Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Bệnh võng mạc tiểu đường - Biến chứng mắt của tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng thị lực có thể gặp phải ở bất kỳ người bệnh tiểu đường nào. Theo đó, bệnh có khả năng ảnh hưởng đến hơn 80% bệnh nhân bị tiểu đường trên 20 năm.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-10-11
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?Các giai đoạn bệnhDấu hiệu, triệu chứngYếu tố nguy cơBiến chứngPhương pháp chẩn đoánPhương pháp điều trịCách ngăn ngừaCâu hỏi thường gặp về bệnh võng mạc tiểu đường
Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Những tổn thương ở mạch máu trong võng mạc do nồng độ đường huyết tăng cao, kéo dài có khả năng làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách, người bệnh sẽ ngăn ngừa và làm chậm được biến chứng này của tiểu đường.

Vậy bệnh lý võng mạc tiểu đường là gì? Cách chẩn đoán và điều trị như thế nào? Làm sao để ngăn ngừa được bệnh? Cùng Bowtie tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng ảnh hưởng đến mắt của tiểu đường, cả tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và thai kỳ. Lượng đường trong máu tăng cao, kéo dài sẽ gây tổn thương đến các mạch máu trong võng mạc (nơi tiếp nhận ánh sáng nằm ở đáy mắt). Từ đó, các mạch máu có thể bị sưng lên và chảy máu hoặc bị tắc nghẽn làm máu không thể lưu thông. Đôi khi, các mạch máu mới cũng bắt đầu phát triển trên võng mạc. Tất cả những thay đổi này đều gây ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.

Đọc thêm

    Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Bệnh đái tháo đường: Những thông tin bạn cần biết

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Đái tháo đường type 1 và những điều cần biết

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Các thông tin về bệnh đái tháo đường type 2 (tiểu đường type 2)

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Biến chứng đái tháo đường nghiêm trọng hơn bạn nghĩ

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Nguyên nhân bệnh tiểu đường: Hiểu để có cách phòng tránh

Các giai đoạn bệnh võng mạc tiểu đường

Dựa vào mức độ tiến triển mà bệnh võng mạc tiểu đường được chia làm 2 giai đoạn chính là:

  • Bệnh võng mạc không tăng sinh: Đây là giai đoạn đầu của bệnh, khi các mạch máu ở võng mạc bắt đầu sưng lên và chảy máu. Điều này có thể gây phù hoàng điểm (sưng ở lớp võng mạc), dẫn đến giảm thị lực nhẹ nhưng có khả năng điều trị được. Một số trường hợp, mạch máu võng mạc bị hẹp, đóng lại gây thiếu máu cục bộ hoàng điểm do máu không lưu thông được và khiến tầm nhìn của người bệnh giảm sút. 
  • Bệnh võng mạc tăng sinh: Đây là giai đoạn tiến triển của bệnh, khi các mạch máu mới bắt đầu phát triển bất thường trên bề mặt võng mạc. Các mạch máu này có thể bị vỡ ra và chảy máu vào trong thủy tinh thể gây ảnh hưởng đến thị lực. Mạch máu mới còn có khả năng hình thành mô sẹo và gây ra nhiều vấn đề với hoàng điểm hoặc gây bong võng mạc. Nếu mạch máu mới cản trở dòng thoát lưu thủy dịch, áp lực trong nhãn cầu có thể tăng lên làm tổn thương các dây thần kinh thị giác và dẫn đến glô-côm.

Việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng võng mạc tiểu đường xảy ra hoặc làm chậm tiến triển của bệnh.

Triệu chứng bệnh võng mạc tiểu đường

Ở giai đoạn đầu, bệnh lý võng mạc tiểu đường thường không có triệu chứng đáng chú ý nào. Một số người có thể nhận thấy những thay đổi trong tầm nhìn như khó đọc hoặc khó nhìn các vật thể ở xa. Những bất thường về thị lực này thường xuất hiện rồi sau đó biến mất.

Đến giai đoạn sau, khi mạch máu bắt đầu xuất huyết vào trong thủy tinh thể, bệnh nhân sẽ nhìn thấy các đốm hoặc màng đen ở trước mắt. Lúc này, người bệnh cần phải điều trị ngay. Nếu không, mô sẹo có thể hình thành và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.

Một số triệu chứng khác của bệnh võng mạc tiểu đường là:

  • Nhìn mờ hoặc nhìn thấy hình ảnh biến dạng, méo mó
  • Mù màu hoặc nhìn màu sắc bị mờ đi
  • Nhìn đôi 
  • Đau ở một hoặc cả hai mắt
  • Quáng gà
  • Giảm tầm nhìn

Ai có nguy cơ mắc bệnh lý võng mạc tiểu đường

Bất kỳ ai đang bị tiểu đường đều có khả năng mắc bệnh võng mạc tiểu đường, bao gồm các loại tiểu đường khác nhau như tiểu đường thai kỳ, tiểu đường type 1, tiểu đường type 2. Trong đó, những yếu tố làm tăng khả năng gặp biến chứng trên võng mạc do tiểu đường ở các bệnh nhân này là:

  • Mang thai
  • Tăng huyết áp
  • Mất kiểm soát đường huyết
  • Tăng mỡ máu
  • Hút thuốc
  • Thời gian mắc bệnh tiểu đường dài
Ai có nguy cơ mắc bệnh lý võng mạc tiểu đường
Bất kỳ bệnh nhân tiểu đường nào cũng có thể bị bệnh võng mạc tiểu đường.

Biến chứng bệnh võng mạc tiểu đường

Sự phát triển của các mạch máu bất thường trong võng mạc có thể dẫn đến biến chứng về thị lực nghiêm trọng, như:

  • Xuất huyết dịch kính: Tình trạng xuất huyết đầy thủy tinh thể có thể gây mất thị lực hoàn toàn.
  • Bong võng mạc: Sự hình thành của mô sẹo có thể kéo võng mạc ra xa đáy mắt, từ đó gây bong võng mạc. Người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng như hiện tượng ruồi bay trước mắt, nhìn thấy vệt sáng hoặc mất thị lực nặng.
  • Glô-côm: Mạch máu mới có thể cản trở dòng thoát lưu thủy dịch, làm tăng áp lực trong nhãn cầu và tổn thương các dây thần kinh thị giác, từ đó dẫn đến glô-côm. 
  • Mù lòa: Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh võng mạc tiểu đường có thể dẫn đến mù lòa. 

Phương pháp chẩn đoán võng mạc tiểu đường

Bác sĩ nhãn khoa có thể đưa ra chẩn đoán bệnh võng mạc tiểu đường thông qua các kiểm tra, xét nghiệm đơn giản, bao gồm:

  • Kiểm tra thị lực
  • Chụp mạch huỳnh quang
  • Chụp cắt lớp quang học (OCT)
  • Đo nhãn áp
  • Soi đáy mắt
  • Kiểm tra chức năng cơ mắt
  • Đánh giá thị lực ngoại biên
  • Đánh giá phản ứng đồng tử

Qua đó, bác sĩ sẽ tìm kiếm các tình trạng như sự hình thành các mạch máu bất thường, tình trạng xuất huyết ở giữa mắt, sự tăng trưởng của các mạch máu mới, sưng võng mạc…

Phương pháp điều trị bệnh võng mạc tiểu đường

Khi lập kế hoạch điều trị bệnh lý võng mạc tiểu đường, bác sĩ sẽ cân nhắc đến một số yếu tố như tuổi tác, tiền sử bệnh, mức độ tổn thương võng mạc, thị lực hiện tại, nồng độ HbA1c… của bệnh nhân.

Trong giai đoạn đầu, người bệnh đôi khi chỉ cần theo dõi, nhất là nếu thị lực vẫn tốt. Lúc này, bệnh nhân sẽ cần khám mắt thường xuyên nhưng không cần điều trị thêm. 

Khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể cần được điều trị bằng các phương pháp như:

  • Tiêm thuốc như thuốc chống yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu hoặc corticosteroid vào mắt
  • Phẫu thuật laser để giảm sưng võng mạc và sự tăng trưởng của mạch máu mới
  • Phẫu thuật cắt dịch kính.

Cách ngăn ngừa bệnh võng mạc tiểu đường

Người bệnh tiểu đường không phải lúc nào cũng ngăn ngừa được bệnh võng mạc tiểu đường. Tuy nhiên, việc khám mắt thường xuyên, kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp cũng như can thiệp sớm khi có vấn đề xảy ra sẽ giúp bảo tồn được thị lực.

Người bị tiểu đường có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh võng mạc tiểu đường bằng cách:

  • Quản lý bệnh tiểu đường hiệu quả bằng việc thay đổi lối sống (ăn uống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất) và dùng thuốc đúng theo chỉ định
  • Theo dõi đường huyết thường xuyên
  • Kiểm soát huyết áp và cholesterol
  • Bỏ hút thuốc
  • Chú ý đến thị lực và đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy những thay đổi bất thường

Câu hỏi thường gặp về bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường có chữa khỏi được không?

Dù việc điều trị có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh võng mạc tiểu đường nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bởi vì tiểu đường là một căn bệnh mạn tính kéo dài suốt đời nên tình trạng tổn thương võng mạc và mất thị lực vẫn có thể xảy ra trong tương lai. Ngay cả sau khi đã điều trị bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh nhân vẫn cần tiến hành kiểm tra mắt thường xuyên. Một số bệnh nhân có thể cần điều trị thêm.

Bệnh nhân tiểu đường nên đi khám mắt bao lâu một lần?

Theo các chuyên gia khuyến nghị, bệnh nhân tiểu đường nên đi kiểm tra mắt thường xuyên, khoảng 6 – 12 tháng một lần để theo dõi tình trạng của mắt và sớm phát hiện các vấn đề thị lực do tiểu đường. Đặc biệt, phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai nên khám mắt sớm và thường xuyên trong suốt thai kỳ. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy tầm nhìn xuất hiện các đốm đen, lóa sáng hoặc bị mờ khi mang thai. 

Bệnh tiểu đường không phải lúc nào cũng gây ra bệnh võng mạc tiểu đường. Nếu quản lý tốt, bệnh nhân có thể ngăn ngừa đáng kể các biến chứng liên quan đến tiểu đường.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Triệu chứng gan nhiễm mỡ rất khó nhận biết Triệu chứng gan nhiễm mỡ rất khó nhận biết
Các bệnh lý khác

Triệu chứng gan nhiễm mỡ rất khó nhận biết

Bệnh gan là gì? Những điều bạn cần biết về bệnh gan Bệnh gan là gì? Những điều bạn cần biết về bệnh gan
Các bệnh lý khác

Bệnh gan là gì? Những điều bạn cần biết về bệnh gan

Bệnh sốt xuất huyết có lây không và lây qua đường nào? Bệnh sốt xuất huyết có lây không và lây qua đường nào?
Các bệnh lý khác

Bệnh sốt xuất huyết có lây không và lây qua đường nào?

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK