn bao gồm cả đồ uống, thức ăn ngọt chứa nhiều đường, như nước ngọt, mật ong, bánh kẹo… hoặc thậm chí là cả đường tự nhiên. Việc hấp thụ đường sẽ vô tình làm cho các tế bào bạch cầu có chức năng diệt virus trở nên “chậm chạp” hơn, khiến cho khả năng chống chọi lại với bệnh giảm sút. 

6. Đồ uống có cồn

Sốt xuất huyết có khả năng ảnh hưởng đến chức năng của gan và gây rò rỉ máu ở các mao mạch. Vì thế, bạn hãy tránh uống rượu hoặc các loại đồ uống có cồn khác do gan sẽ cần thời gian để trở lại trạng thái hoạt động bình thường. Bất cẩn trong trường hợp này sẽ tiềm ẩn khả năng gây suy gan và dẫn đến tử vong. 

7. Thực phẩm nhiều protein

Việc tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều protein như trứng gà có thể tạo ra một lượng nhiệt lớn trong cơ thể. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Bởi một trong các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là sốt. Nếu trong giai đoạn này, người bệnh ăn nhiều thực phẩm chứa protein thì sẽ làm tăng thân nhiệt nhưng không phát tán ra ngoài được, từ đó khiến bệnh nhân sốt cao hơn và lâu khỏi.

Người bị sốt xuất huyết có phải kiêng gió không?

Người bị sốt xuất huyết có phải kiêng gió không, có được nằm quạt không cũng là câu hỏi rất được quan tâm. Câu trả lời là nên kiêng.

Khi bị sốt xuất huyết, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên rất cao, một số người còn chạm ngưỡng 40°C. Lúc này, các mạch trong cơ thể sẽ bị giãn nở. Việc bật quạt hoặc những thiết bị làm mát khác có thể tác động lên các mạch ngoài da, khiến chúng co lại và gây nên tình trạng xuất huyết. Do đó, bạn nên kiêng tiếp xúc trực tiếp với luồng gió từ quạt hoặc gió trời trong giai đoạn này để hạn chế biến chứng xuất hiện. Bên cạnh đó, bạn hãy chọn những bộ trang phục mát mẻ, thấm mồ hôi tốt nhằm tạo cảm giác dễ chịu hơn.

Người bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? Kiêng gió
Bệnh nhân sốt xuất huyết nên kiêng gió.

Bệnh nhân sốt xuất huyết có phải kiêng nước, kiêng tắm gội không?

Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ là một trong những yếu tố giúp bạn nhanh chóng hồi phục lẫn tạo cảm giác thoải mái khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Không ít bệnh nhân hoặc người thân đưa ra thắc mắc liệu sốt xuất huyết có kiêng nước không bởi tâm lý lo lắng bệnh sẽ kéo dài, trở nặng hơn hoặc lâu khỏi khi tiếp xúc với nước. Trên thực tế, bạn vẫn có thể lau mình, tắm hoặc gội đầu với nước ấm. Tuy nhiên, nên đóng kín cửa phòng tắm, đảm bảo không có gió lùa, không tắm quá lâu cũng như không tắm bằng nước lạnh. Sau khi gội đầu xong, bạn cũng nên chú ý sấy tóc thật khô.  

Thông thường, sốt xuất huyết có thể gây giảm tiểu cầu và tăng tính thấm của thành mạch ở giai đoạn nguy hiểm (khoảng ngày thứ 3 đến ngày thứ 7), dẫn đến tình trạng xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy, bạn sẽ cần hạn chế tắm rửa trong thời gian này. Thay vào đó, bạn có thể lau người bằng nước ấm.

Những điều cần kiêng kỵ khác khi bị sốt xuất huyết

Ngoài những lưu ý kể trên, người bệnh sốt xuất huyết cũng cần ghi nhớ những điều kiêng kỵ khác khi bị sốt xuất huyết, bao gồm:

Không tự ý dùng thuốc hạ sốt

Khi bị sốt xuất huyết, bạn không được tự ý dùng thuốc hạ sốt. Bởi một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen có khả năng làm tăng nguy cơ xuất huyết do sốt xuất huyết gây ra.

Tránh vận động mạnh

Việc vận động mạnh có thể gây tổn thương mạch máu và các cơ quan trong cơ thể, từ đó khiến tình trạng xuất huyết do sốt xuất huyết nặng hơn. Ngoài ra, bệnh cũng khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước. Nếu vận động mạnh thì bệnh nhân dễ bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng… Vì vậy, bệnh nhân sốt xuất huyết nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh.

Không mặc quần áo quá chật, bó sát

Người bệnh sốt xuất huyết được khuyến khích mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh quần áo quá chật, bó sát bởi sẽ khiến cơ thể khó chịu cũng như cản trở quá trình thoát mồ hôi. Ngoài ra, áo quần quá chật sẽ gây áp lực lên các vùng da, cơ và mô trong cơ thể, từ đó làm tình trạng xuất huyết nặng thêm. Đồng thời, các loại quần áo này cũng làm giảm khả năng lưu thông máu.

Hạn chế chải răng quá mạnh

Tình trạng giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết có thể gây xuất huyết ở nhiều vị trí trong cơ thể, bao gồm cả chân răng và nướu. Nếu gặp tình trạng này, bạn không phải kiêng đánh răng mà chỉ cần chú ý chải răng nhẹ nhàng để hạn chế gây chảy máu chân răng, chảy máu nướu.

Không xông lá, xông hơi

Xông lá, xông hơi có thể gây giãn mạch máu, khiến mạch máu “mong manh” và làm tình trạng xuất huyết trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, việc này cũng gây thoát dịch và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vừa rồi là thông tin giải đáp cho các thắc mắc như “Người bị sốt xuất huyết nên kiêng ăn những gì? Sốt xuất huyết có phải kiêng gió, kiêng nước không?”. Bowtie mong rằng bạn đã có được cho mình câu trả lời phù hợp để từ đó lên kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý, giúp cơ thể nhanh hồi phục. Đừng quên truy cập Bowtie thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về chủ đề chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm nhé.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Cúm A có lây không và lây qua đường nào? Cúm A có lây không và lây qua đường nào?
Các bệnh lý khác

Cúm A có lây không và lây qua đường nào?

Gan nhiễm mỡ: Hiểu đúng để phát hiện sớm, điều trị kịp thời Gan nhiễm mỡ: Hiểu đúng để phát hiện sớm, điều trị kịp thời
Các bệnh lý khác

Gan nhiễm mỡ: Hiểu đúng để phát hiện sớm, điều trị kịp thời

Sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu do đâu? Có nguy hiểm không? Sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu do đâu? Có nguy hiểm không?
Các bệnh lý khác

Sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu do đâu? Có nguy hiểm không?

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK