Bệnh về hệ thần kinh
Bệnh về hệ thần kinh

Bệnh thần kinh ngoại biên và những điều bạn cần biết

Bạn thường xuyên cảm thấy đau và đôi khi mất cảm giác ở tay chân? Bạn bị đổ nhiều mồ hôi mà không rõ lý do? Đó có thể là các dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-11-21
Cập nhật ngày 2023-05-18
Nội dung chính
Bệnh thần kinh ngoại biên là gì?Phân loạiDấu hiệu, triệu chứngNguyên nhânPhương pháp chẩn đoánPhương pháp điều trịCách phòng ngừa
Bệnh thần kinh ngoại biên và những điều bạn cần biết

Vậy bệnh thần kinh ngoại biên là gì? Làm thế nào để nhận biết các bệnh lý này? Hãy cùng Bảo hiểm Bowtie tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.

Bệnh thần kinh ngoại biên là gì?

Bệnh thần kinh ngoại biên (bệnh thần kinh ngoại vi) là loại bệnh về hệ thần kinh xảy ra khi các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Thông thường, các dây thần kinh ngoại biên sẽ đảm nhận vai trò truyền tín hiệu từ não và tủy sống đến các cơ quan đích như cơ, da, các chi, các bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên, khi tổn thương, các dây thần kinh này bị rối loạn khả năng trao đổi thông tin, không thể gửi “thông điệp” qua lại giữa não bộ, tủy sống và các cơ quan.

Bệnh thần kinh ngoại biên được chia làm mấy loại?

Theo thống kê thì có hơn 100 bệnh lý thần kinh ngoại biên khác nhau, mỗi bệnh lý sẽ có các triệu chứng và tiên lượng riêng. Tuy nhiên, trên thực tế thì các bệnh lý thần kinh ngoại biên được chia thành những nhóm chính như sau: 

Bệnh thần kinh vận động

Bệnh thần kinh vận động là một trong các nhóm bệnh thần kinh ngoại biên phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh kiểm soát các cơ và chuyển động trong cơ thể bị tổn thương. 

Bệnh thần kinh cảm giác

Dây thần kinh cảm giác là dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu về cảm giác như đau, nhiệt độ, rung, chạm… từ mọi nơi trong cơ thể về hệ thần kinh trung ương. Các bệnh lý thần kinh cảm giác sẽ ảnh hưởng đến nhóm dây thần kinh này, khiến bạn mất nhận thức về đau hoặc các cảm nhận khác. 

Bệnh thần kinh tự trị

Bệnh thần kinh tự trị có liên quan đến nhóm dây thần kinh tự trị kiểm soát các chức năng, hoạt động trong cơ thể mà bạn không ý thức được, chẳng hạn như điều hòa hơi thở và nhịp tim. Tổn thương ở các dây thần kinh này có thể nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Bệnh thần kinh ngoại biên kết hợp

Đúng như tên gọi, bệnh thần kinh ngoại biên kết hợp xảy ra khi bệnh nhân gặp phải cùng lúc 2 – 3 loại bệnh thần kinh ngoại biên kể trên. 

Bệnh thần kinh ngoại biên được chia làm mấy loại?

Triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên

Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên thường có sự khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh mà bệnh nhân mắc phải. Theo đó, một số dấu hiệu và triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp là:

  • Tê bì, ngứa ran ở bàn tay, bàn chân, có thể lan lên cánh tay, cẳng chân
  • Yếu cơ, chuột rút, co giật cơ bắp 
  • Đau cơ xương khớp
  • Đau rát hoặc tê liệt các chi
  • Mất thăng bằng, giảm khả năng phối hợp do mất cảm giác ở chân, tay hoặc các bộ phận khác trong cơ thể
  • Rối loạn cảm xúc
  • Mất ngủ, gián đoạn giấc ngủ 
  • Mất cảm giác đau hoặc các cảm nhận ở một số bộ phận trong cơ thể
  • Thay đổi về da, tóc hoặc móng tay
  • Không đổ mồ hôi hoặc đổ rất nhiều mồ hôi
  • Mất khả năng kiểm soát bàng quang, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc tiểu không tự chủ
  • Chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu do mất kiểm soát huyết áp
  • Tiêu chảy, táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác liên quan đến tổn thương dây thần kinh ở ruột hoặc đường tiêu hóa
  • Khó nhai hoặc nuốt

Một số triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên có thể đe dọa tính mạng của người bệnh như khó thở hoặc nhịp tim không đều. Với những trường hợp này, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh thần kinh ngoại vi

Bệnh thần kinh ngoại vi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm:

  • Bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt
  • Các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus, hội chứng Guillain-Barre…  
  • Các tình trạng nhiễm trùng như viêm gan B và C, bệnh phong, HIV…
  • Các rối loạn di truyền như bệnh Charcot-Marie-Tooth, bệnh amyloidosis…
  • Các khối u, cả lành tính lẫn ác tính
  • Các bệnh lý khác như bệnh thận, bệnh gan, rối loạn mô liên kết, suy giáp…
  • Chấn thương hoặc tổn thương do các thủ thuật y tế
  • Rối loạn sử dụng rượu như uống quá nhiều rượu bia, đặc biệt trong thời gian dài
  • Thiếu hụt vitamin và các chất dinh dưỡng
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh
  • Tiếp xúc thường xuyên với các kim loại nặng và hóa chất độc hại

Ngoài ra, cũng có một số trường hợp mắc bệnh thần kinh ngoại biên nhưng không rõ nguyên nhân. 

Nguyên nhân gây bệnh thần kinh ngoại biên
Bệnh thần kinh ngoại biên thường xảy ra ở những người bị đái tháo đường.

Phương pháp chẩn đoán bệnh thần kinh ngoại biên

Trên thực tế, việc chẩn đoán bệnh thần kinh ngoại biên khá khó khăn do vị trí bị ảnh hưởng và các triệu chứng của bệnh tương đối đa dạng. Để chẩn đoán các bệnh lý này, bác sĩ sẽ xem xét lịch sử bệnh toàn diện của bệnh nhân và thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu
  • Chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI)…
  • Điện cơ đồ (EMG) và nghiên cứu dẫn truyền thần kinh
  • Xét nghiệm dịch tủy sống
  • Kiểm tra các hoạt động của cơ bắp
  • Kiểm tra khả năng cảm nhận và phát hiện các rung động 
  • Sinh thiết thần kinh và da
  • Các kiểm tra chức năng thần kinh khác

Phương pháp điều trị bệnh thần kinh ngoại vi

Thông thường, bệnh thần kinh ngoại biên rất khó để chữa khỏi nhưng bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị để giúp người bệnh kiểm soát nguyên nhân gây bệnh và làm giảm các triệu chứng, bao gồm:

  • Sử dụng thuốc: Nhiều loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng để điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên. Các thuốc này thường dùng để làm giảm dấu hiệu và triệu chứng của bệnh.
  • Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật có thể giúp chỉnh sửa hoặc loại bỏ các dây thần kinh bị tổn thương để làm giảm triệu chứng do bệnh gây ra.
  • Vật lý trị liệu: Phương pháp này có thể giúp bệnh nhân phục hồi sau chấn thương, sau khi thực hiện các thủ thuật y tế hoặc giúp cải thiện triệu chứng đau. Vật lý trị liệu cũng giúp bệnh nhân thích nghi với các thay đổi do bệnh gây ra, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và ngăn ngừa té ngã.
  • Sử dụng các dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: Việc sử dụng các dụng cụ và thiết bị như gậy, khung tập đi, giày dép hỗ trợ sẽ giúp bệnh nhân ngăn ngừa các vấn đề và biến chứng do bệnh thần kinh ngoại biên gây ra. 
  • Các phương pháp giảm đau khác như châm cứu, kích thích dây thần kinh bằng xung điện qua da…  

Cách phòng ngừa bệnh thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên có thể được phòng ngừa bằng một số cách như sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
  • Duy trì hoạt động thể chất và cân nặng hợp lý
  • Bỏ các thói quen xấu như lạm dụng rượu bia, sử dụng chất kích thích
  • Khắc phục tình trạng thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B
  • Nếu mắc đái tháo đường hoặc các bệnh mạn tính, bệnh nhân cần điều trị sớm để kiểm soát tình trạng sức khỏe cũng như ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh thần kinh ngoại biên
  • Hạn chế tiếp xúc với kim loại nặng và các chất độc hại
Bệnh thần kinh ngoại biên có nguy hiểm không?

Bệnh thần kinh ngoại biên có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, mức độ ảnh hưởng đến các dây thần kinh, triệu chứng gặp phải, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân… Dưới đây là một số biến chứng của bệnh lý thần kinh ngoại vi mà bệnh nhân có thể gặp phải:

  • Bỏng hoặc các vết thương ngoài da: Bệnh nhân có thể bị bỏng hoặc gặp vết thương ngoài da do không cảm nhận được sự thay đổi về nhiệt độ hoặc không cảm thấy đau ở các bộ phận bị ảnh hưởng.
  • Nhiễm trùng: Bệnh nhân có thể bị thương ở những vùng bị ảnh hưởng mà không hề hay biết. Điều này khiến các vết thương không được chăm sóc tốt và dễ dẫn đến nhiễm trùng, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường.
  • Té ngã: Yếu và mất cảm giác ở chân có thể gây mất thăng bằng và khiến bệnh nhân bị té ngã.
  • Đe dọa tính mạng: Các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên nghiêm trọng, đặc biệt là các triệu chứng của bệnh thần kinh tự trị có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Người mắc bệnh thần kinh ngoại biên nên ăn gì?

Một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh sẽ giúp người mắc bệnh thần kinh ngoại biên cảm thấy khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ quá trình kiểm soát và điều trị bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Theo đó, bệnh nhân nên bổ sung:

  • Rau xanh, trái cây
  • Ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu
  • Thực phẩm giàu omega-3, vitamin
  • Protein nạc
  • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa
  • Chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa

Đồng thời, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế tiêu thụ:

  • Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, phổ biến trong thịt mỡ, các sản phẩm từ sữa chưa được tách béo
  • Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường, chất tạo ngọt
  • Muối (natri)
  • Thức uống có cồn, rượu bia
  • Gluten nếu bệnh nhân dị ứng với gluten 

Bên cạnh chế độ ăn uống, người mắc bệnh thần kinh ngoại biên cũng nên xây dựng chế độ nghỉ ngơi và làm việc khoa học. Ngoài ra, tập luyện thể dục thể thao cũng giúp ích rất nhiều cho người mắc bệnh thần kinh ngoại biên. Bệnh nhân hãy cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày, 2 – 3 ngày/ tuần để tập thể dục thể thao. 

Trên đây là một số điều bạn cần biết về bệnh thần kinh ngoại biên. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Đau nửa đầu migraine là gì? Những điều bạn cần biết về bệnh Đau nửa đầu migraine là gì? Những điều bạn cần biết về bệnh
Bệnh về hệ thần kinh

Đau nửa đầu migraine là gì? Những điều bạn cần biết về bệnh

Cơn thiếu máu não thoáng qua: Dấu hiệu đột quỵ nhẹ cần lưu ý Cơn thiếu máu não thoáng qua: Dấu hiệu đột quỵ nhẹ cần lưu ý
Bệnh về hệ thần kinh

Cơn thiếu máu não thoáng qua: Dấu hiệu đột quỵ nhẹ cần lưu ý

Tắm đêm dễ bị đột quỵ: Sự thật có phải như vậy? Tắm đêm dễ bị đột quỵ: Sự thật có phải như vậy?
Bệnh về hệ thần kinh

Tắm đêm dễ bị đột quỵ: Sự thật có phải như vậy?

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK