Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Bệnh hen suyễn (hen phế quản) có lây không và lây qua đường nào?

“Bệnh hen suyễn (hen phế quản) có lây không và lây qua đường nào?” là vấn đề mà nhiều người quan tâm, bởi bệnh cũng biểu hiện những triệu chứng hô hấp giống các bệnh lý có khả năng lây nhiễm như Covid-19, cúm…
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-09-29
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Bệnh hen suyễn (hen phế quản) có lây không và lây qua đường nào?Nguyên nhân nào gây hen suyễn?

Bệnh hen suyễn (hen phế quản) có lây không và lây qua đường nào?

Hen suyễn (hay hen phế quản) là một bệnh lý viêm mạn tính ở đường thở với tình trạng hạn chế luồng khí đi qua và tăng phản ứng đường thở. Bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn nhưng phổ biến ở trẻ em. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, kém tập trung và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. 

Trước những ảnh hưởng của bệnh, nhiều người tự hỏi liệu bệnh hen suyễn có lây nhiễm không và lây qua đường nào? Hãy cùng Bowtie tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây.

Bệnh hen suyễn (hen phế quản) có lây không và lây qua đường nào?

Bệnh có khả năng lây nhiễm thường là các bệnh do virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra. Tuy nhiên, bệnh hen suyễn không phải do các nguyên nhân này nên trên thực tế không phải là bệnh lây truyền. Bệnh hen suyễn không lây từ người sang người qua bất kỳ con đường nào như hô hấp, dịch tiết (máu hoặc nước bọt), quan hệ tình dục.

Theo đó, hen suyễn là một bệnh lý mạn tính không lây nhiễm, xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố như yếu tố di truyền, sinh lý, môi trường. Hen suyễn bắt nguồn từ tình trạng viêm ở lớp niêm mạc của đường dẫn khí vào phổi, làm tăng phản ứng của chúng với nhiều tác nhân kích thích. Khi gặp các tác nhân này, đường thở có thể trở nên sưng, phù nề và tiết nhiều chất nhầy. Đồng thời, các cơ xung quanh cũng co thắt khiến đường thở bị thu hẹp, tắc nghẽn hơn bình thường. Điều này dẫn đến các triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn.

Bệnh gây ra những đợt triệu chứng gồm ho, khó thở, thở khò khè, nặng ngực, thở nông… Mỗi người sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau, có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, đôi khi gây đe dọa đến tính mạng. 

Nguyên nhân nào gây hen suyễn?

Bệnh hen suyễn (hen phế quản) có lây không và nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây hen suyễn chưa được xác định chính xác nhưng việc tiếp xúc với các yếu tố kích thích có thể gây khởi phát cơn hen suyễn.

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn vẫn chưa được biết chính xác nhưng các nghiên cứu cho thấy có sự kết hợp giữa yếu tố môi trường và di truyền. Một số yếu tố được cho là có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn, bao gồm:

  • Có người thân trong gia đình (như cha mẹ hay anh, chị, em ruột) mắc căn bệnh này
  • Mắc phải một tình trạng dị ứng khác như viêm da dị ứng
  • Thừa cân, béo phì
  • Tiếp xúc với khói thuốc (hút thuốc lá chủ động và bị động)
  • Tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, khí thải
  • Tiếp xúc với những tác nhân độc hại liên quan đến nghề nghiệp, như hóa chất dùng trong nông nghiệp, làm tóc, sản xuất…

Việc tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng, dị ứng (dị nguyên) có thể làm khởi phát cơn hen suyễn. Yếu tố gây khởi phát cơn hen ở mỗi người sẽ khác nhau, thường gặp nhất là:

  • Các chất gây dị ứng trong không khí như phấn hoa, mạt bụi, bào tử nấm mốc, lông động vật…
  • Tác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp như virus cảm lạnh
  • Không khí lạnh
  • Ô nhiễm không khí hoặc những chất gây kích ứng như khói thuốc lá
  • Một số loại thuốc như thuốc chẹn beta, aspirin, thuốc kháng viêm không steroid…
  • Sulfit hay chất bảo quản được thêm vào một số loại thực phẩm, đồ uống
  • Vận động thể chất, căng thẳng tinh thần hoặc một số bệnh lý (như trào ngược dạ dày thực quản) cũng có thể gây ảnh hưởng, thúc đẩy triệu chứng hen suyễn xảy ra. 

Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh hen suyễn vẫn có thể chung sống và quản lý tốt bệnh nếu tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Theo đó, người bệnh cũng như các thành viên trong gia đình cần tìm hiểu thông tin về bệnh lý này, cách điều trị, những tác nhân kích thích triệu chứng và cách quản lý bệnh hiệu quả tại nhà.

Việc xác định được tác nhân gây kích ứng, làm khởi phát cơn hen cũng rất quan trọng vì tránh tiếp xúc với những tác nhân này sẽ giúp giảm bớt các đợt bùng phát bệnh. Nếu nhận thấy tình trạng bệnh trở nên tệ hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được can thiệp, điều trị kịp thời.

Và điều mọi người cần nhớ là bệnh hen suyễn không lây nhiễm qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp. Việc nâng cao nhận thức cộng đồng về căn bệnh này sẽ làm giảm bớt những lầm tưởng và kỳ thị không đúng cho người bệnh.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Nguyên nhân bị cúm A: Ai có nhiều nguy cơ, làm sao phòng ngừa? Nguyên nhân bị cúm A: Ai có nhiều nguy cơ, làm sao phòng ngừa?
Các bệnh lý khác

Nguyên nhân bị cúm A: Ai có nhiều nguy cơ, làm sao phòng ngừa?

7 cách phòng tránh bệnh giang mai nên áp dụng ngay hôm nay 7 cách phòng tránh bệnh giang mai nên áp dụng ngay hôm nay
Các bệnh lý khác

7 cách phòng tránh bệnh giang mai nên áp dụng ngay hôm nay

Cúm A nên uống gì? 7 đồ uống giúp nhanh hồi phục, giảm triệu chứng Cúm A nên uống gì? 7 đồ uống giúp nhanh hồi phục, giảm triệu chứng
Các bệnh lý khác

Cúm A nên uống gì? 7 đồ uống giúp nhanh hồi phục, giảm triệu chứng

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK